Quốc y đại sư Trung Quốc: Cơ thể dư thừa độ ẩm là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh

Vân Hồng |

Quốc y đại sư cho rằng, cơ thể ẩm ướt không phải là bệnh, nhưng tất cả các bệnh đều phát sinh từ đây. Dư ẩm là điều chúng ta nên biết để tránh việc mắc bệnh chữa mãi không khỏi.

Cơ thể dư thừa độ ẩm: Bạn đã từng nghe về tác hại của nó?

Đông y trải qua hàng ngàn năm nghiên cứu đã để lại cho đời sau nhiều di sản vô giá, trong đó, những kiến thức thiết yếu về chăm sóc sức khỏe là điều chúng ta nên khám phá.

Quốc y đại sư Lộ Chí Chính, một chuyên gia Đông y đầu ngành nổi tiếng tại Trung Quốc, người từng viết rất nhiều sách về cách phòng tránh bệnh và dưỡng sinh cho rằng, cơ thể ẩm ướt không phải là bệnh, nhưng tất cả các bệnh đều phát sinh từ đây.

Giống như thời tiết nồm ẩm, khái niệm dư thừa nước, chỉ nghe thôi bạn đã dễ hình dung được những tác hại gây ra với sức khỏe. Nhưng đó là thứ chúng ta có thể cảm nhận thấy. Còn cơ thể dư thừa độ ẩm, những nguy cơ còn nhiều hơn thế lại khó nhận ra.

Đại sư Chính dù đã hơn 96 tuổi nhưng ông vẫn khỏe, làm việc hàng ngày với các bệnh nhân, tiếp xúc báo chí trả lời phỏng vấn và viết sách báo. Để sở hữu cơ thể khỏe như lứa tuổi 60-70, ông đã áp dụng nhiều biện pháp dưỡng sinh cẩn thận.

Cơ sở nào để nói rằng cơ thể dư ẩm là nguyên nhân gây bệnh?

Trong cuốn sách nổi tiếng "Cách chữa bệnh dư ẩm của Đông y", Đại sư Chính viết "Cơ thể dư thừa độ ẩm không phải là bệnh, nhưng tất cả các bệnh đều có sự ảnh hưởng của nó".

Đại sư Chính cho rằng, việc dư thừa độ ẩm thể hiện rõ nhất ở bệnh viêm xương khớp dạng thấp, bệnh chàm, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, cholesterol cao, bệnh tim mạch vành, đột quỵ, tiết dịch âm đạo nhiều, bệnh gout, tiêu chảy, tăng huyết áp…

Có thể thấy, việc cơ thể bị rối loạn trao đổi chất và nước sẽ gây ra tác hại rất lớn và lan rộng. Có 2 loại dư thừa độ ẩm (quá mức) theo quan niệm của Đông y, đó là dư ẩm không khí và dư ẩm thân thể.

Quốc y đại sư Trung Quốc: Cơ thể dư thừa độ ẩm là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Thời tiết nồm ẩm ảnh hưởng sức khỏe thế nào ?

Chúng ta đều biết, yếu tố dư thừa độ ẩm bên ngoài xuất phát từ đặc điểm của thời tiết. Do lượng nước trong không khí, mây, mưa, sương mù xuất hiện sẽ bao phủ môi trường sống. Khi độ ẩm ngoài môi trường càng tăng, nguy cơ sinh bệnh trong cơ thể càng lớn.

Ví dụ khi trời sương mù dày đặc, không khí sẽ lưu thông chậm, những vật chất độc hại trong không khí giống như bụi sẽ lơ lửng bay và tấn công vào cơ thể thông qua đường hô hấp, là đầu mối gây ra bệnh.

Khi môi trường ẩm ướt kéo dài, trong nhà chứa độ ẩm lớn, tạo môi trường thuận lợi cho nấm mốc hoạt động mạnh, gây ra dị ứng. Đặc biệt vào mùa nồm, chúng ta đều cảm nhận rất rõ tác hại của thời tiết dư ẩm, ngột ngạt, bí bách.

