Sức mạnh, niềm tự hào của hạm đội Hải quân Nga thập niên 1990 bị “xé tan” thành từng mảnh

Bảo Lam |

Trong một thời gian dài bị bỏ không, các tàu chiến hùng mạnh một thời của Hải quân Liên Xô/Nga trở nên hoen gỉ vì mưa nắng, và kết quả là… biến thành “sắt vụn”.

Nga từng được thừa hưởng một hạm đội hùng mạnh từ Liên Xô có khả năng cạnh tranh với hải quân của những cường quốc biển lớn nhất. Tuy nhiên, vào những năm 1990, một số lượng lớn tàu chiến, vì nhiều lý do khác nhau đã bị đưa ra khỏi các hạm đội và bị coi là lỗi thời.

Trong một thời gian dài chúng trở nên hoen gỉ khi phơi ngoài mưa nắng, và kết quả là… biến thành "sắt vụn".

Tàu ngầm nguyên tử Đề án 671 (Victor I)

Sức mạnh, niềm tự hào của hạm đội Hải quân Nga thập niên 1990 bị “xé tan” thành từng mảnh - Ảnh 1.

Các tàu ngầm này được bàn giao từ năm 1967 đến hết năm 1974. NATO gọi lớp tàu ngầm này một cách tôn trọng: Victor I "Kẻ chiến thắng", còn các thủy thủ Anh gọi chúng là "những hoàng tử đen".

Các tàu ngầm đề Victor I một thời gian dài từng là nòng cốt sức mạnh ngầm của Liên Xô.

Đơn giản, chi phí không cao – giá thành gần 50 triệu rúp và thời gian chế tạo chỉ từ 11-15 tháng (thậm chí 8 - 9 tháng) nhưng được trang bị các vũ khí tốt, cơ động và tự chủ, chúng trở thành các trạm tuần tra tại tất cả những chốt điểm tối quan trọng trên biển.

Tuy nhiên, tất cả các tàu Đề án 671 đều bị đưa ra khỏi thành phần hạm đội hải quân từ năm 1989 đến hết năm 1997 và cho tới thời điểm hiện nay chúng đã được tiêu hủy.

Tàu ngầm nguyên tử K-60 Đề án 627A

Sức mạnh, niềm tự hào của hạm đội Hải quân Nga thập niên 1990 bị “xé tan” thành từng mảnh - Ảnh 2.

Các tàu ngầm nguyên tử đầu tiên của Liên Xô thuộc đề án 627A. Liên Xô trở thành cường quốc hạm đội tàu ngầm hạt nhân thứ hai trên thế giới sau khi các tàu ngầm Đề án 627 được chế tạo.

Tàu ngầm thuộc Đề án 627-627A sở hữu những tính năng tuyệt hảo vào thời điểm đó nhưng cũng có không ít những khiếm khuyết phải chỉnh sửa trong các đề án kế cận.

Tổng cộng, từ năm 1957 đến hết năm 1963, đã có 13 tàu ngầm được bàn giao cho các hạm đội phương Bắc và hạm đội Thái Bình Dương. Thế nhưng, đến đầu thập niên 90, ngoại trừ chiếc K-8 bị đắm, số còn lại đều bị đưa ra khỏi thành phần các hạm đội này.

Tàu khu trục Otchayannyy

Sức mạnh, niềm tự hào của hạm đội Hải quân Nga thập niên 1990 bị “xé tan” thành từng mảnh - Ảnh 3.

Otchayannyy là chiếc tàu thứ hai của Đề án 956 "Sarych". Các tàu của đề án này được đóng tại nhà máy đóng tàu số 190 mang tên Djadanov trong giai đoạn từ năm 1976 đến 1992.

Kể từ thời điểm được bàn giao cho quân đội tới khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, các tàu Đề án 956 thường xuyên được triển khai tại các vùng biển, từ biển Barentzevo cho tới Vịnh Persi.

Chúng tham gia tuần tra chiến đấu và tăng cường sự hiện diện của hải quân Liên Xô trên các vùng biển, gồm cả những khu vực diễn ra xung đột quân sự. Nhưng đến năm 1998, nó thuộc diện bị cắt giảm và tiêu hủy vào năm 2003.

Tàu khu trục Gremyashchiy

Sức mạnh, niềm tự hào của hạm đội Hải quân Nga thập niên 1990 bị “xé tan” thành từng mảnh - Ảnh 4.

Gremyashchiy là chiếc thứ 14 thuộc Đề án 956 "Sarych". Từ năm 1997 chiếc tàu này không còn ra khơi, hiện nay nó đang nằm chờ tiêu hủy.

Tàu ngầm nguyên tử Simbirsk Đề án 941 "Akula"

Sức mạnh, niềm tự hào của hạm đội Hải quân Nga thập niên 1990 bị “xé tan” thành từng mảnh - Ảnh 5.

Đây là chiếc tàu thứ ba của Đề án 941 Akula (NATO định danh: Typhoon). 6 chiếc tàu của đề án này được coi là "khủng" nhất trong lịch sử nhân loại. Chúng được vận hành bởi 2 lò phản ứng hạt nhân, nhờ đó di chuyển êm ái hơn các đàn anh của mình.

Mỗi chiếc tàu ngầm thuộc Đề án 941 Akula đều mang theo số lượng "khủng khiếp" các tên lửa đạn đạo và đầu đạn hạt nhân – chúng có thể một mình tiêu diệt một phần lớn thể giới.

Vào năm 1996, Simbirsk được đưa về dự bị, năm 1998 – nó bị đưa ra khỏi thành phần hạm đội hải quân và neo tại cảng Nerpichia (thành phố Zaozersk, Nga). Trong giai đoạn 2006-2008, nó bị tháo dỡ toàn bộ.

Tàu ngầm nguyên tử "Ak Bars"

Sức mạnh, niềm tự hào của hạm đội Hải quân Nga thập niên 1990 bị “xé tan” thành từng mảnh - Ảnh 6.

Chiếc tàu ngầm này thuộc đề án 971 Shchuka-B (NATO định danh: Akula), hiện thân những ý tưởng thành công nhất của các đàn anh. Những đặc điểm khác biệt của các tàu ngầm này là chi phí đóng mới thấp, khả năng cơ động và sinh tồn được nâng cao.

Shchuka-B vượt trội hơn các đối thủ nhờ tiếng ồn thấp, hệ thống điện tử và vũ khí hiện đại hơn. Tàu ngầm "Ak Bars" được bàn giao cho hạm đội hải quân Liên Xô vào năm 1988, bị loại khỏi biên chế vào năm 2002 để lưu kho dài hạn tại cảng Saida. Năm 2010 nó bị "xẻ thịt" làm sắt vụn.

Tàu tuần tra biên phòng Đề án 754P "Amur"

Sức mạnh, niềm tự hào của hạm đội Hải quân Nga thập niên 1990 bị “xé tan” thành từng mảnh - Ảnh 7.

Các tàu này được đóng tại thành phố Yaroslavl giai đoạn 1974-1990 trên cơ sở tàu kéo theo đơn đặt hàng của KGB Liên Xô. Tổng cộng đã có hơn 20 chiếc được xuất xưởng. Trong ảnh là một trong những chiếc tàu 754P bị mắc cạn tại eo Đảo Novokurilsk vào năm 2000 và đã bị đưa đi tiêu hủy.

Tàu chống ngầm Vladimirets

Sức mạnh, niềm tự hào của hạm đội Hải quân Nga thập niên 1990 bị “xé tan” thành từng mảnh - Ảnh 8.

.

Tàu chống ngầm Vladimirets được hạ thủy vào năm 1990. Đến đầu năm 2000 nó gần như không ra khơi và được đưa vào dự bị. Hiện nay nó đang được tu sửa để trở thành bảo tàng.

Tàu ngầm Lê Nin K-137 (Đề án 667А) của Liên Xô.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại