"Hệ thống mô-đun chiến đấu hàng không tích hợp" Nga áp dụng trên máy có nhiều điểm giống với hệ thống có chức năng tương tự trang bị trên các dòng máy bay thế hệ thứ 5 của Mỹ như F-22 và F-35. b ay PAK FA
Hệ thống mới có chức năng như một phi công ảo tổng hợp các thông tin về tình hình máy bay, tình huống chiến đấu bên ngoài và hiển thị nó trước mặt phi công. Điều này không chỉ đơn giản hóa các thao tác của phi công, mà còn giúp họ đưa ra các quyết định chính xác trong thời khắc sinh tử.
Theo thông tin từ Tập đoàn chế tạo hàng không hợp nhất Liên bang Nga, hệ thống điện tử trên khoang mới của PAK FA có tên IMA BC hay theo cách gọi của chuyên gia quân sự Nga là ePilot. Hệ thống này có thể tự động phát hiện, theo dõi các mối nguy cơ đe dọa và đề xuất phương án tối ưu để tiêu diệt đối phương.
"Hệ thống mới kiểm soát hầu hết hệ thống trang bị trên khoang của máy bay từ ra-đa, dẫn đường, kênh liên lạc... Trong khi đó, ở hệ thống cũ, mỗi một thành phần trên cần một hệ thống điều khiển riêng biệt", chuyên gia tham gia phát triển IMA BC cho biết.
Một điểm mới nữa là hệ thống IMA BC sử dụng vi xử lý đa lõi và trình điều khiển do Nga tự phát triển. Việc truyền dẫn trong hệ thống sử dụng đường truyền cáp quang với tốc độ tới 8 Gbit/giây, trong khi đó tốc độ trên cáp đồng cũ chỉ đạt 100 Mbit/giây. Kết cấu mô-đun mở giúp IMA BC dễ dàng nâng cấp trong tương lai.
Máy bay FAK FA. Ảnh minh họa.
"Công nghệ đa lõi cho phép khả năng nâng cấp không giới hạn nhờ việc bổ sung thêm các thành phần mới dạng mô-đun và có tính kinh tế rất cao", tổng công trình sư hãng Sukhoi, Dmitry Gribov đánh giá về IMA BC.
Về khái niệm, IMA BC có nhiều nét tương đường với hệ thống điều khiển trên khoang Mỹ sử dụng cho máy bay F-22 Nga và Mỹ có cùng cách tiếp cận công nghệ", tạp chí Mỹ National Interest nhận định.
và F-35. "Đây có thể là yếu tố được mong đợi ở máy bay thế hệ thứ 5. Không ngạc nhiên khiVới sự hoàn thiện của IMA BC, trong tương lai, hệ thống điều khiển tương tự có thể được trang bị trên các dòng máy bay chiến đấu thế hệ 4, 4+ như Su-30SM, Su-35. Điều này chính là sự khác biệt trong khái niệm phát triển hàng không quân sự giữa Nga và Mỹ.
Trong khi phía Nga thường phát triển hệ thống hàng không chung nhất, có tính kế thừa và hoán cải nó phù hợp với nhiều dòng máy bay chiến đấu, thì Mỹ lại theo hướng hợp nhất trang bị của từng loại máy bay riêng rẽ.
Ở Nga, có thể thấy rõ xu hướng này khi hệ thống điều khiển trên khoang Baget từng được thử nghiệm trên các nguyên mẫu PAK FA đã được trang bị trên máy bay Su-35. Hướng phát triển này giúp, Nga có thể sử dụng các thành phần của máy bay thế hệ thứ 5 nâng cấp các máy bay thế hệ cũ trong tương lai.
Điều này cũng thể hiện rõ một điểm, Nga đang dẫn thu hẹp khoảng cách về công nghệ điện tử hàng không quân sự với Mỹ và phương Tây. Công nghệ điện tử hàng không vốn là thế yếu của Liên Xô trước đây và hiện tại là hàng không quân sự Nga so với Mỹ và phương Tây,
Ngoài ra, triển khai máy bay thế hệ thứ 5 đồng thời giữ lại các máy bay thế hệ trước và nâng cấp chúng là hướng đi kinh tế nhất. Không chỉ có Nga, Mỹ cũng đang theo đuổi hướng đi tương tự.
Thay vì thay thế hoàn toàn các đơn vị máy bay cũ bằng máy bay thế hệ thứ 5, Không quân Mỹ duy trì lực lượng không quân hỗn hợp giữa các đơn vị F-35, F-22 với F-15, F-16 nâng cấp. Xu hướng này ở Nga sẽ là sự kết hợp giữa các đơn vị Su-25 nâng cấp, Mig-35, Su-30, Su-35 và một số đơn vị PAK FA.