Báo Mỹ lý giải vì sao Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO

Mạnh Kiên |

Phần Lan và Thụy Điển tuy có quân đội tiên tiến và được trang bị tốt, nhưng lại không phù hợp để gia nhập NATO vào thời điểm hiện tại.

Thành viên mới gia nhập NATO

Một trong những diễn biến đáng chú ý gần đây là việc Phần Lan và Thụy Điển đã thể hiện ý định gia nhập NATO sau nhiều năm.

Mặc dù cả hai nước đều là những đối tác mạnh mẽ và có năng lực của NATO, với những đóng góp vào các sứ mệnh của liên minh ở Balkan, Kosovo, Afghanistan và Iraq, nhưng Helsinki và Stockholm vẫn duy trì chính sách quân sự không liên kết trong các vấn đề đối ngoại.

Đa số dư luận ở cả hai nước đều ủng hộ sự thay đổi mang tính bước ngoặt mới. Về phần mình, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg lưu ý rằng ông mong muốn "tất cả các đồng minh sẽ chào đón" Phần Lan và Thụy Điển.

Tuy nhiên, bất chấp sự thay đổi thái độ của Phần Lan và Thụy Điển trong vấn đề tư cách thành viên NATO, các nhà hoạch định chính sách Mỹ được kêu gọi nên phản đối việc mở rộng trách nhiệm an ninh vốn có thể gây ra căng thẳng mới ở châu Âu, tờ National Interest nhận định.

Charles Kupchan, một thành viên cấp cao tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, đã kêu gọi "tránh mở rộng thêm các cam kết quốc phòng" vào "vành đai" của Nga và Trung Quốc.

Ông cho rằng, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden nên duy trì chính sách mở cửa của NATO về mặt nguyên tắc hơn là chỉ vì có những thực tế địa chính trị mới. Việc ngăn chặn một "Chiến tranh Lạnh mới" với Moscow sẽ đòi hỏi phải tránh sai lầm khi xem xét tư cách thành viên NATO cho Phần Lan và Thụy Điển.

Hai quốc gia Bắc Âu có quân đội tiên tiến và được trang bị tốt, duy trì khả năng tương tác cao với các hệ thống và cấu trúc chỉ huy của NATO.

Ngoài ra, cả hai quốc gia đều có chỉ số minh bạch tốt và không có xung đột hoặc tranh chấp lãnh thổ. 

Tuy nhiên, trong khi Phần Lan và Thụy Điển có thể sẽ trở thành thành viên tốt cho NATO, việc đưa họ vào liên minh sẽ làm trầm trọng thêm những rủi ro thay vì bù đắp tiềm năng cải thiện an ninh ở khu vực Biển Baltic.

Cụ thể hơn, sự ổn định chiến lược sẽ không thể đảm bảo bằng cách loại bỏ vùng đệm trung lập cuối cùng giữa phương Tây và Nga. Một số nhà bình luận cho rằng việc mở rộng NATO bao gồm Phần Lan và Thụy Điển sẽ củng cố sườn phía đông của liên minh và tăng cường khả năng răn đe ở khu vực Biển Baltic.

Thế trận phòng thủ của Nga khi đó sẽ phải tính đến kịch bản một nước láng giềng liên kết với phương Tây để đưa ra các đảm bảo an ninh mới.

Điều này cũng đã được Nga khẳng định mới đây, khi nói rằng sẽ không lặng lẽ chấp nhận việc sửa đổi hiện trạng ở khu vực Biển Baltic.

Báo Mỹ lý giải vì sao Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO là điều không nên! - Ảnh 1.

Mỹ phải phản đối NATO kết nạp thành viên mới?

Rõ ràng, việc tuyên bố bố trí vũ khí hạt nhân ở khu vực Biển Baltic để có phản ứng thích đáng sẽ không làm thay đổi cán cân chiến lược có lợi cho Nga.

Tuy nhiên, vấn đề không phải là liệu Nga có cố gắng đạt được ưu thế về hạt nhân hay không mà là liệu nước này có nâng cao vai trò của vũ khí hạt nhân trong học thuyết chiến lược của mình hay không để bù đắp cho sự thua kém về sức mạnh thông thường với NATO.

Ví dụ, sau khi Liên Xô sụp đổ, học thuyết hạt nhân của Nga cho phép sử dụng hạt nhân lần đầu tiên sẽ bao gồm các cuộc xung đột cục bộ và khu vực.

Sau khi hoàn tất các hoạt động quân sự, sẽ không có gì ngạc nhiên khi thấy Nga ra dấu hiệu quyết liệt hơn như một phản ứng trước việc NATO mở rộng hơn nữa ở biên giới phía tây bắc.

Một mối quan tâm khác là liệu các đồng minh NATO có thể giúp cho biên giới Phần Lan-Nga dài hơn 1000km trở nên dễ phòng thủ hơn hay không. Trong khi chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã triển khai thêm hàng nghìn binh sĩ luân phiên tới Đông Âu, với ưu tiên coi Trung Quốc là "mối đe dọa", việc gia tăng lực lượng thường trực trong khu vực sẽ không diễn ra.

Cũng không chắc rằng các thành viên NATO khác sẽ có đủ nguồn lực dự phòng để tạo nên sự khác biệt, đặc biệt là ở Phần Lan, quốc gia không có rào cản tự nhiên ở biên giới đất liền với Nga và trong trường hợp khẩn cấp, sẽ cần nhanh chóng được củng cố sức mạnh bằng cách sử dụng các tuyến đường vận chuyển hàng hải dễ bị tổn thương ở Biển Baltic.

Một lần nữa, mặc dù không có khả năng Nga tiến hành một cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào Phần Lan, nhưng việc NATO mở rộng các đảm bảo an ninh mà nước này không có đủ năng lực thực hiện là điều không cẩn thận.

Tệ hơn nữa, việc mở rộng thêm Phần Lan và Thụy Điển sẽ củng cố một thế trận "Tân Chiến tranh Lạnh" ở châu Âu, làm gia tăng sự cạnh tranh giữa các cường quốc trong khi tạo gánh nặng cho Mỹ với nhiều trách nhiệm an ninh hơn trong một khu vực có tầm quan trọng thứ yếu.

Lần này, chính quyền của Tổng thống Joe Biden nên tuyên bố công khai rằng họ sẽ phản đối tư cách thành viên NATO của Phần Lan và Thụy Điển, tờ National Interest kết luận.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại