Uống nước tiểu chữa bệnh: Những sự thật khiến bạn ngạc nhiên

Thái Phong (T.H) |

Chữa bệnh bằng nước tiểu vẫn được coi là cách chữa bệnh ấu trĩ, phản khoa học chỉ còn gặp ở những người già cả vùng nông thôn.

Ngày nay, chắc không có người trẻ nào đủ can đảm uống thứ nước thải của chính mình hoặc của người khác dù là với mục đích chữa bệnh.

Tuy nhiên, y học cổ truyền và những nghiên cứu hiện đại đều công nhận cơ sở khoa học về cách chữa bệnh "không được vệ sinh" này.

Theo y học cổ truyền, nước tiểu khi dùng để chữa bệnh còn được gọi là đồng tiện, nhân niệu, luân hồi tửu, hoàn nguyên thang. Tên khoa học của loại dược phẩm này là Urina Hominis.

Theo y học cổ truyền, nước tiểu vị mặn, tính hàn (lạnh) không độc.

Có tác dụng chữa hàn nhiệt, đầu thống (đầu đau nhức), ấm khí (ôn khí), ho lâu mất tiếng, chủ yếu dùng chữa các chứng sốt rét, nhức đầu, cầm máu, bổ âm, giáng hỏa, dùng ngoài xoa bóp khi bị ngã hay bị thương, bị đánh người thâm tím.

Ngày uống 100 đến 200ml, lúc còn đang ấm.

Tây y không dùng.

(Theo GS Đỗ Tất Lợi - Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam)

Trong những cái tên này, tên "đồng tiện" là để chỉ riêng loại nước tiểu của trẻ em, thường là trẻ trai, dưới 12 tuổi và có sức khỏe tốt.

Theo những tài liệu cổ còn để lại, người ta biết được rằng ngoài nước tiểu trẻ em, người ta còn dùng cả nước tiểu người lớn (gọi tên là nhân niệu) để chữa bệnh.

Người xưa không coi nước tiểu là chất cặn bã của cơ thể thải ra mà coi đây là một vị thuốc quý. Chính vì vậy người ta gọi thứ nước này là luân hồi tửu, hoàn nguyên thang...

Theo khoa học hiện đại, nước tiểu không hoàn toàn là chất thải, chất cặn bã của chuyển hóa mà được hình thành từ máu khi qua 2 quả thận rồi chuyển vào niệu quản và xuống bọng đái.

Do nước tiểu từ máu lọc ra, mà máu lại đi khắp cơ thể nên trong nước tiểu có đủ các chất do cơ quan máu đi qua bài tiết ra đồng thời có những chất cặn bã của chuyển hóa.

Thành phần nước tiểu không giống nhau giữa cá nhân này và cá nhân khác. Trong cùng một cơ thể, thành phần nước tiểu sáng chiều, lúc no đói, mùa nóng, mùa lạnh cũng khác nhau.

Từ rất lâu, nhân dân nhiều nước cả phương Tây và phương Đông, trong đó có Việt Nam đã biết về khả năng chữa bệnh của nước tiểu. Y học cổ truyền của ta dùng nước tiểu với tác dụng chống phù nề cho phụ nữ sau khi sinh.

Những nghiên cứu hiện đại ngày nay cho thấy, nước tiểu có nhiều chất có lợi cho sức khỏe như ure, acid uric, acid hipuric, kiềm puric, acid amin, acid béo, các chất nội tiết (hormone) vitamin và các men...

Nhờ những thành phần hóa học và tác dụng của những thành phần ấy, các nhà khoa học đã giải thích được công dụng chữa bệnh của nước tiểu có ghi trong tài liệu cổ mà trước đây chưa giải thích được.

Những đơn thuốc có nước tiểu dùng trong nhân dân như sau:

- Chữa sưng mộng răng chảy máu: Ngậm đồng tiện.

- Phụ nữ sau sinh gầy yếu, ho sốt, thổ huyết: Dùng đồng tiện còn nóng ấm ngày uoogns 200ml. Uống liên tiếp trong một tháng.

- Ngoài ra, đồng tiện còn dùng để tẩm và bào chế một số vị thuốc hay dùng phối hợp với một số vị thuốc mà uống.

(Tài liệu tham khảo: "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - GS Đỗ Tất Lợi")

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại