Báo Trung Quốc: Nếu được triển khai ồ ạt, F-16 Thổ Nhĩ Kỳ có thể bẻ gãy phòng không Syria

QS |

Trang mạng Sohu của Trung Quốc mới đây đăng tải một bài viết đề cập tới khả năng Thổ Nhĩ Kỳ triển khai máy bay quân sự trên bầu trời Syria.

Tác giả bài viết này lưu ý với các độc giả rằng, hiện ở Syria có một số hệ thống phòng không hiện đại, bao gồm hệ thống S-400, Pantsir tại căn cứ Hmeymim, cũng như các tổ hợp S-400 đã được Nga chuyển giao cho Damascus trước đó nhằm nâng cao năng lực phòng không cho lực lượng của Tổng thống Assad.

Song, cũng theo tác giả thì Không quân Thổ Nhĩ Kỳ vẫn có thể "bẽ gãy được mạng lưới phòng không của Syria". Hiện Không quân Thổ Nhĩ Kỳ có hơn 250 tiêm kích F-16 trong biên chế, với nhiều biến thể khác nhau, trong đó có phiên bản F-16D Block 50+.

"F-16 khá dồi dào kinh nghiệm chiến đấu với các loại máy bay do Liên Xô/Nga sản xuất" - Tác giả bài báo cho hay, đồng thời nhắc lại rằng, vào mùa xuân năm 1999, các máy bay chiến đấu của Không quân Hà Lan và Không quân Mỹ đã bắn hạ 2 tiêm kích MiG-29 trên bầu trời Nam Tư. Trong khi đó, F-16 "chưa từng bị bắn hạ bởi máy bay do Liên Xô/Nga sản xuất".

Tuy nhiên, Ấn Độ có lẽ sẽ sẵn sàng tranh cãi trước nhận định này, bởi trong cuộc không chiến trên bầu trời Kashmir hồi năm ngoái, New Delhi tuyên bố tiêm kích MiG-21 của Không quân Ấn Độ, với tên lửa R-73, đã bắn hạ một chiếc F-16 của Pakistan.

Báo Trung Quốc: Nếu được triển khai ồ ạt, F-16 Thổ Nhĩ Kỳ có thể bẻ gãy phòng không Syria - Ảnh 1.

Tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: yandex.ru

Tác giả bài viết trên Sohu cho rằng, nếu Thổ Nhĩ Kỳ quyết định triển khai lực lượng không quân với quy mô lớn (cụ thể là F-16) thì các hệ thống phòng không của Syria sẽ không đủ khả năng chống đỡ.

"Trong lịch sử, F-16 đã bắn hạ hơn 60 máy bay chiến đấu do Liên Xô sản xuất, trong đó có máy bay tiêm kích, cường kích và máy bay ném bom" - Tác giả bài báo cho hay.

Vấn đề mà bài báo đưa ra đã thu hút khá nhiều bình luận của cư dân mạng Trung Quốc, phần lớn bày tỏ nhiều hoài nghi trước nhận định của tác giả:

- "Chà, nếu vậy cứ để họ thử xem sao đã".

- "Nga có Su-35 ở đó, họ đang nói về các hệ thống phòng không nhưng chúng ta không nên bỏ quên lực lượng không quân".

- "Và nếu hóa ra Nga có cả Su-57 ở đó thì sao?"

- "Tốt hơn hết là giải thích tại sao người Thổ lại chiến đấu trên lãnh thổ của Syria".

Theo trang mạng Topwar.ru của Nga, nhận định của tác giả về việc Thổ Nhĩ Kỳ "xuyên thủng được các hệ thống phòng không của Syria" không hoàn toàn rõ ràng.

Nếu xét về quy mô và vị trí của tỉnh Idlib thì Thổ Nhĩ Kỳ không cần thiết phải tiến vào không phận Syria để thực hiện các cuộc không kích. Ở điểm này, có thể lấy ví dụ từ Không quân Israel, họ đã tiến hành các cuộc không kích từ bên ngoài không phận Syria.

Do đó, vấn đề cần giải quyết ở đây không phải là "bẽ gãy hệ thống phòng không", mà là chính sách nào sẽ được Ankara tiến hành.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại