Các loại vũ khí trang bị cho cường kích A-10

ĐTN |

Do được thiết kế xoay quanh pháo GAU-8/A nên nhiều người đã nói đùa rằng A-10 là “Khẩu pháo biết bay” chứ không phải “Máy bay mang pháo”.

Xem phần trước: Vì sao cường kích A-10 phải nhận biệt danh xấu xí "Lợn rừng"?

Hệ thống điện tử hàng không

Một điều kỳ lạ là khi A-10 được chế tạo, các nhà thiết kế không trang bị cho nó các hệ thống điện tử hàng không hiện đại vì họ cho rằng như vậy sẽ làm” tăng chi phí” và “không tin cậy”.

Nhưng đến cuối thập niên 1970, qua nhiều ý kiến phản hồi từ phi công, họ đã bắt đầu lắp đặt một số hệ thống điện tử hàng không hiện đại vào máy bay, như hệ thống dẫn đường quán tính AN/ASN-41 được lắp cùng màn hình hiển thị trên đầu phi công.

A-10 cũng không có hệ thống điều khiển tự động, khiến các phi công “đau lòng” khi bay trong những chuyến hành trình dài như băng qua Đại Tây Dương trong Chiến dịch Tấm khiên Sa Mạc năm 1991. Mãi sau này A-10 mới được bổ sung chức năng trên.


Những vị trí lắp ăng ten cảnh báo AN/ALR-46 và AN/ALR-64 trên A-10

Những vị trí lắp ăng ten cảnh báo AN/ALR-46 và AN/ALR-64 trên A-10

Có 4 loại ăng ten cảnh báo được lắp cho A-10, đó là AN/ALR-46, AN/ALR-46A, AN/ALR-64 và AN/ALR-69.

Những ăng ten này có thể phát hiện và cảnh báo bức xạ của các radar dùng băng sóng C/D và E-J, cũng như phát hiện các hoạt động của tên lửa và tên lửa được phóng đi trong mọi điều kiện. AN/ALR-64 và AN/ALR-69 có màn hình hiển thị trong buồng lái, cho biết vị trí tên lửa phóng theo góc phương vị.


Ăng ten AN/ALR-69 (khoanh xanh), khoanh đỏ là ăng ten cảnh báo AN/ALR-46

Ăng ten AN/ALR-69 (khoanh xanh), khoanh đỏ là ăng ten cảnh báo AN/ALR-46


Ăng ten cảnh báo AN/ALR-46 trước mũi A-10

Ăng ten cảnh báo AN/ALR-46 trước mũi A-10

A-10 cũng được trang bị hệ thống phóng mồi bẫy AN/ALE-40, bao gồm 16 băng đạn MJU-11/A chứa 30 đạn mỗi băng, đó có thể là đạn mồi bẫy hồng ngoại hoặc đạn kim loại nhiễu xạ, 4 băng lắp ở 2 đầu cánh và 4 băng lắp ở mặt dưới phía sau 2 khối chứa càng đáp chính.


Hệ thống phóng mồi bẫy AN/ALE-40 lắp ở đầu cánh (ảnh trái) và phía sau khối chứa càng đáp chính (ảnh phải)

Hệ thống phóng mồi bẫy AN/ALE-40 lắp ở đầu cánh (ảnh trái) và phía sau khối chứa càng đáp chính (ảnh phải)

Từ khi Phòng thí nghiệm Bell biểu diễn công nghệ laser vào năm 1964, phía quân đội muốn áp dụng để dẫn đường cho các loại vũ khí tấn công chính xác, điển hình là các loại bom dẫn đường bằng laser. Vì vậy những hệ thống chiếu xạ laser như PAVE KNIFE và PAVE TACK đã ra đời.

Tuy nhiên do quá đắt đỏ nên một hệ thống nhận tín hiệu laser rẻ hơn được chế tạo cho A-10, đó là AN/AAS-35(V) PAVE PENNY.

Thiết bị này được lắp bên phải buồng lái, nó không chiếu laser vào mục tiêu mà thu tín hiệu phản xạ từ máy bay chiếu tia laser khác hoặc từ lực lượng mặt đất, sau đó hiển thị lên màn hình HUD để phi công định vị chính xác vị trí của mục tiêu. AN/AAS-35(V) là hệ thống rẻ mà hiệu quả với đơn giá chỉ có 217.417 USD.


