Bắn hạ hay là chết? Phi công cảm tử Liên Xô khiến phi công Nhật Bản tại Trung Quốc choáng váng như thế nào?

Bảo Lam |

Vào năm 1937 một đội phi công quân sự của Liên Xô đã được cử tới Trung Quốc. Cần phải cho người Nhật một bài học thích đáng. Kế hoạch bí mật "Z" đã được khởi động như thế...

Liên Xô cử phi công tới TQ, khởi động kế hoạch "Z"

Lực lượng Không quân Trung Quốc đã không thể bảo vệ các đơn vị của mình trước Không quân Nhật Bản trong cuộc chiến tranh nổ ra vào thập niên 30.

Sự tụt hậu về kỹ thuật đã khiến cho các phi công của Trung Quốc phải bỏ mạng trước họng súng của những phi công Nhật Bản, bởi vì các máy bay tiêm kích Mitsubishi А5М bay lượn hơn và nhanh hơn (có thể đạt tới vận tốc 450km/h), chúng là những mục tiêu không thể bị bắt đối với các máy bay của Trung Quốc. Người Nhật đã giành được ưu thế toàn diện trên không.

Theo trang mạng armflot.ru, Liên Xô theo dõi diến biến tình hình với sự lo lắng. Sự thất bại của Trung Quốc chỉ khiến cho Nhật Bản mạnh lên, căng thẳng tại châu Âu trở nên phức tạp hơn bởi các cuộc xung đột gia tăng tại bờ cõi Viễn Đông của mình.

Chính phủ Liên Xô đã quyết định cử những phi công của mình tới Trung Quốc. Cần phải cho người Nhật một bài học thích đáng. Kế hoạch bí mật "Z" đã được khởi động như thế.

Vào năm 1937 một đội phi công quân sự của Không quân Liên Xô đã được cử tới Trung Quốc. Họ ngay lập tức bắt tay vào triển khai các nhiệm vụ chiến đấu trong tháng 11/1937.

Trước những lần cất cánh đầu tiên của các phi công Nga không lâu, người Trung Quốc đã tiếp nhận các máy bay tiêm kích I-16 hoàn toàn có khả năng chiến đấu cao vào thời điểm đó, những tiêm kích I-15 Bis và các máy bay ném bom SB: tổng cộng lên tới một trăm chiếc.

Lực lượng phi công cử tới Trung Quốc được lựa chọn từ những học viên dự bị của Học viện phi công Moscow.

Những vấn đề liên quan tới công tác tổ chức hỗ trợ người Trung Quốc xuất hiện ngay từ khi bắt đầu chiến dịch. Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên là việc đưa các máy bay tới Trung Quốc qua lãnh thổ Kazakhstan.

Từ sân bay dã chiến tại thành phố Alma-Ata, những máy bay tiêm kích và ném bom nhằm hướng dãy Himalaya mà thẳng tiến. Không có bản đồ chính xác, các phi công gần như phải tự mò mẫm lộ trình. Ngay lập tức xuất hiện những vụ tai nạn đầu tiên.

Người ta đã xác định được rằng, cứ 3 chiếc thì có 1 chiếc bị rơi. Đôi khi, các phi công không thể thoát ra khỏi những dãy núi băng giá, thậm chí kể cả nếu bung dù thoát hiểm thành công. Họ đơn giản là bị chết cóng.

Bắn hạ hay là chết? Phi công cảm tử Liên Xô khiến phi công Nhật Bản tại Trung Quốc choáng váng như thế nào? - Ảnh 1.

Tiêm kích của Nhật Bản

Những phi công cảm tử Liên Xô

Những trận đánh đầu tiên với người Nhật rất thành công đối với các phi công Liên Xô. Ngày 21/11/1927, 7 chiếc I-16 đã tiêu diệt 2 chiếc A5M và 1 chiếc máy bay ném bom của Nhật Bản. Không có phi công Nga nào hi sinh.

Nhưng sau đó 3 ngày, người Nhật đã bắn hạ được 3 phi công điều khiển I-16 do khéo léo hơn trong chiến thuật không chiến hơn.

Khoa học đã mang lại lợi thế. Những sai lầm đã được sửa chữa ngay khi có thể, kinh nghiệm đã được tích luỹ. Ngay sau khi nắm bắt được hàng loạt những miếng chiến thuật, các phi công Liên Xô đã chứng tỏ cho người Nhật thấy rằng, họ không hề kém cạnh trong khả năng bay lượn và tốc độ. Ngay trong ngày 01/12/1937, đã có 4 chiếc tiêm kích của Nhật bị tiêu diệt.

