Ăn lạc (đậu phộng) có tốt không?
Lạc (đậu phộng) vốn được biết đến như một loại lương thực giàu chất dinh dưỡng, được rất nhiều người ưa chuộng. Ăn lạc (đậu phộng) tuy tốt nhưng không phải ai ăn cũng tốt.
Những lợi ích của việc ăn lạc (đậu phộng)
Hỗ trợ tuần hoàn máu
Một phần tư chén lạc (khoảng 30gr) có thể cung cấp 35% lượng mangan cần thiết cho cơ thể. Mangan là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa chất béo và carbonhydrate, sự hấp thụ canxi và quy định lượng đường trong máu.
Giảm lượng cholesterol
Các chất dinh dưỡng trong lạc không những làm tăng cường trí nhớ mà còn giúp làm giảm và kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể. Thêm vào đó, đồng chứa trong lạc giúp giảm lượng cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt.
Làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lạc có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh im. Lạc rất giàu chất béo không bão hòa đơn, và chất chống oxy hóa như axit oleic.
Hãy ăn lạc hoặc các thực vật họ đậu khác ít nhất bốn lần 1 tuần để làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và động mạch vành.
Giảm căng thẳng, mệt mỏi
Lạc là loại thực phẩm rất giàu vitamin B, kẽm và vitamin E giúp loại bỏ căng thẳng nhanh chóng.
Giống như hạt điều hay hạnh nhân, bạn có thể thủ sẵn ở bàn làm việc của mình một hũ đậu phộng rang hay hạt điều, hạnh nhân để nhấm nháp mỗi khi bị căng thẳng.
Những người không nên ăn lạc (đậu phộng)
Người cắt túi mật:
Đậu phộng chứa nhiều mỡ nên cần lượng lớn dịch mật để tiêu hóa chúng. Người đã bị cắt túi mật sẽ không đủ dịch mật để giúp tiêu hóa khi ăn đậu phộng, gây ra chứng tiêu hóa không tốt.
Người tì yếu, phân nát:
Do đậu phộng nhiều mỡ nên người yếu tì gây viêm ruột, lỵ, tiêu hóa kém ăn đậu phộng sẽ gây lỏng lị, không lợi cho sức khỏe.
Người hay bốc hỏa:
Đậu phộng vị ngọt, tính nóng, người bị viêm khoang miệng, viêm lưỡi, miệng lưỡi lở loét, mũi chảy máu... do chứng nội nhiệt bốc hỏa sau khi ăn đậu phộng sẽ tăng hỏa khí, làm bệnh tăng nặng và khó thở hơn.
Người bị bệnh dạ dày:
Những bệnh nhân này có chứng đau bụng mãn tính, tiêu chảy, khó tiêu và các triệu chứng khác. Ăn đậu phộng và các loại hạt có hàm lượng protein và chất béo quá cao sẽ gây khó tiêu hóa và hấp thụ.
Do đó, các bệnh nhân này không nên ăn đậu phộng.
Người đang giảm cân:
Đậu phộng có lượng calo và hàm lượng chất béo cao, đặc biệt là đậu phộng chiên thì hàm lượng calo tăng gấp đôi. Vì vậy, những người có ý định muốn giảm cân thì nên tránh xa đậu phộng.
Người mỡ máu:
Trong đậu phộng có chứa một lượng lớn chất béo, những người bị cao huyết áp ăn đậu phộng sẽ làm cho lượng mỡ trung bình trong máu tăng lên, lượng mỡ trong máu tăng sẽ kèm với hiện tượng xơ cứng động mạch, cao huyết áp, rất có hại cho cơ thể.
Người bị bệnh gout:
Nguyên nhân gây bệnh gout là do có sự rối loạn chuyển hóa acid uric, làm tăng lượng acid uric trong máu. Chế độ ăn uống nhiều chất béo sẽ làm giảm bài tiết axit uric khiến cho bệnh có xu hướng trầm trọng hơn.
Đậu phộng là một trong những thực phẩm nhiều chất dầu béo và chất protein… không thích hợp để bệnh nhân gout tiêu thụ nhiều.
Người bị bệnh tiểu đường:
Cần phải kiểm soát lượng năng lượng tiêu thụ hàng ngày. Chẳng hạn như việc sử dụng dầu ăn hàng ngày không được quá 3 muỗng cà phê (30g), trong khi đó 18 hạt đậu phộng tương đương với một thìa dầu (10g) khoảng 90 kilocalories.
Do đó, bệnh nhân tiểu đường cũng nên tránh ăn nhiều đậu phộng.