Báo Đức: TT Biden đối mặt tình thế "tiến thoái lưỡng nan" với Nord Stream 2

Thanh Bình |

Tờ Süddeutsche Zeitung của Đức viết, chính quyền hiện tại của Mỹ muốn quay lại hợp tác chặt chẽ với Đức, nhưng trở ngại trong quan hệ giữa Washington và Berlin là dự án khí đốt Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2).

Được biết, Thủ tướng Đức Angela Merkel trước đây đã nêu vấn đề về Nord Stream 2 trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden nhân dịp ông nhậm chức. Chính quyền mới của Mỹ đang rất quan tâm đến Nord Stream 2 và sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán để giải quyết vấn đề hiện tại giữa Đức và Mỹ. 

Tuy nhiên, các chuyên gia Mỹ cho rằng, hướng đi chung của chính sách năng lượng của Mỹ sẽ không thay đổi.

Báo Đức: TT Biden đối mặt tình thế tiến thoái lưỡng nan với Nord Stream 2 - Ảnh 1.

Nord Stream 2 đã hoàn thành hơn 90% nhưng vẫn còn một đoạn đường ống phức tạp cần lắp đặt bên dưới biển Baltic thuộc Đan Mạch. (Ảnh: Reuters)

Tổng thống Biden không gây áp lực lên Đức, nhưng theo thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki, quan điểm của tân Tổng thống Mỹ sẽ không khác nhiều so với quan điểm của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Theo chuyên gia của tờ báo Đức, “trao đổi niềm vui” với bà Merkel là “gây nguy hiểm cho sự đồng thuận” giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa về dự án đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Đức. Ấn phẩm nhắc lại một bức thư do hai thượng nghị sĩ gửi cho Tổng thống Mỹ, trong đó họ kêu gọi không từ bỏ chính sách cứng rắn của chính quyền Trump về vấn đề Nord Stream 2. Ngoài ra, vẫn chưa rõ sự nhượng bộ của Tổng thống Mỹ có thể là gì, với lập trường kiên quyết của Berlin về số phận của đường ống này.

“Điều này mô tả tình thế “tiến thoái lưỡng nan” mà ông Biden phải đối mặt”, chuyên gia nhấn mạnh. Dự án từ lâu đã trở thành chủ đề gây tranh cãi giữa Đức và Mỹ. Tổng thống Biden và Ngoại trưởng Antony Blinken đã nói rõ rằng, họ quan tâm đến việc cải thiện quan hệ với các đồng minh, và trên hết là với Berlin. Tuy nhiên, đối với Nord Stream 2 cho thấy việc “chuyển hướng” sẽ rất khó khăn.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Đức trong mọi trường hợp nên sử dụng cơ hội hợp tác với Mỹ xuất hiện sau thời ông Trump, nhưng thành công sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc liệu Đức có thể tạo ra một “bộ mặt mới” đối với ông Biden hay không.

Trước đó, hôm 19/2, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chính thức công bố về các lệnh trừng phạt dự án Nord Stream 2 trong một báo cáo gửi tới Quốc hội Mỹ. Báo cáo không đề xuất các biện pháp trừng phạt mới đối với đường ống dẫn khí Nord Stream 2 mà chỉ tập trung vào các biện pháp trừng phạt cũ.

Theo đó, báo cáo cho Quốc hội của Bộ Ngoại giao Mỹ đề cập đến con tàu lắp đặt đường ống của Nga là Fortuna và chủ sở hữu con tàu là KVT-RUS phải chịu các biện pháp hạn chế. Không có thêm bất cứ cái tên nào của công ty Đức và các công ty châu Âu khác được nhắc tới trong báo cáo, đồng nghĩa với việc ông Biden thống nhất các quan điểm được truyền thông rò rỉ trước đó rằng sẽ không nhắm vào các công ty thuộc đồng minh của Mỹ tại Châu Âu.

Như vậy, lệnh trừng phạt từ phía chính quyền của ông Biden có tính chất nới lỏng so với các biện pháp trừng phạt từ thời cựu Tổng thống Donald Trump, cấm các công ty châu Âu tham gia vào quá trình xây dựng, thi công, bảo hiểm, bảo hành cho dự án.

Trong khi đó, tập đoàn Gazprom của Nga tin tưởng vào việc vận hành dự án trong một khung thời gian hợp lý. Đây vẫn là một trong những dự án đầu tư ưu tiên của tập đoàn trong năm 2021.

Nord Stream 2 chạy dọc theo đáy biển Baltic từ Nga đến Đức và sẽ đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu. Dự án này bị các nước Baltic, Ba Lan và Ukraine phản đối, vì sợ mất quá cảnh khí đốt của Nga, cũng như Mỹ đang thúc đẩy bán khí đốt tự nhiên hóa lỏng của mình cho Liên minh châu Âu (EU).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại