Ngủ là một quá trình bắt buộc của mọi sinh vật trên thế giới này. Trải qua hàng ngàn năm nghiên cứu, rất nhiều bí ẩn về giấc ngủ đã được khám phá ra. Tuy nhiên, khoa học cũng có lúc nhầm, và từ đó khiến cho phần lớn chúng ta nếu không cập nhật thường xuyên cũng sẽ nhầm lẫn như vậy.
Dưới đây là câu trả lời thực sự cho những lầm tưởng mà bạn vẫn nghĩ về giấc ngủ. Hóa ra nhiều điều lại không hề giống như ta tưởng tượng một chút nào.
1. Tất cả mọi người đều phải ngủ 8 tiếng một ngày
Hãy thôi dùng tới đồng bồ bấm giờ cho giấc ngủ của bạn đi, vì thời gian ngủ của mỗi người là khác nhau.
Đối với một số người, 8 tiếng là đủ, nhưng số khác có thể là 7, 9 hoặc thậm chí chỉ là 4 tiếng mà thôi. Các chuyên gia cho biết tất cả đều phụ thuộc vào các yếu tố như gen di truyền, tuổi tác và mức độ hoạt động trong ngày.
Ví dụ như có một số kiểu gene ở nhiều người lại "ưa thích" giấc ngủ ngắn hơn, giúp họ có thể hoạt động bình thường chỉ với vài tiếng ngủ mỗi ngày.
2. Đồ uống có cồn giúp bạn dễ ngủ
Dù chúng có vẻ giúp bạn cảm thấy buồn ngủ, nhưng uống rượu trước khi ngủ thực ra lại khiến bạn khó ngủ hơn cơ.
Theo một nghiên cứu ở Úc, những người sử dụng đồ uống có cồn trước khi ngủ có xu hướng khiến cho sóng não liên quan tới giấc ngủ bị gián đoạn.
Từ những năm 1930, các nhà khoa học đã chỉ ra sự khác biệt giữa cảm giác buồn ngủ do đồ uống có cồn và một giấc ngủ thật sự. Có một số bằng chứng chỉ ra rằng, khi tiêu hoá đồ uống có cồn, cơ thể khó có thể thực hiện nhiều việc cùng 1 lúc.
Hay nói cách khác việc trao đổi chất với rượu và việc ngủ không thể thực hiện đồng thời, nên giấc ngủ bị gián đoạn.
3. Bạn có thể ngủ bù
Ý tưởng thức nhiều đêm, sau đó ngủ tới tận trưa vào những ngày cuối tuần nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng thực sự thì nó gây xáo trộn cho đồng hồ sinh học bên trong cơ thể bạn đấy.
Mỗi lần chuyển đổi giờ giấc ngủ, cơ thể sẽ cảm thấy lẫn lộn, khiến giấc ngủ về sau cũng bị ảnh hưởng. Cách tốt nhất để tránh khỏi việc này chính là ngủ đủ giấc và một lịch ngủ cố định mỗi tối.
4. Bạn chỉ có thể mơ trong những giấc ngủ REM
Với những người có một chút kiến thức về khoa học, các bạn sẽ nhận ra kiến thức này: giấc ngủ của chúng ta có 2 giai đoạn REM (Rapid Eye Movement - ngủ với mắt di chuyển nhanh) và non-REM. Và giấc ngủ REM chính là giai đoạn ngủ sâu, và chúng ta có thể mơ.
Nhưng kỳ thực, bất cứ giai đoạn nào của giấc ngủ cũng có thể mơ. Có điều, những giấc mơ trong giai đoạn non-REM thường có liên quan tới các sự kiện hàng ngày, trong khi giai đoạn REM thường thuộc loại viễn cảnh, kì quái.
5. Đếm cừu giúp bạn dễ ngủ
Đây là một mẹo nhỏ mà rất nhiều người thường hay chia sẻ: Khi khó ngủ, hãy tưởng tượng ra những con cừu và đếm chúng.
Nhưng trên thực tế, phương pháp đếm cừu còn khiến bạn khó ngủ hơn. Cụ thể, một nghiên cứu với 41 người mắc chứng khó ngủ đã chỉ ra rằng, những tối họ thử đếm cừu trước khi ngủ, họ còn mất nhiều thời gian để ngủ hơn.
Thay vào đó, có một cách tốt hơn để ngủ ngon đó là tưởng tượng ra những khung hình giải trí thư giãn, kiểu như đang nằm dài trên bãi biển chẳng hạn.
6. Gây mê tức là ngủ?
Hoàn toàn không! Hôn mê là một trạng thái con người mất đi ý thức, và điều đó không có nghĩa là bạn đang trong trạng thái ngủ.
Khi chúng ta ngủ, bộ não sản sinh những loại sóng não nhất định. Tuy vậy, khi bị gây mê, bộ não không thể đưa ra bất kì sóng não nào và đây chính là điều phân định rạch ròi giữa gây mê với trạng thái ngủ bình thường.
Và thường thì khi hôn mê, thể trạng cơ thể gần như không được hồi phục giống những giấc ngủ thông thường.
Nguồn: IFL Science