Có người đi làm hơn chục năm vẫn dậm chân tại chỗ. Nhưng có một số người lại thăng cấp liên tiếp chỉ sau vài năm đi làm ngắn ngủi.
Vậy theo bạn, rốt cuộc điều gì đã tạo nên khoảng cách khác biệt này?
1. THAY VÌ GIẢI ĐÁP VẤN ĐỀ, HÃY HỌC CÁCH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Sếp vừa yêu cầu bạn chuẩn bị một bản kế hoạch. Ngay sau đó sếp lại yêu cầu bạn tổ chức một cuộc họp trù bị triển khai kế hoạch. Kết thúc cuộc họp, sếp hỏi bạn "tại sao vẫn chưa trình bản kế hoạch lên".
Có phải bạn cảm thấy mình không có thời gian, thì làm sao mà hoàn thành được không?
Trên thực tế, bạn có thể làm biếng. Nghĩ kĩ thì thấy, cuộc họp kế hoạch có nhất thiết phải mở ngay vào lúc đó không? Nếu bạn nói với sếp cho bạn hoãn lại hai hôm, nhưng hứa sẽ trực tiếp trình lên một bản kế hoạch hoàn chỉnh và đẹp đẽ, liệu sếp có đồng ý không?
Thực ra nơi làm việc không giống như trường học, tất cả các câu hỏi không nhất thiết đều phải có câu trả lời. Sếp không phải là giáo viên, cho nên chẳng có câu trả lời tiêu chuẩn nào cả. Bạn không thể đem "nhiệm vụ" mà sếp giao biến thành "tiêu chuẩn công việc" để thực hiện.
Cũng giống như sếp bảo bạn đi bắn chim. Bạn bắn trượt, cây bị rung. Thấy động, chim bay đi hết.
Người có tư duy học sinh sẽ nghĩ "hết cách rồi, đành về chịu mắng vậy", vì chưa hoàn thành công việc được giao phó.
Nhưng người có suy nghĩ ở nơi làm việc lại là "Tôi bứt ít trái cây, đem thêm vài con cá về nữa cho sếp thì thế nào."
Nó hoàn toàn ổn, bởi vì nhiệm vụ của bạn là đi kiếm thức ăn để mọi người không bị đói. Nơi làm việc không cần "giải đáp vấn đề", mà là "giải quyết vấn đề".
2. KHÔNG PHẢI LỜI KHUYÊN NÀO CŨNG ĐÁNG NGHE.
Vẫn biết khiêm tốn lắng nghe lời khuyên của những tiền bối đi trước là điều tốt. Bạn có thể tránh được cạm bẫy và tiến bộ nhanh hơn. Nhưng có một kiểu "lời khuyên của tiền bối" mà tôi khuyên bạn không nên nghe. Đó là kiểu liên tục chọc vào điểm yếu của bạn, liên tục bơm kích làm nhụt chí của bạn nhằm củng cố vị trí của bản thân.
Ví dụ, bạn là người nhạy cảm với ngôn từ và rất có ý tưởng sáng tạo. Nhưng đối phương chỉ chăm chăm vào việc không giỏi dữ liệu của bạn để công kích. Họ buông những câu như: "Không có khả năng dữ liệu thì dù kỹ năng viết có tốt đến đâu cũng đều vô ích..." để làm nhụt ý chí của bạn.
Con người rất dễ bị "đánh vào vào điểm yếu". Họ sẽ "góp ý" cho đến khi bạn phải vội vàng thừa nhận lỗi lầm của mình, từng bước làm theo chỉ dẫn của họ.
Trong đây được ẩn giấu ba cam bẫy:
Thứ nhất, bị chỉ trích phóng đại khuyết điểm trong một thời gian dài mà không hề nhận được một lời nhận xét tích cực, động viên nào. Sự tự tin của bạn sẽ bị hủy hoại.
Trên thực tế, nếu một người luôn được người khác công nhận sẽ đạt được thành tựu cao hơn.
Thứ hai, bạn dành toàn bộ thời gian để bù đắp khuyết điểm, nhưng hiệu quả của việc bù đắp khuyết điểm thực sự rất kém.
Một trường đại học ở Mỹ đã làm một cuộc thử nghiệm cho hai nhóm người: một nhóm là những độc giả phổ thông, nhóm còn lại là những độc giả thiên tài. Họ được cùng một giáo viên hướng dẫn cách đọc nhanh. Độc giả phổ thông trung bình mỗi phút đọc được 260 từ, tăng gần gấp đôi hiệu suất. Nhưng những độc giả thiên tài đọc được 2.900 từ mỗi phút, tăng gần 10 lần so với ban đầu.
Lúc đầu, hầu hết mọi người đều tin rằng những độc giả phổ thông sẽ tiến bộ hơn. Nhưng thực tế, bạn sẽ đạt được hiệu suất cao nhất khi được làm việc trên các lĩnh vực thế mạnh của mình.
Thứ ba, thiếu xót ở đâu bù đắp ở đó, có thể sẽ cản trở sự thành công của bạn.
Bạn phải biết rằng trong thời đại ngày nay, những khuyết điểm trong công việc đều có thể được giải quyết thông qua tinh thần đồng đội, việc bạn cần làm là xác lập những ưu điểm của bản thân.
Bởi ưu điểm của bản thân là năng lực cạnh tranh cốt lõi của bạn. Nếu bạn gặp lại những đề xuất được gọi là "có ý tốt" như trên bạn cũng có thể xử lý chúng như thế này:
"Nếu tôi buộc mình trở thành một người khác, thì cuối cùng tôi chẳng là ai cả. Tôi đánh giá cao tài năng của người khác, nhưng tôi cũng có sự kiên trì của riêng mình.
3. BIẾT MƯỢN SỨC CŨNG LÀ MỘT LOẠI NĂNG LỰC
Nhiều người trong chúng ta ở nơi làm việc đều rất nỗ lực để giải quyết vấn đề và gánh vác trách nhiệm. Nhưng chúng ta lại không biết "mượn sức để làm việc".
Nguyên nhân thứ nhất là do bản thân không nghĩ rằng mình còn có thể mượn sức người khác để hoàn thành công việc. Hoặc là bản thân không tán đồng với phương pháp mượn sức này.
Bạn cảm thấy rằng đây là công việc của mình, mượn sức người khác thực hiện khiến bản thân cảm thấy kém cỏi.
Nhưng nếu thật sự để nói về kém cỏi thì phải nói đến việc bạn đã bận bịu cả ngày, nhưng việc gì cũng chưa xong.
Ngoài ra, con người còn có một lý do khác nữa là họ không biết phải mượn sức thế nào.
Tôi có một bạn đồng nghiệp đang làm hoạt động offline. Chỉ có một mình, anh tất tả chạy ngược chạy xuôi cho tới khi bản thân không làm được nữa mới lên tiếng xin cứu trợ: Mình đang làm hoạt động ở đây, muốn nhờ bạn mượn hai người để giúp đỡ.
Sau đó, những người mà anh xin giúp đỡ đều làm khó anh đủ đường. Anh cảm thấy rất tủi thân, thấy vậy tôi yêu cầu anh thay đổi phương pháp.
Trong giai đoạn đầu của sự kiện, nếu tìm thấy một người muốn mượn sức, bạn hãy nói: "Tôi có một sự kiện ở đây có thể giúp bạn tăng thêm 2.000 người hâm mộ, miễn là bạn có đủ hai người."
Sửa "Tôi đang tìm bạn giúp đỡ " thành "Tôi đến giúp bạn". Mượn sức thực sự không phải là yêu cầu sự giúp đỡ mà là hỗ trợ lẫn nhau. Không phải là khai thác, mà là nói với bên kia rằng tôi ở đây để mang lại lợi ích cho bạn.
Từ "tư duy ba tấc" chỉ nhìn chằm chằm vào một mặt của vấn đề, đến "tư duy hệ thống" giải quyết vấn đề theo đa chiều.
Đằng sau tất cả những thay đổi hành vi là một bước nhảy trong suy nghĩ.
Khi bạn cảm thấy rằng dù cố gắng đến đâu cũng không thể hoàn thành thì hãy ghi nhớ câu này. Ở nơi làm việc, biết mượn sức cũng là một loại năng lực và trong một số trường hợp, nó còn quan trọng hơn cả "tính thực thi".
4. ĐỪNG TRẢ LỜI "OK" KHI NHẬN ĐƯỢC NHIỆM VỤ. HAI CÂU HỎI NÀY NHẤT ĐỊNH PHẢI HỎI.
Khi bạn nhận được một nhiệm vụ mới từ sếp, đừng chỉ trả lời "OK".
Ví dụ, khi sếp yêu cầu bạn lập kế hoạch, cách trả lời thích hợp nhất là:
1. Xác định thời gian hoàn thành và chủ động nói với sếp "Khi nào bản thân hoàn thành".
2. Làm rõ các yêu cầu công việc, "Phương án này bản thân có thể làm được bao nhiêu".
Ví dụ: "Vâng, tôi sẽ lập một kế hoạch dựa trên nội dung thảo luận trong cuộc họp. Tóm tắt vấn đề trọng điểm. Đưa cho những người tham gia cuộc họp xác nhận lại mục đích của kế hoạch và trình nó cho khách hàng. Ba giờ chiều mai, tôi đưa cho anh bản thảo đầu tiên được không? ". Những phản hồi như vậy làm cho công việc của bạn hiệu quả hơn rất nhiều lần.
Xác nhận lại ý bạn hiểu có đúng với yêu cầu của sếp hay không, tránh do hiểu sai ý gây nên sự nhầm lẫn không đáng có.
Những điều quan trọng cần được lặp lại và xác nhận hai hoặc ba lần. So với việc hấp tấp vội vã đi làm ngay sau khi nhận được chỉ thị thì xác nhận thông tin lại nhiều lần có hiệu quả hơn nhiều
Và hành động " xác nhận lại này" của bạn bộc lộ được "tư duy" của bạn với công việc.
Nó có thể truyền tải hiệu quả nhiều thông điệp tích cực và quan trọng hơn cả là bộc lộ được "độ tin cậy" của bạn. Chẳng hạn như bạn là một người có trách nhiệm, bạn muốn làm tốt công việc, chứ không phải "người khác nói cái gì thì là cái đấy" .
Một hành động tuy đơn giản nhưng sẽ giúp bạn nâng cao điểm số một cách hiệu quả trong lòng sếp và đồng nghiệp.
5. KHI GẶP VẤN ĐỀ ĐỪNG HỎI TẠI SAO, HÃY HỎI LÀM THẾ NÀO.
Đối mặt với việc đồng nghiệp đến muộn, nếu bạn hỏi "Sao bạn suốt ngày đến muộn vậy", đó là sự phủ nhận đối với một người. Hơn nữa còn là dạng phủ nhận "dù họ có nói bất kì lý do là gì, thì bạn cũng sẽ cho đó là một cái cớ", thậm chí nó còn kích thích sự phản kháng thụ động.
Phương pháp quản lý hiệu quả nhất là kích thích thiện chí của một người, chứ không phải là kích thích sự phản kháng của họ.
Nếu bạn thay đổi câu hỏi thành: "Vậy bạn nghĩ làm thế nào để bạn có thể tránh bị trễ?"
Chỉ một chút thay đổi nhỏ như vậy, hiệu quả sẽ khác biệt rất lớn. Khi tôi hỏi mọi người "phải làm gì", họ sẽ bắt đầu nghĩ cách để không bị đi muộn.
Một đồng nghiệp nói rằng họ sẽ đặt báo thức trước một ngày. Một đồng nghiệp khác nói rằng nếu còn đến muộn một lần nữa, sẽ tự phạt 100 nghìn đồng.
Quan trọng hơn cả, những phương pháp tự họ đề xuất ra sẽ giúp họ chủ động thay đổi hơn.
Vì vậy, tôi đều thay đổi cách đặt câu hỏi của mình:
Thay vì hỏi "tại sao bản thảo của bạn luôn mắc lỗi chính tả", thì tôi sẽ hỏi: "Bạn có thể làm gì để tránh lỗi chính tả của mình?"
Thay vì hỏi "tại sao bạn không thể hoàn thành mục tiêu này", thì tôi sẽ hỏi: "Làm thế nào bạn có thể hoàn thành mục tiêu này?"
Điều này không chỉ giúp tôi không cần gây sức ép, ngược lại còn truyền cảm hứng cho các đồng nghiệp của tôi đề xuất những phương án mang tính xây dựng.
"Tại sao bạn luôn đến muộn?". Đây là câu hỏi mang tính chất truy cứu chuyện cũ, nó chẳng thể giải quyết được vấn đề của hiện tại.
Còn "Làm thế nào để bạn không đi muộn", trong cấp quản lý được gọi là "đề mở", giúp người nghe chủ động lên kế hoạch thay đổi cho tương lai.
Sử dụng phương án tương lai để giải quyết các vấn đề của quá khứ, hiệu quả sẽ tăng gấp bội.