5 "cú đấm" của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ: Sẵn sàng cho tác chiến đổ bộ tương lai?

Hoài Giang |

Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tự hào là "lực lượng 911" của Mỹ, một "đội cứu hỏa" sẽ xung phong khẩn cấp theo lời kêu gọi tham chiến cấp quốc gia của Tổng thống.

Mặc dù Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ (TQLC) được coi là lực lượng "Lục quân thứ hai" nhưng trên thực tế trong hơn 10 năm qua, lực lượng này là thành phần không thể thiếu của Bộ Hải quân và chủ yếu là một lực lượng tấn công biển.

Do đó, TQLC với tư cách là một lực lượng tấn công đổ bộ, cho rằng họ cần những trang thiết bị chuyên biệt để thực hiện các nhiệm vụ độc đáo của riêng mình.

Mặc dù lực lượng đồng phục Hoa Kỳ này có nhiều loại trang bị, nhưng dưới đây là danh sách 5 hệ thống vũ khí, các "cú đấm" mạnh nhất của họ:

Người lính TQLC - Những "chiến binh biển cả"

Mặc dù không được coi là một hệ thống vũ khí, tinh thần chiến binh của TQLC và sự huấn luyện tuyệt vời từ lâu đã là "vũ khí nòng cốt" lực lượng này. Từ người có quân hàm thấp nhất đến các cấp chỉ huy đều đã trải qua đào tạo cơ bản như một người lính bộ binh.

Ngay cả các phi công của TQLC cũng đã trải qua 9 tháng huấn luyện bộ binh như một phần của các Trường Sĩ quan và Trường Cơ bản trước khi họ tới trường huấn luyện bay.

Kinh nghiệm thu được khi nhận được sự huấn luyện như người lính bộ binh mang lại cho lực lượng này một mức độ gắn kết mà các lực lượng khác không có được.

5 cú đấm của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ: Sẵn sàng cho tác chiến đổ bộ tương lai? - Ảnh 1.

Một nữ binh sĩ TQLC Hoa Kỳ được huấn luyện mang vác đồng đội khi bị thương

Chính sự gắn kết này của Quân đoàn Thủy quân lục chiến cuối cùng lại khiến nó được coi là nhánh hiệu quả nhất của lực lượng đồng phục Hoa Kỳ.

Về lý thuyết, sau khi kết thúc các hoạt động quân sự ở Iraq và Afghanistan, TQLC thu hẹp lại với mức tổng lực lượng tương đương 182.000 lính thủy đánh bộ vào năm 2017. Nhưng ngay cả khi giảm tới con số đó, nó đã gần bằng toàn bộ Quân đội Hoàng gia Anh.

5 cú đấm của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ: Sẵn sàng cho tác chiến đổ bộ tương lai? - Ảnh 2.

Lính TQLC huấn luyện hành quân

Xe tăng Abrams M1A1 - "Kẻ bạo lực"

Trong khi TQLC tự hào rằng mình một lực lượng cơ động chiến lược hạng trung, tuy nhiên có những thời điểm họ sẽ cần vũ trang bởi xe cơ giới hạng nặng. Lực lượng "bạo lực" đó sẽ được đáp ứng bởi Xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) General Dynamics M1A1 Abrams .

Mặc dù không tiên tiến như MBT M1A2 SEPv2 của Quân đội Hoa Kỳ, gói nâng cấp tăng cường hỏa lực M1A1 của TQLC phù hợp với mục đích của họ trong việc hỗ trợ hỏa lực bộ binh.

5 cú đấm của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ: Sẵn sàng cho tác chiến đổ bộ tương lai? - Ảnh 3.

Xe tăng M1A1 và lính TQLC trong một cuộc tuần tra tại Batra, Iraq

Những chiếc Abrams được trang bị pháo 120mm và được bảo vệ bằng một "ma trận giáp" kết hợp với các tấm giáp Uranium nghèo (DU). Với động cơ tuabin khí của Honeywell lên tới 1.500 mã lực (1.120 kW), xe tăng của TQLC có thể di chuyển với hơn 45 dặm/h (72.4 km/giờ).

Tuy nhiên M1A1 của TQLC không phải là một lực lượng cơ giới hạng nặng theo tiêu chuẩn lữ đoàn hạng nặng của Quân đội Hoa Kỳ. Toàn bộ số xe tăng này chỉ nằm trong 3 Chiến đoàn xe tăng và lực lượng này chỉ có 400 chiếc M1A1, hầu hết được niêm cất trong các kho dự trữ.

Xe tăng M1A1 Abrams của TQLC khai hỏa tại tỉnh Helmand, Afghanistan

Trực thăng vũ trang AH-1Z Viper - "Rắn vảy sừng"

Những chiếc Bell AH-1Z Viper là phiên bản mới nhất của trực thăng tấn công Cobra thời Chiến tranh Việt Nam, mặc dù bề ngoài AH-1Z trông giống như người tiền nhiệm của nó, về cơ bản nó là một cỗ máy chiến tranh hoàn toàn mới.

AH-1Z được trang bị một cặp động cơ cánh quạt General Electric T700 1.800 mã lực kết hợp với hệ thống 4 cánh quạt composite mới giúp máy bay trực thăng đạt được khả năng linh hoạt đặc biệt.

Nó mang một bộ cảm biến tiên tiến bao gồm hệ thống xác định mục tiêu của hãng Lockheed Martin và có thể mang hệ thống radar Longbow.

Giống như trực thăng vũ trang AH-64E Apache của Quân đội, nó có thể mang theo mười sáu tên lửa AGM-114 Hellfire, vũ khí không đối không chính của nó là khả năng khai hỏa tên lửa AIM-9 Sidewinder.

5 cú đấm của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ: Sẵn sàng cho tác chiến đổ bộ tương lai? - Ảnh 5.

Trực thăng vũ trang Bell AH-1Z Viper của TQLC Hoa Kỳ khai hỏa tên lửa AGM-114 Hellfire

AH-1Z cũng chia sẻ nhiều linh kiện với trực thăng hỗ trợ hậu cần Bell UH-1Y Venom (Nọc độc).

Tuy nhiên nhược điểm chính của cả Viper và Venom là do chính chúng là những thiết kế độc đáo nên không được chế tạo với số lượng lớn như máy bay trực thăng Apache hoặc UH-60 Blackhawk của Quân đội.

Điều đó đồng nghĩa với việc TQLC Hoa Kỳ sẽ khó khăn hơn để giữ cho những chiếc trực thăng này luôn được cập nhật với những tiến bộ công nghệ quân sự mới nhất và giá thành sẽ cao hơn.

5 cú đấm của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ: Sẵn sàng cho tác chiến đổ bộ tương lai? - Ảnh 6.

Các trực thăng Bell UH-1Y Venom và Bell AH-1Z Viper

Máy bay Boeing AV-8B Harrier II - "Kẻ nhảy cóc"

Với khả năng jump-jet (Nhảy phản lực) độc đáo - AV-8B Harrier đã chứng minh được sự kết nối mạnh mẽ và đóng vai trò lực lượng yểm trợ đường không cho các Tiểu đoàn viễn chinh của TQLC.

Đối với người lính TQLC, hạn chế chiến trường trên biển sẽ khiến họ khó có thể được hỗ trợ bởi pháo binh hạng nặng, AV-8B Harrier đã đóng vai trò hỏa lực hỗ trợ di động.

Mặc dù Harrier không phải là máy bay đa nhiệm tốt nhất, nhưng trước khi F-35B của Lockheed Martin được đưa vào hoạt động, nó là máy bay cất hạ cánh thẳng đứng (STOL) duy nhất có thể cất cánh từ các tàu đổ bộ tấn công của TQLC.

5 cú đấm của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ: Sẵn sàng cho tác chiến đổ bộ tương lai? - Ảnh 8.

Máy bay AV-8B Harrier và F-35

Là máy bay tấn công cận âm thế hệ thứ 2, mặc dù ở hiện đại AV-8B Harrier hạn chế ở nhiều khía cạnh, nhưng nó vẫn là "mảnh ghép cần thiết" cho khái niệm hoạt động quân sự độc đáo của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.

AV-8B Harrier sẽ được thay thế để ủng hộ chương trình F-35 trong những năm tới. TQLC sẽ loại biên máy bay này vào năm 2025. Tuy nhiên họ vẫn sẽ giữ máy bay Boeing F/A-18A/B/C/D Hornet cho đến khi số lượng F- 35B đủ để thay thế chúng.

5 cú đấm của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ: Sẵn sàng cho tác chiến đổ bộ tương lai? - Ảnh 9.

F-35 và F/A-18 Hornet

Xe bọc thép hạng nhẹ LAV - "Vũ khí chống biển người"

Là một lực lượng cơ động cao, hỏa lực cơ giới hạng trung, Thủy quân lục chiến không muốn trở nên nặng nề với các xe bọc thép hạng nặng. Tuy nhiên, xe bọc thép vẫn rất cần thiết trong chiến tranh hiện đại.

Đối với TQLC, nhu cầu đó được đáp ứng bởi các phiên bản Xe bọc thép hạng nhẹ General LAV (LAV).

5 cú đấm của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ: Sẵn sàng cho tác chiến đổ bộ tương lai? - Ảnh 11.

Trực thăng AH-1Z Viper cất cánh từ tàu tấn công đổ bộ USS Boxer với xe bọc thép LAV-25 phòng thủ ở eo biển Hormuz

Một tiểu đoàn trinh sát bọc thép hạng nhẹ gồm nhiều biến thể của LAV, bao gồm LAV-25, LAV-AT, LAV-L, LAV-M, LAV-R và LAV-C2, tất cả đều có chức năng riêng biệt, từ chống tăng, phòng không, tác chiến điện tử, chỉ huy và kiểm soát chiến trường.

Nhanh nhẹn, biến thể LAV-25 phổ biến nhất được trang bị pháo tự động 25 mm và cặp súng máy 7.62mm. Nó có thể di chuyển với tốc độ vượt quá 63 dặm một giờ.

Xe bọc thép hạng nhẹ LAV-25 trong huấn luyện của TQLC Hoa Kỳ

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại