Theo ghi nhận của bệnh viện K, mỗi năm Việt Nam có trên 15.000 ca mắc ung thư dạ dày mới và hơn
Tỷ lệ sống thêm thường được các bác sỹ dùng như một chuẩn mực thảo luận về tiên lượng của người bệnh.)
Tỷ lệ sống thêm 5 năm là phần trăm số bệnh nhân sống ít nhất 5 năm sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Tất nhiên, nhiều người trong số họ sống lâu hơn 5 năm và cũng có nhiều người được chữa khỏi.
(Theo tài liệu của Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai)
11.000 bệnh nhân tử vong vì căn bệnh này. Có tới 3/4 bệnh nhân ung thư dạ dày được phát hiện muộn.
Chỉ có 15% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày sống thêm được 5 năm.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày
Các nguyên nhân gây ung thư dạ dày vẫn chưa được biết chính xác.
Nhưng ở những người có tiền sử loét dạ dày và từng bị thiếu máu ác tính thì có nguy cơ cao bị ung thư dạ dày.
Các triệu chứng ung thư dạ dày:
Những dấu hiệu ung thư dạ dày không đặc hiệu, giống với các biểu hiện viêm dạ dày thông thường, bệnh nhân lại có tâm lý ngại đi khám, tự điều trị nên việc phát hiện bệnh thường muộn.
Do đó, nếu thấy mình có những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đến gặp bác sỹ để chẩn đoán chính xác căn bệnh, loại trừ khả năng mình bị ung thư dạ dày.
Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân
Giảm cân đột ngột mà không cần cố gắng có thể là một dấu hiệu của ung thư dạ dày. Kéo theo đó là tình trạng mất cảm giác ngon miệng hoặc không muốn ăn các loại thực phẩm nào đó cho dù bạn đang rất đói.
Chướng bụng đầy hơi tưởng là triệu chứng tiêu hóa bình thường nhưng rất có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày. (Ảnh minh họa: Internet)
Chướng bụng đầy hơi
Triệu chứng này thường xuất hiện trong suốt quá trình mắc bệnh của bệnh nhân ung thư dạ dày. Trên 70% số bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu có biểu hiện chướng bụng, đầy hơi rõ rệt.
Tình trạng này thường xảy ra trong những thời điểm yên tĩnh. Khi hoạt động thể thao, phân tán tư tưởng, triệu chứng này mất đi nhưng vẫn khiến hiệu quả điều tiết ăn uống của bệnh nhân suy giảm.
Đại tiện hoặc nôn ra máu
Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, nếu trong chất nôn có lẫn máu thì cũng nên suy xét đến khả năng ung thư dạ dày. Ngoài ra, nếu đi tiêu thấy phân có màu đen hoặc có màu đỏ như máu thì nghi ngờ ung thư dạ dày càng cao hơn.
Khó nuốt
Bệnh nhân ung thư dạ dày có thể có biểu hiện khó nuốt. Khi bệnh tiến triển, việc nuốt càng trở nên khó khăn hơn.
Chán ăn, mệt mỏi kéo dài
Thực tế chán ăn mệt mỏi cũng là dấu hiệu ung thư dạ dày dễ nhận biết của những người mắc ung thư dạ dày. Nhưng do không có cơn đau dữ dội nên nhiều bệnh nhân đã chủ quan không đi khám.
Để chẩn đoán bệnh cần làm gì?
- Bác sĩ hỏi bệnh và khám bệnh kĩ càng.
- Chụp phim Xquang dạ dày dùng thuốc cản quang.
- Nội soi dạ dày bằng ống soi mềm, sinh thiết chẩn đoán và có thể chụp ảnh dạ dày qua ống nội soi.
- Khi một người bệnh được chẩn đoán là ung thư dạ dày thì cần làm thêm một số xét nghiệm nữa để đánh giá sự phát triển của ung thư đến các cơ quan khác.
Điều này giúp cho bác sĩ đưa ra cách điều trị tốt nhất. Đó là các xét nghiệm chụp cắt lớp vi tính và siêu âm.