Vũ khí Mỹ thoát “án tử” nhờ… IS

Nhật Minh |

Có vẻ IS quyết tâm phá hủy bất cứ thứ gì ngăn chúng chiếm đoạt lãnh thổ Iraq, Syria. Song, có 1 điều mà IS không ngờ tới, đó là chúng đã vô tình cứu sống 1 phi đoàn máy bay của Mỹ.

Defense News dẫn lời Tướng David Goldfein, Phó Tham mưu trưởng Không quân Mỹ cho biết, sự trỗi dậy của IS và chiến dịch quân sự của Mỹ nhằm tiêu diệt tổ chức này đã thúc đẩy họ cân nhắc lại kế hoạch loại biên các cường kích A-10 (đi vào hoạt động từ năm 1975).

Phiên bản tiêm kích tàng hình F-35 dành cho Không quân được dự kiến sẽ thay thế A-10 Thunderbolt, song, những chiếc máy bay mới này chưa hề được kiểm nghiệm thực chiến như A-10 trên các chiến trường Iraq, Afghanistan và gần đây nhất là tại Syria để chống lại IS.

“Chúng tôi quyết định cho A-10 nghỉ hưu trước khi có IS, khi đó chúng tôi không tham chiến ở Iraq và đang rút khỏi Afghanistan, chúng tôi cũng chưa thấy sự trỗi dậy sức mạnh của Nga” – Ông Goldfein nói.

Thông tin này được tiết lộ một tuần sau khi trang mạng Defense One dẫn lời các quan chức Lầu Năm Góc giấu tên cho biết, kế hoạch loại biên cường kích A-10 sẽ không được đưa vào bản dự thảo ngân sách của Lầu Năm Góc trình lên Quốc hội Mỹ trong tháng 2 tới.


Cường kích A-10 được ưa chuộng vì khả năng di chuyển trong nhiều giờ trên chiến trường và khả năng tấn công máy bay chiến đấu, xe tăng và các xe quân sự khác của đối phương.

Cường kích A-10 được ưa chuộng vì khả năng di chuyển trong nhiều giờ trên chiến trường và khả năng tấn công máy bay chiến đấu, xe tăng và các xe quân sự khác của đối phương.

Thông tin về việc lùi thời hạn loại biên A-10 đã nhận được sự tán thưởng của Thượng Nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ.

“Tôi hoan nghênh thông tin Không quân Mỹ quyết định duy trì các máy bay A-10 qua năm tài khóa 2017, điều đó đảm bảo các binh sĩ của chúng ta luôn có được sự yểm trợ trên không thiết yếu cho các nhiệm vụ khắp thế giới.

Hiện nay, A-10 đang đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc chiến chống IS tại Iraq” – Ông McCain nói.

“Với tình hình bất ổn và hỗn loạn ngày một tăng khắp toàn cầu, chúng ta không thể cho nghỉ hưu sớm vũ khí yểm trợ tầm gần hiệu quả nhất, khi chưa có sự thay thế phù hợp" - Thượng nghị sĩ nhấn mạnh.

Ban đầu, Lầu Năm Góc muốn dùng tiền và phi hành đoàn dành của A-10 để sử dụng cho F-35 và các nhiệm vụ khác.

Song khác với chiến đấu cơ đa nhiệm F-35, A-10 là mẫu máy bay duy nhất của không quân Mỹ được thiết kế dành riêng cho nhiệm vụ yểm trợ đường không tầm gần, trong khi đây là nhu cầu ngày càng cấp thiết trong cuộc chiến chống IS.


A-10 còn nổi tiếng nhờ “sống dai”, nó vẫn có khả năng bay kể cả khi bị hư hỏng.

A-10 còn nổi tiếng nhờ “sống dai”, nó vẫn có khả năng bay kể cả khi bị hư hỏng.

Có khả năng bay lượn vòng phía trên mục tiêu trong thời gian dài, A-10 có khả năng cơ động đặc biệt cao khi bay với tốc độ chậm và độ cao thấp.

Khi lực lượng mặt đất gặp khó khăn nhưng lại ở quá gần đối phương, khiến chiến đấu cơ khó có thể ném bom trong khi đảm bảo an toàn cho đồng đội thì các phi công A-10 có thể bay lượn quanh suốt ngày đêm, trong mọi điều kiện thời tiết và tấn công chính xác mục tiêu.

A-10 được trang bị pháo Gatling 7 nòng 30mm, tốc độ bắn 3.900 viên đạn/phút.

Vai trò của A-10 trong cuộc chiến chống IS được nêu bật trong Chiến dịch Sóng Thủy triều II (Operation Tidal Wave II) hồi tháng 11 năm ngoái, khi những chiếc A-10 cùng các máy bay AC-130 phá hủy 116 xe chở dầu của IS.

Máy bay A-10 trong một cuộc tập trận

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại