Ngày nay, với những người thường xuyên quan tâm đến sức khỏe của bản thân và gia đình, thải độc cơ thể là điều rất quan trọng. Gan có độc của gan, phổi có độc của phổi, thận có độc của thận… và chúng ta cần phải thải chúng ra.
Cơ thể con người như một bộ máy trao đổi chất hoạt động không ngừng, và trong quá trình đó nếu các chất cặn bã, các độc tố không được thải ra kịp thời, nó sẽ tích tụ dần dẫn đến vô số chứng bệnh nan y.
Chính vì thế, gần đây ở Trung Quốc xuất hiện một Bảng Thời khóa biểu vàng giúp thải độc cơ thể, được rất nhiều người nước này (và cả ở Việt Nam) vô cùng quan tâm.
Bảng này chia ra nhiều khung giờ và khuyên rằng thời gian đó thải độc cho bộ phận nào là tốt nhất. Cụ thể: 5-7h sáng thải độc cho đại tràng, 7-9h sáng dạ dày, 11-13h cần giải độc cho tim, 17-19h thận... và 23h-5h là của túi mật, gan, phổi.
Thế nhưng, thông tin đó đã bị nhiều chuyên gia uy tín ở Trung Quốc phản bác.
"Quá khiên cưỡng"
Từ Thu Hương, một trưởng khoa của Bệnh viện Trung Y thành phố Đại Liên, cho rằng: Con người là một tổng thể hữu cơ chuyển hóa có khả năng tự thay cũ đổi mới.
Chức năng lớn nhất của cơ thể con người là cân bằng được mọi chức năng, chỉ cần có cuộc sống lành mạnh, bình thường cơ thể con người cũng tự thay cũ đổi mới, bằng cách tự sản xuất ra chất thải độc cho cơ thể.
Thải độc tuy là một từ đang phổ biến, nhưng từ góc độ y học mà nói, nó không phải là một thuật ngữ y học chặt chẽ.
Cơ thể con người do các nhóm tế bào tạo thành, các tế bào tồn tại được thì cần phải có năng lượng của phản ứng hóa học và cũng sẽ tạo ra chất thải trao đổi chất.
Sự bài xuất chất thải trao đổi chất chính là một quá trình cân bằng ổn định nội môi trong cơ thể, và nó đúng là "thải độc" theo đúng nghĩa.
Cho nên, theo ông Hương, cách nói về các đoạn thời gian thải độc như trong bảng thời khóa biểu nêu trên là không có cơ sở khoa học, vớ vẩn và khiên cưỡng.
Ông Từ Thu Hương giải thích, thật ra, mỗi người đều có đồng hồ sinh học của riêng mình, và thời gian "thải độc" được thiết lập cho từng khoảng thời gian và được giao cho một cơ quan trong cơ thể.
Trong những hoàn cảnh bình thường, cơ thể tự cân bằng nước, cân bằng acid-base và cân bằng ion, nội tiết và các cơ quan khác. Chỉ trong trường hợp đặc biệt mới xuất hiện các rối loạn và bất thường.
Vì vậy, không nên lo lắng thái quá mà phải học theo bảng thời khóa biểu trên. Đông Y nói Âm bình hành, Dương bảo vệ, tinh thần được yên, đó là sự cân bằng âm dương.
Nhưng ông Từ Thu Hương cũng nhìn nhận, thực tế rất nhiều người đã ăn không ngon ngủ không yên vì bảng thời khóa biểu này.
Với nhiều người, khi làm theo chỉ dẫn để làm việc và nghỉ ngơi, họ cảm giác nếu phù hợp với thời gian nêu ra, và họ cảm thấy khỏe mạnh hơn.
Thậm chí, có người vào lúc 10h30 tối khi đang nằm trên giường, trong đầu vẫn nghĩ rằng tuyến lympho đang hoạt động, nhanh nhanh đi ngủ thôi...
Tuy nhiên, đối với không ít người phải người thức khuya (do thói quen hoặc vì lý do khác), cái bảng thời khóa biểu thải độc này đã mang lại cho họ không ít lo lắng, bồn chồn.
Mối quan hệ giữa thức khuya và "thải độc cơ thể"
Việc thức khuya và thải độc cơ thể có mối liên hệ gì với nhau không? Ảnh minh họa.
Về vấn đề này, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Hữu Nghị Đại Liên - Tôn Lệ Đan cho rằng: Thức khuya đúng là có những ảnh hưởng không nhỏ đối với cơ thể.
Hậu quả của sự thiếu ngủ rõ ràng nhất là vào ngày hôm sau, chúng ta sẽ cảm thấy chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi. Nó là do hệ thần kinh gây ra bởi không được nghỉ ngơi đầy đủ, và với cái gọi là "thời khóa biểu thải độc" không phải là không có quan hệ.
Tôn Lệ Đan lập luận: Từ sinh vật đơn bào cho tới con người, hầu như tất cả các hoạt động sinh học của cuộc sống có những thay đổi mang tính chu kỳ nhịp nhàng. Ngủ và thức là một chu kỳ sinh học sinh lý.
Cơ thể con người là một cỗ máy phức tạp, nhưng cũng có sự hiện diện của nhịp sinh học thần kinh. Trong hàng ngàn năm, mặt trời lên thì con người bắt đầu dậy và làm việc, mặt trời lặn thì cũng là lúc nghỉ ngơi, đồng hồ sinh học của cơ thể đã thích nghi với quy tắc này.
Khi tiết tấu này bị phá hỏng, sẽ làm giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hoặc tăng huyết áp, thần kinh giao cảm, nội tiết và chuyển hóa thay đổi, hiện tượng viêm xảy ra và tăng cường tăng tỷ lệ các trường hợp bệnh tim mạch.
Sau khi thức khuya, da mặt xạm và đen lại, khuôn mặt hốc hác, đặc biệt có thể sinh mụn trứng cá, hoặc đau đầu.
Từ đó, Tôn Lệ Đan kết luận: Các cơ quan làm nhiệm vụ "thải độc" trong cơ thể dù liên tục hoạt động cũng cần một giấc ngủ ngon để nghỉ ngơi, vì vậy chất lượng của giấc ngủ là rất quan trọng.
Quy luật giờ giấc của bảng thời khóa biểu thải độc là sai, không có chứng cứ khoa học, nhưng quy luật nghỉ ngơi và làm việc hợp lý của cơ thể là cực kỳ quan trọng! Đừng phá vỡ nó!
* Theo Chinadaily