Báo Israel: Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ thề chiếm Tel Aviv "trong 48 giờ", đánh hay đàm?

Hoài Giang |

Nhà phân tích Seth J.Frantzman cho rằng các thông điệp về "hòa giải" mà Thô Nhĩ Kỳ muốn gửi tới Israel là "lời nói trống rỗng".

Hình minh họa.

Hình minh họa.

Hôm 16/12, tờ Jerusalem Post đăng tải bài viết của nhà phân tích Seth J.Frantzman nhan đề "Turkish media vows to take over Tel Aviv, calls opposition ‘terrorists’" (tạm dịch: Truyền thông Thổ thề sẽ tiến chiếm Tel Aviv, gọi phe đối lập là 'những kẻ khủng bố').

Nhằm đem lại cho độc giả cái nhìn đa chiều, đặc biệt là liên quan tới quan hệ căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.

"Quân Thổ có thể tiến vào Tel Aviv trong vòng 48 giờ"

Trong vài tuần gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách sử dụng các kết nối truyền thông ở nước ngoài để thúc đẩy cái mà họ gọi là "mong muốn hòa giải" với Israel.

Nhưng ngược lại, các kênh truyền thông của chính họ lại liên tiếp đưa ra các thông điệp chống Israel một cách cực đoan.

Một nhà bình luận của tạp chí trực tuyến T24 của Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ có thể "tiến vào Tel Aviv trong 48 giờ".

Báo Israel: Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ thề chiếm Tel Aviv trong 48 giờ, đánh hay đàm? - Ảnh 1.

Hình minh họa.

Ông này còn nhấn mạnh "chúng tôi không giống như người Arab", đây là thông điệp ám chỉ về sự bất lực của các đội quân Arab trong việc khuất phục Israel vào năm 1948 và 1967.

Tuy nhiên những bình luận này không có gì bất thường ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Thù hận, thề tiêu diệt Israel, chiếm đóng Jerusalem hay "giải phóng Al-Aqsa (một nhà nguyện Hồi giáo ở Jerusalem)" và truyền bá những bình luận theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chống Zionist (chủ nghĩa phục quốc Do Thái)... đã ngày càng trở nên bình thường ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Báo Israel: Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ thề chiếm Tel Aviv trong 48 giờ, đánh hay đàm? - Ảnh 2.

Hình minh họa.

"Đội quân Hồi giáo" của Thổ Nhĩ Kỳ?

Vào tháng 3/2018, một tờ nhật báo của Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho rằng nước này nên thành lập một đội quân Hồi giáo để tiêu diệt Israel.

Vào năm 2019, Viện Nghiên cứu Truyền thông Trung Đông (MEMRI) cho biết một cựu tướng Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) Adnan Tanriverdi đã nêu ý tưởng về sự cần thiết phải giải phóng Jerusalem khỏi Israel.

"Thế giới Hồi giáo nên chuẩn bị một đội quân chiến đấu cho Palestine từ bên ngoài Palestine. Israel nên biết rằng nếu họ ném bom (Palestine) thì một quả bom khác cũng sẽ rơi xuống Tel Aviv".

Báo Israel: Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ thề chiếm Tel Aviv trong 48 giờ, đánh hay đàm? - Ảnh 3.

Cờ Thổ Nhĩ Kỳ xuất hiện trong một cuộc biểu tình của người Palestine.

Có vẻ như những quan điểm này đã trở thành xu hướng chủ đạo trong chính giới Thổ Nhĩ Kỳ. Israel được coi là "kẻ thù chính" của Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhưng ở nước ngoài, Thổ Nhĩ Kỳ làm việc với một số nhà vận động hành lang ở Washington để cố gắng khiến truyền thông giới thiệu nước mình với hình ảnh có lợi hơn và thậm chí cố gắng gây ảnh hưởng đến một số kênh truyền thông Israel bằng những câu chuyện về "hòa giải"

Tuy nhiên, đặc phái viên mới của Thổ Nhĩ Kỳ tại Israel đã nói rằng Zionist là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và cáo buộc Israel đã khiến hàng triệu người phải di dời và thực hiện "nhiều vụ thảm sát".

Văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng đưa ra lời thề rằng họ sẽ "giải phóng Al-Aqsa" và tuyên bố rằng "Jerusalem là của chúng tôi".

Báo Israel: Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ thề chiếm Tel Aviv trong 48 giờ, đánh hay đàm? - Ảnh 5.

Một nhóm nữ binh sĩ Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tại Nhà nguyện Hồi giáo Al-Aqsa ở Jerusalem vào năm 2017.

Israel không hi vọng "hòa giải"?

Những lời lẽ thù địch ngày càng gia tăng trên truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đối với các nhóm thiểu số, những người không theo đạo Hồi và các quốc gia trong khu vực như Israel, Hy Lạp, Ai Cập, UAE... và cụm từ "khủng bố" được sử dụng như một lời buộc tội.

Những bình luận ngày càng cực đoan trên truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ và đội quân "bàn phím" của Ankara nhắm vào bất kỳ nhà phê bình nào trên mạng cho thấy rằng câu chuyện về sự "hòa giải" của Thổ Nhĩ Kỳ với Israel phần lớn là "lời nói trống rỗng".

Việc nhiều nhà bình luận ủng hộ một đội quân "Hồi giáo" tiếp quản Israel và việc Ankara thường xuyên hỗ trợ nhóm vũ trang Hamas, cho thấy nhà cầm quyền Thổ đã chấp nhận thế giới quan tương tự như cách Iran coi Israel là "kẻ tử thù" và mong muốn "giải phóng "Jerusalem.

Điều này trái ngược với cách các quốc gia trong khu vực đang thực hiện các thỏa thuận hòa bình mới với Israel và đã giảm bớt những luận điệu cực đoan này.

Báo Israel: Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ thề chiếm Tel Aviv trong 48 giờ, đánh hay đàm? - Ảnh 7.

Người biểu tình chống Israel ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ (Ảnh: AFP).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại