Báo Ấn: Pháp và Nga sắp ra đòn, dồn Thổ vào "chân tường" trong xung đột Armenia-Azerbaijan?

DK |

Các nhà phân tích của tờ TFIPost của Ấn Độ cho rằng nếu Ankara vẫn tiếp tục "cứng đầu cứng cổ", thì Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhận được "một bài học" từ cả hai "ông lớn" là Nga và Pháp.

Ít giờ trước, tờ TFIPost* của Ấn Độ đăng tải bài phân tích nhan đề: "Turkey Fry: France comes in support of Armenia. That’s France and Russia together against Turkey" (tạm dịch: Gà tây trên chảo: Pháp đứng về phía Armenia. Thực tế là Pháp và Nga bắt tay nhau chống lại Thổ Nhĩ Kỳ).

Nhằm đem lại cho độc giả cái nhìn đa chiều, đặc biệt là trong bối cảnh cả Nga và Pháp chính thức cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đưa lính đánh thuê Syria tới tham chiến ở Nargono-Karabakh, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.

Thổ Nhĩ Kỳ sắp bị "dồn vào chân tường"?

Sau những tuyên bố có phần ngả về Armenia của Nga, người Pháp cũng đang thể hiện sự ủng hộ của mình đối với Yeveran.

Với việc cả Nga và Pháp đều ủng hộ Armenia, Thổ Nhĩ Kỳ đang bị ít nhất hai đối thủ "dồn vào chân tường".

Hôm 30/9, trong chuyến thăm thủ đô Riga của Latvia, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên án việc Thổ Nhĩ Kỳ công khai ủng hộ Azerbaijan trong các nỗ lực quân sự nhằm vào khu vực Nagorno-Karabakh, coi đó là các hành động "liều lĩnh và nguy hiểm".

Ông Macron nhấn mạnh rằng: "Pháp cực lực quan ngại về những bình luận gay gắt mà Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra trong những giờ qua, về cơ bản loại bỏ mọi ràng buộc đối với Azerbaijan nhằm tái chiếm miền bắc (Nargono-)Karabakh. Đây là điều mà chúng tôi không chấp nhận được".

Tổng thống Pháp cũng lên tiếng ủng hộ Yerevan: "Tôi cam đoan với Armenia và người dân Armenia rằng, Pháp sẽ thể hiện vai trò của mình (trong cuộc xung đột)".

Theo France24, trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Anadolu, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã nhanh chóng đáp trả rằng sự "bày tỏ tình đoàn kết" của Pháp với Armenia tương đương với việc ủng hộ việc Armenia "chiếm đóng" khu vực.

Báo Ấn: Pháp và Nga sắp ra đòn, dồn Thổ vào chân tường trong xung đột Armenia-Azerbaijan? - Ảnh 2.

Hình minh họa (Nguồn: France24).

Tuyên bố của người đứng đầu chính phủ Pháp liên quan tới xung đột ở Nam Caucasus (Kavkaz) cùng lúc với nỗ lực của Paris nhằm vào Ankara ở Libya và đông Địa Trung Hải (bằng cách hỗ trợ Hy Lạp).

Trước đó, khi Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng gây sức ép với đồng minh NATO Hy Lạp bằng tàu khảo sát địa chấn ở Oruc Reis, Paris đã "nghiêm túc ghi nhận" và bắt đầu hoạt động hỗ trợ quân sự bằng cách bán cho Athen không dưới 18 tiêm kích Rafael.

Tình hình leo thang nhanh đến mức Ankara phải rút tàu khảo sát của mình khỏi vùng biển tranh chấp. Có thể thấy với sự can thiệp của Pháp, tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ về việc tạo ra một "vùng ảnh hưởng" trong khu vực đã bị cản trở.

Quay trở lại xung đột ở Nargono-Karabkh, tính từ thời điểm nổ súng vào cuối tuần trước, hàng trăm người đã thiệt mạng (cả hai phía Armenia và Azerbaijan đều đưa ra tuyên bố hàng nghìn lính đối phương đã thiệt mạng tuy nhiên những báo cáo này đều chưa được kiểm chứng).

Hôm thứ Ba, Bộ Quốc phòng Armenia cáo buộc tiêm kích F-16 và máy bay trinh sát E-7T của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn rơi một cường kích Su-25 của Armenia trong hoạt động hỗ trợ lực lượng Azerbaijan.

Mới đây, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan trong một cuộc họp báo cho biết lực lượng phòng không nước này đã bắn rơi 4 máy bay không người lái (UAV) chưa xác định danh tính trên bầu trời Yeveran, thủ đô Armenia.

Theo những thông tin cập nhật nói trên, chúng ta có thể thấy dấu hiệu của một cuộc chiến mang tầm khu vực sắp xảy ra. Tình hình "nóng" đến mức ngay cả Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cũng phải ra mặt kêu gọi hai phía chấm dứt ngay giao tranh.

Tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) ngày 2/10, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cáo buộc hơn 300 lính đánh thuê từ Syria đã bí mật nhập cảnh vào Azerbaijan thông qua thành phố Gaziantep của Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo ông Macron, lực lượng này nhiều khả năng đang tham chiến tại Nagorno-Karabakh.

Thủ đô Armenia bị UAV tập kích trong đêm (Nguồn: Status-6).

Hành động của Pháp là "đòn chí mạng" vào cả Thổ lẫn NATO?

Như ông Macron đã nói, tiền đề để bắt đầu cuộc xung đột này "đã được đặt dưới chân của (Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ) Erdogan" khi Ankara cung cấp cho đồng minh Nam Caucasus một "tấm séc khống" để mua sắm vũ khí.

Với việc Thổ Nhĩ Kỳ hành động như một "đứa trẻ hư", các thành viên khác của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang có quan điểm trái ngược với những gì Ankara muốn họ tin.

Tổng thống Pháp nói rằng ông sẽ nói chuyện với cả Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump để có thể đạt được giải pháp hợp lý và toàn diện cho vấn đề Nagorno-Karabakh.

Cho tới nay, phía Nga đã tỏ ra khá bình tĩnh khi yêu cầu Ankara "stand down" (tạm dịch: thoái lui) và cố gắng giải quyết xung đột ở Nagorno-Karabakh thông qua các biện pháp ngoại giao.

Báo Ấn: Pháp và Nga sắp ra đòn, dồn Thổ vào chân tường trong xung đột Armenia-Azerbaijan? - Ảnh 6.

Hôm 30/9, Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố quan ngại trước "các nhóm vũ trang bất hợp pháp, đặc biệt từ Syria và Libya đang được điều động đến khu vực xảy ra xung đột Nagorno-Karabakh để trực tiếp tham chiến".

Từ lâu người ta đã suy đoán rằng kể từ khi Liên Xô tan rã và khối Hiệp ước Warsaw không còn tồn tại, mục tiêu chính của NATO đã kết thúc và không có lý do gì để giải thích việc tiếp tục duy trì tổ chức này hoạt động.

Việc ông Macron "điều đình" với ông Putin về những hành động cần thực hiện đối với một đồng minh NATO là Thổ Nhĩ Kỳ, chắc chắn là "hồi chuông báo tử" cho tổ chức quân sự này.

Tình hình đang trở nên vô cùng nhạy cảm ở Nam Caucasus với những cuộc giao tranh đang tiếp diễn ra ngay cả khi những dòng này được viết ra.

Có vẻ một lần nữa Ankara lại rơi vào tình thế mà giải pháp duy nhất là thực hiện theo câu châm ngôn "rút lui trước khi thất bại không đồng nghĩa với thất bại", tuy xấu hổ nhưng sẽ giữ được chính mình ở trong tình trạng "tương đối tốt".

Tuy nhiên, nếu việc đưa ra những quyết định tồi tệ chiếm ưu thế ở Ankara, thì Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhận được "một bài học" từ cả hai "ông lớn" là Nga và Pháp.

Theo France24, phát biểu trước quốc hội hôm 1/10 ngay trước tuyên bố kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Nagorno-Karabakh của Mỹ, Nga và Pháp, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nhấn mạnh:

"Vì Mỹ, Nga và Pháp đã bỏ qua vấn đề này trong gần 30 năm, nên việc họ tham gia vào việc tìm kiếm một lệnh ngừng bắn là không thể chấp nhận được".

Trong ngày 2/10, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tiếp tục cuộc khẩu chiến với tuyên bố:

"Một lằn ranh đỏ đã bị vượt qua, đó là điều không thể chấp nhận được. Tôi kêu gọi tất cả các đối tác NATO phải đối mặt với hành vi của một thành viên. Phản ứng của Pháp là yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ giải thích về điểm này".

* TFIPost là một trang phân tích trực thuộc Công ty TNHH truyền thông TFI Media có trụ sở tại Delhi, Ấn Độ.

Một đoạn phim được đăng tải trên mạng xã hội Twitter hôm 1/10 cho thấy các tay súng người Armenia tiến chiếm một cao điểm trong xung đột Nargono-Karabakh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại