Ấn Độ thử nghiệm tên lửa cho Su-30MKI

Thanh Bình |
Ấn Độ thử nghiệm tên lửa cho Su-30MKI
Ấn Độ thử nghiệm tên lửa cho Su-30MKI
BrahMos là loại tên lửa hành trình siêu thanh ứng dụng công nghệ tàng hình có thể phóng từ tàu, tàu ngầm, máy bay hay các trạm phóng lưu động trên mặt đất. (Ảnh: Wikimedia)

Các cuộc thử nghiệm tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos từ máy bay chiến đấu Su-30MKI đã được hoàn thành tại Ấn Độ.

Theo Bộ Quốc phòng Ấn Độ, các cuộc thử nghiệm tên lửa đã diễn ra thành công giúp có thể bắt đầu sản xuất hàng loạt phiên bản dành cho các tàu sân bay.

Tên lửa được phóng từ máy bay chiến đấu Su-30MKI tại bãi thử Chandipur, ngoài khơi bờ biển bang miền Đông Odisha hôm thứ Tư (8/12).

Thông báo cho biết thêm, tên lửa bay theo quỹ đạo đã định. Các cuộc thử nghiệm đã xác nhận các đặc tính được công bố của loại đạn.

BrahMos là tên viết tắt của hai con sông Brahmaputra của Ấn Độ và Moscow của Nga, hiện vẫn là loại tên lửa hành trình siêu thanh tốc độ nhanh nhất thế giới.

Tên lửa được phát triển dựa trên sự hợp tác nghiên cứu giữa NPO Mashinostroeyenia của Nga và Tổ chức Nghiên cứu và phát triển Bộ quốc phòng của Ấn Độ với dự án BrahMos Aerospace Private Limited (mở rộng tầm hoạt động của BrahMos trên không).

Tên lửa có thể đạt tốc độ cao gấp 2,5-2,8 lần tốc độ âm thanh, tiêu diệt mục tiêu đối phương ở khoảng cách lên đến 300 km. Các phiên bản cơ bản cho hải quân dựa trên thiết kế của tên lửa chống hạm siêu âm Onyx của Nga.

Theo đồng Giám đốc công ty BrahMos của Nga Alexander Maksichev cho biết, tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos sẽ được tạo ra vào năm 2028.

“Việc tạo ra tên lửa siêu thanh BrahMos được chia thành hai giai đoạn: đầu tiên là chế tạo tên lửa có tốc độ Mach 4-5 cho đến năm 2024-2025, và thứ hai là chế tạo tên lửa có tốc độ Mach 6-7 cho đến năm 2026-2027”, ông Maksichev nói.

Trước đó, hôm 7/12, Ấn Độ cũng phóng thử thành công tên lửa phòng không tầm ngắn phóng thẳng đứng (VL-SRSAM) tại bãi thử Chandipur.

Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) cho biết, loại tên lửa này được thiết kế và phát triển cho Hải quân nước này, có thể tấn công các mục tiêu ở cự ly khoảng 15 km, đủ khả năng vô hiệu hóa các mối đe dọa trên không ở cự ly gần, bao gồm cả các mục tiêu di chuyển sát mặt biển.

Theo Bộ Quốc phòng Ấn Độ, vụ thử tên lửa được tiến hành từ bệ phóng thẳng đứng nhằm vào mục tiêu giả định ở độ cao rất thấp. Đường bay của tên lửa cùng với các thông số kỹ thuật đã được giám sát thông qua một số công cụ theo dõi.

Tất cả các hệ thống đều hoạt động như mong đợi. Hồi tháng 2, hệ thống tên lửa đã được thử nghiệm lần đầu nhằm chứng minh tính hiệu quả.

theo Infonet

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Trí Thức Trẻ
    Công ty Cổ phần VCCorp

    © Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

    Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
    Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Email: btv@soha.vn
    Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
    Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
    Điện thoại: 024 7309 5555

    Liên hệ quảng cáo:
    Hotline: 0794.46.33.33 - 0961.98.43.88
    Email: giaitrixahoi@admicro.vn
    Hỗ trợ & CSKH:
    Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
    số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Tel: (84 24) 7307 7979
    Fax: (84 24) 7307 7980
    Chính sách bảo mật

    Chat với tư vấn viên