Như vậy sau khi xuất hiện thông tin từ Cơ quan hợp tác An ninh và Quốc phòng Hoa Kỳ - DSCA cho biết tàu tuần tra WHEC 722 mang tên USCGC Morgenthau lớp Hamilton sẽ được chuyển giao cho Việt Nam theo chương trình bán trang bị quốc phòng dư thừa - EDA thì cho đến nay, buổi lễ bàn giao đã diễn ra.
Được biết chiếc Morgenthau đã nhận số hiệu mới là CSB 8020, dự kiến con tàu sẽ sớm trở về cập cảng Việt Nam trong thời gian sắp tới. Với lượng giãn nước 3.200 tấn, đây sẽ là tàu tuần tra lớn nhất của Cảnh sát biển Việt Nam, ít nhất là cho đến khi chiếc DN-4000 ra đời.
Tàu tuần tra USCGC Morgenthau (WHEC 722) trong lễ bàn giao cho Cảnh sát biển Việt Nam
Trong bức ảnh trên, có thể nhận thấy một chi tiết đáng chú ý, đó là pháo hạm Otobreda cỡ 76,2 mm cùng với radar điều khiển hỏa lực Mk 92 vẫn không bị gỡ bỏ. Như vậy chiếc CSB 8020 sẽ có sức mạnh tương đương các tàu lớp Hamilton khác đang phục vụ trong Hải quân Philippines.
Sự có mặt của con tàu 3.200 tấn này chắc chắn sẽ giúp gia tăng đáng kể năng lực tuần tra của Cảnh sát biển Việt Nam.
Lễ bàn giao tàu tuần tra USCGC Morgenthau (WHEC 722) của Lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ cho Cảnh sát biển Việt Nam
Là lực lượng đột kích quan trọng của Lục quân Quân đội nhân dân Việt Nam, việc chủ động xây dựng và huấn luyện các phương án tác chiến mới cũng đồng nghĩa sẽ giải quyết được bài toán về khả năng cơ động, bảo toàn lực lượng, bảo toàn vũ khí trang bị.
Những nội dung này đã được Binh chủng Tăng - Thiết giáp giới thiệu trong lớp tập huấn mới đây. Tất cả cán bộ chủ chốt của các cơ quan đơn vị trực thuộc Binh chủng Tăng - Thiết giáp đã được đưa vào tình huống sát với thực tế chiến đấu.
Khối cán bộ thuộc đội mẫu tham gia xử trí tình huống chiến đấu. Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.
Trên cơ sở khung Lữ đoàn 201 xử trí tình huống chiến đấu với những phương án tác chiến mới, với khả năng trinh sát chính xác, hỏa lực mạnh của đối phương, Binh chủng đã giới thiệu bổ sung nhiều nội dung, phương án tác chiến để thống nhất trong toàn lực lượng.
Thực tế cho thấy tác chiến trong điều kiện mới, chiến tranh công nghệ cao đặt ra yêu cầu lực lượng tăng - thiết giáp phải nâng cao khả năng cơ động, hiệp đồng, phòng tránh, đánh trả những đòn tấn công hỏa lực ban đầu.
Xe tăng T-54 bắn đạn thật trong cuộc diễn tập. Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.
Điều này đã được Binh chủng Tăng - Thiết giáp cụ thể hóa qua nội dung huấn luyện, tập huấn về sử dụng lực lượng tăng - thiết giáp trong chiến dịch tấn công, tổ chức di chuyển lữ đoàn tăng trong tổ chức chuẩn bị chiến đấu và cơ động tác chiến, đảm bảo khả năng tiêu diệt mục tiêu và hạn chế tối đa thương vong.
Xem video: Xây dựng nội dung huấn luyện phù hợp điều kiện tác chiến mới. Nguồn: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.
Xây dựng nội dung huấn luyện phù hợp điều kiện tác chiến mới