Mục đích của quân đội Liên Xô trước đây khi phát triển lớp tàu Kirov là để đối phó với các tàu sân bay của Mỹ. Ảnh: Military-Today.
Kích thước của những chiếc tàu này lớn hơn các tàu tuần dương khác, chỉ kém tàu sân bay và được vũ trang rất mạnh, đặc biệt là các tên lửa chống hạm. Ảnh: Military-Today.
Tàu có kích thước rất lớn với chiều dài 252 m, rộng 28,5 m, cao 9,1 m. Ảnh: Military-Today.
Số thủy thủ biên chế lên tới 710 người. Ảnh: Military-Today.
Tuần dương hạm này có lượng giãn nước toàn tải lên tới 28.000 tấn. Ảnh: Military-Today.
Tàu được trang bị động cơ hạt nhân và có tốc độ tối đa 35 hải lý/giờ. Ảnh: Military-Today.
Theo kế hoạch, có 5 chiếc tàu tuần dương lớp Kirov được đóng nhưng việc Liên Xô tan rã khiến kế hoạch có sự thay đổi và chỉ có 4 chiếc được hạ thủy. Ảnh: Military-Today.
Trong số 4 tàu của dự án này trong hải quân chỉ còn một tàu đang hoạt động là Peter Đại đế - soái hạm của Hạm đội phương Bắc. Ảnh: TASS.
Hai tàu cùng lớp còn lại là Đô đốc Lazarev và tàu Đô đốc Ushakov đang được tái trang bị và theo kế hoạch sẽ được đưa trở lại phục vụ vào năm 2020. Chiếc Đô đốc Nakhimov thì đã ngừng hoạt động và hiện vẫn trong quá trình đại tu. Ảnh: Sputnik.
Vũ khí chống hạm được trang bị cho tuần dương hạm lớp Kirov là 20 tên lửa P-700 Granit với tầm bắn 625 km và tốc độ mach 4. Ảnh: Military-Today.
Để chống ngầm, Kirov được trang bị hệ thống rocket chống ngầm Udav-1 trang bị 102 rocket tầm bắn 3 km, hai ống phóng ngư lôi 533 mm có khả năng phóng tên lửa chống ngầm Vodopad-NK, với tầm bắn tới 120 km và pháo phản lực RBU 6000, RBU-1000 Smerch-3. Ảnh: Military-Today.
Tuần dương hạm Kirov còn được trang bị một khẩu pháo hai nòng 130 mm AK-130 có tầm bắn 22 km, tốc độ bắn tối đa tới 35 phát/phút, hai pháo AK-100 và các pháo hạm AK-630. Ảnh: Military-Today./.