Hồi tháng 9, tại hội nghị thượng đỉnh ở xứ Wales, các nhà lãnh đạo NATO đã nhất trí rằng liên minh quân sự 28 thành viên của họ đang rất cần một lực lượng "mũi nhọn" có khả năng triển khai cực nhanh để đối phó với các mối đe dọa đang nổi lên.
Lực lượng mũi nhọn hay còn gọi là lực lượng phản ứng nhanh, ước tính khoảng 4.000 lính ban đầu dự trù sẽ được thành lập vào năm 2016 và có khả năng triển khai tại bất kỳ đâu ở châu Âu trong 48 giờ, chứ không phải là 120 giờ như trước.
Thế nhưng, hiện NATO trong trạng thái căng thẳng với các hành động mà họ cho là của Nga ở Ukraine và cả của khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo đang lớn mạnh.
Chính vì vậy, các nước thành viên muốn lực lượng phản ứng nhanh được triển khai nhanh hơn.
Lãnh đạo NATO Jens Stoltenberg nói rằng trước mắt Đức, Hà Lan và Na Uy có thể cung cấp quân cho đội phản ứng nhanh vì quân đội các nước này đã duy trì một số đơn vị có tính sẵn sàng cao.
Điều này cho phép NATO triển khai lực lượng phản ứng nhanh sớm hơn so với dự kiến. Thậm chí, ông cho biết các lực lượng mới có thể "sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm tới".
"Điều này sẽ làm cho chúng ta chuẩn bị tốt hơn để ngăn chặn chống lại bất kỳ cuộc khủng hoảng phát sinh xung quanh biên giới NATO", ông nói.
Trong khi đó, Mỹ không sẵn sàng với việc lực lượng phản nhanh được triển khai gấp.
Đại sứ Mỹ tại NATO Douglas Lute cho rằng các nước châu Âu đủ sức gánh vác lực lượng này nếu nó được triển vào đầu năm tới.
Tuy nhiên, ông Lute cho rằng đây sẽ chỉ là lực lượng lâm thời và chỉ là bước thử nghiệm trước khi lực lượng phản ứng nhanh chính thức hoạt động vào năm 2016.
Khi đó, Mỹ mới đứng ra gánh vác lực lượng phản ứng nhanh.