Tiêm kích MiG-31 được thiết kế vào những năm 1970, đến tháng 5/1981 được biên chế chính thức trong quân đội Liên Xô.
Người ta nhận định rằng, tới nay chưa có tiêm kích nào sánh được với MiG-31 về khả năng đánh chặn, do đó Bộ Quốc phòng Nga quyết định kéo dài niên hạn của tiêm kích này ít nhất đến năm 2030.
Việc hiện đại hóa tiêm kích MiG-31 do nhà máy Sokol (Đại bàng) đảm nhận. (Ảnh: Yaroslav Gunin)
Nhà máy này nằm tại thành phố Nizhny Novgorod và là một trong những cơ sở bí mật nhất nước Nga. (Ảnh: Yaroslav Gunin)
Chi tiết của quá trình hiện đại hóa này không được công bố. (Ảnh: Yaroslav Gunin)
Công nhân tại đây sẽ tháo dỡ các bộ phận và linh kiện cũ từ thân tiêm kích MiG-31, sau đó thay thế chúng bằng những bộ phận và linh kiện hiện đại hơn. (Ảnh: Yaroslav Gunin)
Công việc hiện đại hóa tiêm kích MiG-31 được các công nhân và kỹ sư tại nhà máy nhận định là căng thẳng và phức tạp. (Ảnh: Yaroslav Gunin)
MiG-31 được phát triển dựa trên nguyên mẫu tiêm kích MiG-25, khả năng đánh chặn của tiêm kích này đến nay chưa có đối thủ. (Ảnh: Yaroslav Gunin)
Năm 1975, tiêm kích MiG-31 được thử nghiệm lần đầu. (Ảnh: Yaroslav Gunin)
Đến năm 1981, tiêm kích MiG-31 được biên chế trong quân đội Liên Xô. (Ảnh: Yaroslav Gunin)
Ngoài MiG-31, nhà máy Sokol còn hiện đại hóa tiêm kích MiG-29. (Ảnh: Yaroslav Gunin)
Kỹ sư thực hiện việc đo đạc trong tiến trình hiện đại hóa MiG-29. (Ảnh: Yaroslav Gunin)
Công nhân làm việc bên trong buồng lái. (Ảnh: Yaroslav Gunin)
Các công nhân thực hiện hiện đại hóa MiG-29. (Ảnh: Yaroslav Gunin)
Các công nhân làm việc phía dưới bụng chiếc MiG-29. (Ảnh: Yaroslav Gunin)
Các công nhân làm việc phía dưới bụng chiếc MiG-29. (Ảnh: Yaroslav Gunin)
Toàn bộ máy móc tại đây đều do Nga tự sản xuất. (Ảnh: Yaroslav Gunin)