Không những thế, khi độ ẩm không khí tăng cao, cơ thể sẽ khó bài tiết mồ hôi. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Chúng ta đều biết, tiết mồ hôi là "công việc" quan trọng của cơ thể để giải nhiệt, điều tiết nhiệt độ cơ thể, nếu thời tiết ẩm, hệ thống thải mồ hôi sẽ bị "đình chỉ" hoạt động.

Ở một số trường hợp, khi không thể bài tiết mồ hôi để cân bằng nhiệt, có thể gây ra khó thở, ngột ngạt, trong người nôn nao, thậm chí đột quỵ, sốc nhiệt.

Quốc y đại sư Trung Quốc: Cơ thể dư thừa độ ẩm là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Cơ thể dư thừa độ ẩm cũng nguy hại như thời tiết?

Việc dư thừa độ ẩm bên ngoài (thời tiết nồm) chúng ta có thể nhận biết rõ bao nhiêu thì việc dư thừa độ ẩm trong cơ thể lại khó nhận biết bấy nhiêu. Chỉ khi bạn tinh ý quan sát thì mới có thể biết được.

Dấu hiệu dễ thấy nhất của bệnh dư thừa độ ẩm cơ thể chính là lưỡi bị nhầy mỡ, lưỡi có các vết nứt và các hoa văn bất thường.

Triệu chứng này có đặc điểm vùng miền rất rõ, vùng thời tiết ẩm hay ven biển sẽ xuất hiện nhiều hơn là vùng khô ráo. Theo Đại sư Chính, nguyên nhân chủ yếu của triệu chứng này là do thói quen sống thay đổi, ăn đồ đông lạnh, uống nước có đá, ăn uống vô độ, cơ thể viêm nhiễm, ít vận động, bài tiết kém, tinh thần căng thẳng, lo âu, áp lực.

Quốc y đại sư Trung Quốc: Cơ thể dư thừa độ ẩm là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh - Ảnh 3.

Quan sát 3 dấu hiệu của lưỡi như trên để chẩn đoán bệnh dư ẩm (Ảnh minh họa)

Giải pháp loại bỏ các bệnh nảy sinh do nhân tố dư ẩm gây ra

Do dư thừa độ ẩm, nhiều người bị các bệnh nhẹ kiểu như lở miệng, bốc hỏa, tiêu chảy, cảm lạnh hoặc một số triệu chứng "lặt vặt" khác. Đông y cho rằng, người thể trạng bị nhiệt thì vẫn có dấu hiệu dư ẩm, và người có thể trạng lạnh thì vẫn có thể bốc hỏa. Vậy nên tùy từng trường hợp cụ thể để khắc phục.

Giả sử, người bị nhiệt miệng, lở loét miệng chưa chắc uống thuốc thanh nhiệt đã khỏi. Người vừa bị đau bụng đi ngoài mà lập tức uống thuốc chữa lạnh bụng chưa chắc đã đúng. Hoặc những người miệng bị đắng, miệng nhớt mà uống thuốc giải ẩm cũng không hẳn là chuẩn. Vậy làm thế nào?

Theo nghiên cứu của Bác sĩ Chính, cơ thể mỗi người mỗi khác, và bệnh tật xuất hiện cũng hoàn toàn khác nhau, phức tạp. Có người vừa mắc chứng dư ẩm, cũng lại mắc dư nhiệt nên việc điều trị không đúng sẽ rất khó chữa khỏi.

Có người bị nhiệt, điều trị giải nhiệt quá mức lại sinh ra lạnh. Ngược lại, có người bị lạnh, bồi bổ nhiệt quá mức lại sinh ra nóng bốc hỏa. Nếu giải phóng độ ẩm quá mức lại sinh tổn khí, khi bổ khí quá mức lại sinh ra bệnh đường ruột, rơi vào vòng xoáy luẩn quẩn, bổ quá hóa thừa.

Để giải nhiệt, kiện tì vị, làm cho khí lưu thông, Đại sư Chính nghiên cứu cho biết, cách giải nhiệt, chống bốc hỏa bằng bài thuốc đơn giản như sau:

Vỏ đậu xanh 20 gam, lá sen 20 gam, đun thành nước uống thay trà.

Chúng ta đều biết, chức năng chính của lá lách là chuyển hóa độ ẩm (điều tiết lượng nước) trong cơ thể.

Trong cơ quan ngũ tạng muốn điều tiết nước đều phải thông qua lá lách, mà độ ẩm ở lá lách và ở dạ dày có sự liên quan đến nhau.

Kinh nghiệm của đại sư Chính cho thấy, khi cơ thể dư ẩm gây ra tiêu chảy, chúng ta không nên uống thuốc chữa tiêu chảy ngay lập tức, vì như vậy sẽ ức chế quá trình thải ẩm, làm cho bệnh kéo dài.

Một số bệnh phát sinh do dư ẩm (sách "Bản thảo cương mục" nổi tiếng của Trung Quốc)

1. Dư ẩm ở lá lách sẽ sinh ra táo bón

Khi lá lách bị dư ẩm, táo bón sẽ xuất hiện, phân không đủ độ trơn, đại tiện không hết, phân không đủ ráo, thời gian đại tiện lâu, có thể kéo dài đến nửa tiếng.

Trong trường hợp này, bạn nên dùng hạt củ cải, khoảng 1,5g đun nước uống ngày 2 lần.

2. Dư ẩm ở thận sẽ sinh ra đau mỏi vùng eo lưng

Bệnh thận hư do dư ẩm có 4 đặc điểm chính:

Nặng: Cảm giác nặng nề như bị quấn 1 giải sắt to xung quanh vòng eo.

Khó khăn: Khó vận động xoay chuyển vùng eo, ngồi lâu không vận động thì cảm giác đau nặng hơn.

Mỏi: Khi không vận động thì toàn bộ cơ bắp đau mỏi, khi vận động xong thì lại thư giãn nhẹ nhõm hơn.

Lạnh: Cảm giác bị lạnh tê vùng eo, khi được tăng nhiệt thì triệu chứng giảm nhẹ.

Cách đơn giản nhất để giảm triệu chứng thận dư ẩm là chườm nóng. Bạn có thể dùng muối rang quấn khăn chườm quanh vùng eo sau lưng (vị trí thận).

Khi có tuổi, cơ thể rất dễ bị sinh ra đau lưng, có người nghĩ rằng có thể do hồi trẻ lao động quá sức sinh đau lưng, cũng có người cho rằng thận gặp vấn đề. Trên thực tế, nhiều người không biết rằng khi thận bị tổn thương, sẽ gây đau lưng như vậy.

Nhưng để phân biệt chứng đau lưng do thận và đau do nguyên nhân khác bằng cách nào?

Đại sư Chính cho rằng, nếu đau lưng do tổn thương khác thì sẽ đau đúng 1 vị trí, còn đau lưng do thận dư ẩm sẽ đau nhiều hơn 1 vị trí, phạm vi đau rộng.

Nếu đau lưng do yếu tố khác sẽ bị hạn chế vận động, còn đau lưng do thận thì càng vận động càng thấy thư giãn thoải mái hơn.

3. Dư ẩm ở gan có thể sinh đờm

Nhiều người nghĩ rằng đờm chỉ xuất hiện trong phổi, ho ra đờm, ở hệ thống hô hấp, nhưng thực tế không chỉ như vậy. Gan cũng có đờm.

Khi gan có đờm ở mức nhẹ, bạn sẽ có cảm giác khó chịu trong vòm miệng, miệng dính nhớt như có keo.

Khi bệnh nặng hơn, bạn sẽ nhổ ra đờm có chất nhầy, giống như người bị bệnh não hay động kinh bị sùi bọt mép, chất nhầy tương tự như vậy.

Quốc y đại sư Trung Quốc Lộ Chí Chính sinh năm 1920 tại Hà Bắc, xuất thân trong một gia đình từng có nhiều thầy thuốc Đông y nổi danh.

Bắt đầu chữa bệnh cứu người từ năm 17 tuổi, ông Lộ là chủ nhân của nhiều bài thuốc quý và đi tiên phong trong phương pháp dựa vào tỳ vị để chữa bệnh.

Năm 2009, ông vinh dự trở thành một trong 30 đại sư của làng y học Trung Quốc, đồng thời được nhắc tới như một "truyền nhân" tiêu biểu của nền y học nước này.

*Theo Health/TT

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại