Bồ hóng nghe có vẻ xa lạ với những người sinh sống ở thành thị. Ở nông thôn, bồ hóng có mặt ở những nơi còn duy trì tập tục đun nấu bằng than củi hoặc rơm rạ. Tuy nhiên, người ta vẫn cho rằng bồ hóng là một thứ vô hại.
Những thông tin dưới đây chắc chắn sẽ khiến bạn giật mình vì bồ hóng không ở quá xa nơi bạn ở.
Nó có mặt ở mọi nơi có không khí, ngay cả trong ngôi nhà của bạn nếu như không khí tại nơi bạn ở bị ô nhiễm bởi những khí thải công nghiệp và khí thải động cơ diesel gây ra.
Một thực tế rất đáng báo động, những người dân ở thành thị có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thứ chất thải ô nhiễm này nhiều hơn là ở các vùng nông thôn.
1. Bồ hóng là gì?
Bồ hóng là một dạng định hình của cacbon vô định hình. Thực tế nó là dạng vi tinh thể của than chì. Khi ở nhiệt độ cao, dạng vi tinh thể này chuyển thành than chì.
Về tính chất hóa học: Bồ hóng không mùi, không vị, khó nóng chảy, khó bay hơi, không tan trong các dung môi bình thường nhưng tan nhiều trong các kim loại nóng chảy như Fe, Ni, Co...
Bồ hóng là sản phẩm của quá trình cháy không hoàn toàn, thường được sinh ra từ ô nhiễm công nghiệp, giao thông, lửa ngoài trời, sự cháy của nhiên liệu sinh hoạt.
Chính vì thế chúng ta thường gặp bồ hóng ở vách bếp hay nóc bếp của nông thôn, nơi người ta sử dụng nhiên liệu đốt là than củi hoặc rơm rạ.
Bồ hóng
Tuy nhiên, bồ hóng gây ảnh hưởng nhất thường có trong không khí và là khí thải của các động cơ diesel và chất thải công nghiệp.
Những sản phẩm như nến thơm được sử dụng trong gia đình nếu không được sử dụng nguyên liệu đảm bảo cũng có thể gây ra bồ hóng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
2. Bồ hóng gây ung thư như thế nào?
Từ lâu người ta đã biết đến tác hại của bồ hóng với sức khỏe con người. Năm 1970, người ta phát hiện ra sự có mặt của chất này trong khí xả động cơ diesel.
Trong không khí, bồ hóng có thể hấp thụ và khuếch tán ánh sáng mặt trời, làm giảm độ trong suốt của khí quyển và làm giảm tầm nhìn.
Dựa vào thông tin này bạn có thể đánh giá sự có mặt của bồ hóng ở một khu vực cụ thể là lớn hay nhỏ.
Ví dụ: Ở thành thị, bức xạ mặt trời đo được trên mặt đất nhỏ hơn khoảng 15 - 20% so với khi đo ở nông thôn. Như vậy là không khí ở thành thị bị ô nhiễm bồ hóng cao hơn so với ở các khu vực nông thôn.
Nguyên nhân của việc ô nhiễm này một phần lớn là do sự góp mặt của các động cơ diesel. Quá trình cháy khuếch tán trong động cơ diesel rất thuận lợi cho việc hình thành bồ hóng.
Bồ hóng bản chất là một chất gây ô nhiễm có khả năng gây ung thư, đặc biệt là với những người đang mang thai nó có thể gây dị dạng đối với thai nhi.
Các HAP, kể cả các nitro-HAP và dinitro-HAP hấp thụ trong bồ hóng diesel đều có khả năng gây đột biến tế bào và gây ung thư đường hô hấp.
Ngoài ra, hồ hóng cũng có khả năng gây ung thư da mạnh nếu bạn nhân tiếp xúc thường xuyên với chúng và gây bệnh tụ máu dẫn đến những tác động nguy hiểm đến hệ tim mạch.