Tạp chí “Quan điểm Quân sự” xem xét tổng hợp các yếu tố của từng dòng máy bay, từ đó rút ra đóng góp thực sự của nó đối với ngành hàng không thế giới. Tạp chí quân sự Nga không đồng quan điểm với tạp chí “We Are The Mighty” của Mỹ, khi chỉ đánh giá các đặc tính cụ thể của máy bay chiến đấu để sắp xếp vị trí thứ hạng.
Danh sách 10 máy bay chiến đấu này được tạp chí Nga sắp xếp theo trình tự thời gian ra đời và phục vụ trong lực lượng không quân các cường quốc trên thế giới.
Máy bay ném bom "Ilya Murlyets”
Dòng máy bay ném bom chiến lược "Ilya Murlyets" đầu tiên của Nga.
Máy bay ném bom đầu tiên của Đế quốc Nga, ra mắt vào năm 1914. Ilya Murlyets được xếp vào dòng máy bay ném bom hạng nặng, thực hiện các nhiệm vụ tấn công đối phương trong Thế chiến thứ nhất. Máy bay chiến lược này được so sánh như B-29 của Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ 2.
Ilya Murlyets có khả năng mang 500 kg bom, di chuyển trong vòng bán kính 500km, với tốc độ trung bình của máy bay chiến đấu lúc bấy giờ. Máy bay được nhà chế tạo thiên tài Igor Sikorsky phát triển và chế tạo.
Sự ra đời của Ilya Murlyets được cho là phép màu của ngành hàng không thế giới lúc bấy giờ. Những tính năng chiến đấu vượt trội của máy bay giúp Ilya Murlyets trở thành nguyên mẫu đầu tiên của Pe-8, B-29 và Tu-95.
Máy bay Fokker E. Eindecker
Fokker E. Eindecker là máy bay đầu tiên trang bị súng máy trong buồng lái.
Dòng máy bay chiến đấu do Đức phát triển và chế tạo vào năm 1915. Đây là máy bay đầu tiên trang bị súng máy trong buồng lái. Đặc điểm mới này đã thay đổi nhìn nhận của giới quân sự thế giới về khả năng chiến đấu của máy bay trên không trung.
Nhà sáng chế Anton Fokker lần đầu tạo ra hệ thống đồng bộ hóa cơ học, giúp máy bay có thể bắn phá mục tiêu qua khe rãnh phía trước máy bay. Đây là phát kiến mới mà nhiều máy bay thế hệ sau này ứng dụng và nâng cấp thêm.
Máy bay SPAD S.XII
SPAD S.XII là máy bay chiến đấu trang bị súng pháo đầu tiên của thế giới.
Đây là máy bay chiến đấu do người Pháp phát triển vào năm 1917. Đặc điểm nổi bật là được trang bị súng pháo trên thân máy bay.
Ý tưởng lắp đặt súng pháo trên máy báy được phi công hạng “Ace” Georges Gimener đưa ra. Các nhà nghiên cứu Pháp biến ý tưởng này thành hiện thực khi trang bị súng pháo Puto, cỡ nòng 37mm lên máy bay SPAD S.XII.
Loại súng pháo Puto, cỡ nòng 37mm trang bị trên SPAD S.XII.
Súng Puto được bố trí trong khối động cơ Ispano-Suiza và có đường bắn xuyên qua trục cánh quạt phía trước máy bay. Súng được nạp đạn thủ công, mục tiêu được nhắm bắn theo đường ray đồng trục của dòng súng máy Vickers nổi tiếng.
SPAD S.XII là dòng máy bay chiến đấu trang bị súng pháo đầu tiên của thế giới. Nhưng nó không đáp ứng được nhiều so với kì vọng, vì nạp đạn thủ công gây bất tiện khi chiến đấu trên không. Máy bay chỉ được Pháp sử dụng đến hết Thế chiến II.
Máy bay Messerschmitt Bf. 109E
Máy bay Messerschmitt Bf. 109E có động cơ làm mát bằng chất lỏng.
Máy báy chiến đấu của Đức được chế tạo vào năm 1938. Messerschmitt Bf. 109E có động cơ làm mát bằng chất lỏng, thế hệ đầu tiên của thế giới. Đây là dòng máy bay tiên phong trong kỷ nguyên của động cơ hiện đại này. Messerschmitt Bf. 109E được Phát xít Đức sản xuất với số lượng lớn và là lực lượng không chiến chủ yếu của Đức trong Thế chiến II.
Sau năm 1945, Bf. 109E trở thành hình mẫu quan trọng nhất, được các kĩ sư hàng đầu thế giới ứng dụng và cải tiến cho các dòng máy bay chiến đấu sau khi Phát xít Đức bị diệt vong.Trong đó, các dòng máy bay Spitfires, Mustangs, Yak đều được phát triển dựa trên những đặc tính và thiết kế kĩ thuật của Messerschmitt Bf. 109E.
Động cơ làm mát bằng chất lỏng là một phát minh gây tranh cãi, nhưng phục vụ thời gian dài trong lực lượng không quân tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Máy bay phản lực Messerschmitt Me-262
Máy bay phản lực Messerschmitt Me-262 của Đức.
Máy bay phản lực hiện đại đầu tiên của thế giới được chế tạo tại Đức vào năm 1941. Là một phiên bản mới của dòng Messerschmitt, Me-262 có khả năng chiến đấu vượt trội so với các máy bay chiến đấu lúc bấy giờ của Mỹ và Liên Xô.
Máy bay Ilyushin IL-2
Máy bay tiêm kích đầu tiên của Xô Viết IL-2.
Liên Xô nghiên cứu và chế tạo thành công Il-2 vào năm 1942. Đây là dòng tiêm kích đúng nghĩa đầu tiên, được sử dụng với mục đích tấn công và đánh bại kẻ thù trên bầu trời.
Bộ khung bọc thép của Il-2 bảo vệ toàn bộ hệ thống sức mạnh động cơ và dàn vũ khí của máy bay. Đó được xem là đặc điểm tiên tiến của dòng máy bay uy lực của Xô Viết. IL-2 trở thành vũ khí tấn công chính xác trực diện quan trọng hàng đầu của Liên Xô trong Thế chiến II.
Pháo đài bay Boeing B-17
Máy bay ném bom chiến lược Boeing B-17 của Mỹ.
Máy bay được chế tạo vào năm 1937, trở thành biểu tượng hủy diệt của quân đội Mỹ. B-17 có khả năng mang khối lượng bom đạn nhiều hơn bất cứ máy bay nào cùng thời.
Sau Thế chiến II, Không quân Mỹ sử dụng nhiều B-17 và các biến thể khác tại chiến trường Triều Tiên, Việt Nam, Nam Tư, Libya và Iraq. Tất cả mọi mục tiêu mặt đất đều bị hủy diệt sau đòn tấn công bom rải thảm của Pháo đài bay B-17.
Máy bay Heinkel He.219 “Uhu"
Máy bay chiến đấu ban đêm Heinkel He.219 “Uhu” của Phát xít Đức.
Dòng máy bay chuyên chiến đấu ban đêm của Đức được chế tạo năm 1942, là cầu nối thời đại của ngành công nghiệp hàng không quân sự thế giới. Sau Thế chiến II, He.219 dường như bị bỏ quên, nhưng những nguyên tắc và đặc tính chiến đấu của máy bay trở thành kinh điển cho công nghiệp chế tạo thế giới.
Máy bay He.219 có hệ thống radar cảnh báo “bạn-thù”, ghế đẩy thoát hiểm cho phi công, buồng lái điều áp, súng máy lắp đặt điều khiển từ xa và hệ thống súng pháo uy lực. Tất cả những đặc tính này trở thành nền tảng của bất cứ dự án phát triển máy bay chiến đấu nào trên thế giới hiện nay.
Máy bay “Cá kiếm” Fairey
“Cá kiếm” Fairey là máy bay tấn công bằng ngư lôi hiệu quả nhất trước Thế chiến II.
Đây là dòng máy bay của Anh, chế tạo năm 1934. “Cá kiếm” Fairey là máy bay tấn công có hiệu suất thành công cao nhất trên thế giới lúc bấy giờ. Các màn tập kích bằng ngư lôi trên biển của máy bay Hoàng gia Anh gây nên nỗi kinh hoàng cho tàu chiến đối phương.
Máy bay “Cá kiếm” Fairey đóng vai trò lớn nhất trong đòn tấn công đánh chìm thiết giáp hạm lớn nhất của Đức Bismarck. Ngoài ra, Fairey còn giữ kỷ lục đánh chìm 4 tàu chiến của Italia chỉ với 3 quả ngư lôi.
Sức mạnh của “Cá kiếm” Fairey giúp Không quân Hoàng gia Anh giữ vai trò thống lĩnh trên vùng trời ở các vùng biển ở châu Âu và thế giới trong nhiều thập kỷ.