Tàu ngầm K-222. Ảnh: Wikipedia
“Mỗi cỗ máy quân sự khi được chấp nhận đưa vào sử dụng thường có hàng chục phiên bản khác không chứng minh được hiệu quả cũng như tính kinh tế. Tuy nhiên, chúng [các phiên bản thất bại] cũng không phải hoàn toàn vô ích, mà một vài trong số đó sau này được sử dụng cho việc phát triển các thế hệ vũ khí mới. Dưới đây là 5 ví dụ.
Tàu ngầm lớp Papa
Tàu ngầm tấn công hạt nhân K-222 (NATO gọi là “Papa”), được vận hành năm 1969, từng được xem là tàu ngầm nhanh nhất thế giới. Nó được cho là có thể đạt tốc độ kỷ lục 44,7 hải lý/giờ. Tuy nhiên, chỉ có một mẫu tàu ngầm này từng được chế tạo.
“Vấn đề với K-222 là phần khung thân được làm bằng titan. Điều này khiến nó trở nên vô cùng đắt đỏ, thậm chí nó còn được gọi với bằng biệt danh là Con cá bằng vàng (Golden Fish). Ngoài ra, con tàu này vô cùng “ồn ào” và do vậy, nó mất đi một lợi thế quan trọng của tàu ngầm: khả năng khó bị phát hiện”, theo Sputnik News.
Tuy nhiên bài viết của Sputnik News cũng cho rằng nó đã đem lại những bài học vô giá cho các thế hệ tàu ngầm sau này, như tàu ngầm lớp Charlie. Tàu ngầm lớp Papa cũng là động lực phát triển các các loại vũ khí chống tàu ngầm Hải quân Mỹ hiện đại hơn.
Su-47 Berkut
Su-47 Berkut. Ảnh: Amazon
Tiêm kích Su-47 Berkut (NATO gọi là Firkin), có chuyến bay đầu tiên năm 1997, có phần cánh đặc trưng vạt chéo về phía trước, được thiết kế nhằm tăng tính cơ động, tầm xa và tốc độ cận siêu thanh. Tuy nhiên, theo Sputnik News, kiểu thiết kế như vậy lại làm tăng áp lực lên phần cánh, đòi hỏi phải sử dụng các vật liệu đắt tiền hơn trong quá trình sản xuất.
“Dự án được thực hiện ở thời điểm mà nền kinh tế Nga rất biến động, dẫn tới việc dự án bị chấm dứt. Tuy nhiên, các bài học từ Su-47 Berkut đã được kết hợp vào “siêu phẩm” Su-57 ngày nay”, theo Sputnik News.
Xe tăng Đại bàng Đen
Xe tăng Black Eagle (thiết kế đề án 640) dựa trên nền tảng của xe tăng T-80. Một số nguyên mẫu của xe tăng Black Eagle được công bố vào cuối những năm 1990.
Đặc biệt, chiếc xe tăng này có tháp pháo lớn và tự động trong khi kíp lái có thể ngồi trong khoang được bảo vệ. Nếu điều đó nghe có vẻ quen thuộc, thì đó là vì đây chính là đặc tính nổi bật của xe tăng T-14 Armata mới của Nga.
Sptnik News cho rằng việc đình chỉ dự án xe tăng Black Eagle là do “thiếu đổi mới” với bản thiết kế. Năm 2009. các quan chức Nga từng tiết lộ với truyền thông rằng, xe tăng Đại bàng Đen chưa bao giờ tồn tại nhiều hơn một nguyên mẫu và những hình ảnh về một mẫu xe tăng tương lai đầy hứa hẹn vẫn chỉ là sản phẩm trong trí tưởng tượng của ai đó.
Quái vật biển Caspian
Một trong những bản nháp đặc trưng nhất trong lịch sử, phương tiện mặt đất lớp Lun, Ekranoplan, kết hợp các đặc tính của một loại máy bay và tàu thủy thông thường. Khi được triển khai vào năm 1987, cỗ máy này được mệnh danh là “Quái vật biển Caspian”.
Cỗ máy lai này còn lớn hơn cả một chiếc máy bay, với chiều dài 74 mét, cao 19 mét, sải cánh dài 44 mét và tốc độ 297 hải lý/giờ. Nó có thể mang theo 100 tấn hàng hóa hoặc thậm chí 6 tên lửa chống hạm Moskit.
Tuy nhiên, nó quá đắt đỏ và chỉ có một chiếc được chế tạo. Dù vậy, năm 2015, các nhà sản xuất của nó đã thông báo rằng họ đang tạo ra một phiên bản hiện đại của Quái vật biển Caspian.
Máy bay vũ trụ MiG-105
Máy bay vũ trụ MiG-105, có biệt danh là “Lapot” (hay Slipper, có nghĩa là chiếc dép) là dự án máy bay vũ trụ của Liên Xô được hình thành vào những năm 1960 nhằm “trả lời” dự án X-20 Dyna-Soar của Mỹ.
Dự án này từng bị gạt sang một bên và sau đó được “hồi sinh” vào những năm 1970 như một đối tác của Tàu con thoi của Mỹ, chiếc máy bay vũ trụ này từng nằm trong kế hoạch phóng lên không gian từ một máy bay phản lực siêu thanh. Tuy nhiên, MiG-105 chỉ thực hiện một vài chuyến bay thử nghiệm trong khí quyển.
“Dự án đã bị chấm dứt sau khi một quyết định về dự án tàu con thoi Buran. Cho đến nay, những ý tưởng liên quan tới MiG-105 vẫn chưa được sử dụng, nhưng có thể một ngày nào đó sẽ đến lúc nó phát huy tác dụng”, theo Sputnik News.
Cũng theo Sputnik News, những vũ khí kể trên đã chứng tỏ chúng là những thấy bại “đắt đỏ” đối với nền kinh tế Liên Xô và Nga sau này. Dù vậy, Nga không phải là ngoại lệ và Mỹ cũng gặp phải những thấy bại tương tự khi tiền của người đóng thuế Mỹ đã bị lãng phí váo những mẫu vũ khí đắt đỏ những thất bại như máy bay ném bom B-70 hay F-111./.