Cuộc không kích của các máy bay ném bom Liên Xô nhằm vào căn cứ không quân của Nhật Bản ở Thượng Hải đã mang lại thành công lớn.

Còn vào ngày 23/02/1938, 28 chiếc SB đã ném bom căn cứ không quân của Nhật Bản ở Đài Loan, khi trút xuống gần 2000 quả bom. Có tới 40 chiếc máy bay tiêm kích do Ý sản xuất vừa mới được bàn giao cho người Nhật đã tan tành dưới mưa bom.

Bắn hạ hay là chết? Phi công cảm tử Liên Xô khiến phi công Nhật Bản tại Trung Quốc choáng váng như thế nào? - Ảnh 2.

Nhiều tình huống xảy ra trong các trận không chiến. Sau khi bắn hết đạn, các phi công Liên Xô sử dụng phương sách cuối cùng để hạ gục đối phương – đó là lái máy bay lao thẳng vào địch.

Cú lao thẳng vào địch đầu tiên được phi công Liên Xô Shuster thực hiện vào ngày 29/4/1938. Phi công này đã lái chiếc máy bay của mình lao thẳng vào tiêm kích của Nhật, hi sinh và cũng tiêu diệt được đối phương.

Ngày 31/5/1983, thượng uý Anton Gubenko trên chiếc I-16 của mình đã tham gia vào nhóm đánh chặn 18 máy bay ném bom và 36 máy bay tiêm kích của Nhật Bản. Trên bầu trời thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) đã diễn ra trận đánh.

Gubenko đã bắn hết đạn, khi nhìn thấy chiếc A5M2 còn lại, phi công này quyết định ép chiếc tiêm kích hạ cánh ở sân bay dã chiến của mình. Nhưng phi công Nhật không muốn đầu hàng và cố gắng bỏ chạy. Khi đó phi công Gubenko quyết định lao thẳng vào máy bay địch.

Lúc tiến sát đến chiếc tiêm kích của Nhật Bản, anh dùng cánh quạt đánh vào cánh bên trái. Chiếc máy bay của Nhật mất lái và rơi xuống đất. Gubenko được chính quyền Trung Quốc tặng thưởng Huân chương Sao vàng Trung Quốc.

Các phi công cảm tử của Liên Xô đã khiến tướng hải quân Nhật Bản Takidjido Onisi để ý. Ông là một trong những người lên kế hoạch cho cuộc không kích Trân Châu Cảng. Vào năm 1944 Onisi đã phát biểu với sáng kiến tổ chức các đội cảm tử của Không quân Nhật Bản.

Ông đã chỉ ra rằng, khi huấn luyện các đội phi công cảm tử, ông thường nhắc tới kinh nghiệm các trận không chiến trong giai đoạn chiến tranh Trung Quốc.

Phó đô đốc Onisi đã thay đô đốc Kimpey Teraoku vào ngày 13/10/1944 trong bộ tư lệnh Không đội số 1. Đến ngày 20/10/1944, ông đã hoàn thành việc thành lập đội phi công cảm tử đầu tiên bao gồm 26 phi công.

Những học trò của ông đã tấn công hạm đội của Mỹ vào ngày 25/10/1944. Kết quả của cuộc không kích ồ ạt đã làm 6 chiếc tàu sân bay của Mỹ hư hỏng. Người Nhật mất 17 phi công.

Sự thất bại của quân đội và hải quân Nhật Bản trong chiến dịch Philippines chỉ thúc đẩy thêm Onisi hành động. Ông bắt đầu thành lập các đội cảm tử mới trên đảo Formosa. Khẩu hiệu của ông Onisi là một lời khẳng định:

"Hy sinh mạng sống của 20 triệu người Nhật trong các cuộc tấn công đặc biệt, chúng ta sẽ giành được thắng lợi chắc chắn".

Sau chiến tranh, trong cuốn sách được xuất bản của mình, nhà sử học người Nhật Hasuko Naito cho biết: Các cuộc tấn công của những phi công cảm tử giai đoạn 1944-1945 đã khiến 2525 phi công hải quân và 1388 phi công lục quân hi sinh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại