Vỏ khoai lang: Gây rối loạn chức năng gan
Là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, đặc biệt tốt với những người bị táo bón, nhưng không phải lúc nào khoai lang cũng an toàn. Do vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm nên ăn cả vỏ không có lợi cho tiêu hóa.
Cũng vì phát triển dưới lòng đất quá lâu nên phần vỏ tiếp xúc trực tiếp với đất, hấp thụ nhiều chất có hại. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai bị nhiễm độc tố alternaria sẽ sản sinh ipomarone, gây tổn thương gan và ngộ độc thực phẩm .
Vỏ khoai lang gây rối loạn chức năng gan
Vỏ khoai tây: Gây nhiễm độc mãn tính
Vỏ khoai tây có chứa chất glycoalkaloid, có thể gây độc cho cơ thể. Do không có triệu chứng rõ ràng nên nhiều người không nhận ra mức độ nguy hiểm của chất này đối với cơ thể, tạo ra nhiễm độc mãn tính.
Khi bị ngộ độc, người ăn có biểu hiện da xanh xao, nhợt nhạt, sức khỏe kém. Nguy hiểm hơn nếu bạn ăn củ khoai tây mọc mầm, vì chất độc glycoalkaloid trong vỏ tăng lên cao.
Ngoài ra, cũng giống khoai lang, củ khoai tây sinh trưởng trong đất nên phần vỏ dễ tích tụ nhiều chất độc hại.
Vỏ khoai tây có thể gây nhiễm độc mãn tính do triệu chứng biểu hiện không rõ ràng
Vỏ quả hồng: Tổn thương dạ dày
Khi quả hồng còn xanh, chất tannin sẽ tập trung chủ yếu trong phần thịt. Còn khi quả hồng chín, chất này lại tập trung ở phần vỏ.
Vì vậy, tuyệt đối không nên ăn vỏ hồng. Bởi chất tannin có trong dạ dày sẽ kết tủa với protein trong thức ăn, tạo thành protein acid tannic gây tắc dạ dày, khó chịu, chán ăn…
Bạn nên gọt sạch vỏ hồng trước khi ăn
* Theo Sina Health