Hệ thống nhận tín hiệu laser AN/AAS-35(V) PAVE PENNY

Hệ thống nhận tín hiệu laser AN/AAS-35(V) PAVE PENNY

Vũ khí

Pháo GAU-8/A


Pháo nòng xoay 7 nòng 30 mm GAU-8/A

Pháo nòng xoay 7 nòng 30 mm GAU-8/A

Như đã nói ở phần trước, pháo GAU-8/A được phát triển cùng với chương trình chế tạo A-10. Đây là khẩu pháo hàng không lớn nhất thế giới và là vũ khí chính của A-10.

Khẩu pháo này lớn đến nỗi A-10 được lắp ráp xung quanh nó chứ không phải lắp nó vào máy bay. Nhiều người hay nói đùa rằng A-10 là “Khẩu pháo biết bay” chứ không phải là “Máy bay mang pháo”. Với 7 nòng xoay 30 mm, cung cấp cho nó tốc độ bắn lên đến hơn 3.900 phát/phút.

GAU-8/A sử dụng các loại đạn 30 x 173 mm với đạn xuyên giáp gây cháy (API) PGU-14/B nặng 0,74 kg có đầu đạn lõi Uranium nghèo (Depleted Uranium/DU), đạn nổ mạnh gây cháy (HEI) PGU-13A/B nặng 0,66 kg và đạn luyện tập PGU-15/B.

Đạn PGU-14/B với lõi uranium nghèo có sơ tốc đầu nòng lên đến hơn 1 km/s, và xuyên được 70 mm giáp đồng nhất (RHA) ở khoảng cách 500 m và 38 mm ở cự ly 1.500 m.

Đạn nổ mạnh gây cháy PGU-13A/B có sơ tốc đầu nòng 275 m/s, sử dụng ngòi nổ M505 và đầu đạn chứa thuốc nổ mạnh trộn cùng với các mảnh kim loại nhằm tăng sát thương, hiệu quả khi dùng để tiêu diệt xe bọc thép, các phương tiện cơ giới, bộ binh…

Đạn luyện tập (TP) PGU-15/B là loại đạn chi phí thấp, dùng cho huấn luyện nhưng vẫn rất hiệu quả khi tiêu diệt các xe bọc thép, phương tiện cơ giới… Tất cả những loại đạn này đều dùng thuốc phóng Hercules-25 (HC-25).


Chiến thuật tấn công đoàn xe tăng dưới mặt đất của A-10 bằng pháo

Chiến thuật tấn công đoàn xe tăng dưới mặt đất của A-10 bằng pháo


Tấn công mục tiêu mặt đất bằng pháo

Tấn công mục tiêu mặt đất bằng pháo


Từ trái sang phải: đạn xuyên giáp gây cháy (API) PGU-14/B, đạn nổ mạnh gây cháy (HEI) PGU-13A/B và đạn luyện tập PGU-15/B

Từ trái sang phải: đạn xuyên giáp gây cháy (API) PGU-14/B, đạn nổ mạnh gây cháy (HEI) PGU-13A/B và đạn luyện tập PGU-15/B

Tên lửa Maverick


Nguyên mẫu YA-10A (c/n 71-1369) thử nghiệm bắn tên lửa AGM-65A Maverick A

Nguyên mẫu YA-10A (c/n 71-1369) thử nghiệm bắn tên lửa AGM-65A Maverick A

AGM-65 Maverick được chế tạo để thay thế AGM-12 Bullpup, loại tên lửa này được dùng nhiều trong Quân đội Mỹ nhờ độ chính xác và hiệu quả trong sử dụng. A-10 cũng được thiết kế để sử dụng tên lửa này.

Tuy nhiên khi chế tạo A-10, các nhà thiết kế chú trọng những loại vũ khí “chi phí rẻ” như pháo GAU-8/A và bom không điều khiển, còn vũ khí dẫn đường như tên lửa AGM-65 Maverick chỉ đối phó các mục tiêu có giá trị cao hoặc khó tiêu diệt như công sự, nhà chứa máy bay, radar, sở chỉ huy.

Nhưng khi Liên Xô cho ra đời các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực mới như T-72 và T-80 với giáp dày hơn, pháo GAU-8/A sẽ khó tiêu diệt hơn, cùng với việc muốn tiêu diệt xe tăng phải đến cự ly gần và chọn góc phù hợp, điều này khiến A-10 rất dễ trở thành mồi ngon cho tên lửa phòng không và pháo cao xạ.

Sau này tên lửa AGM-65 Maverick đã trở thành vũ khí chống tăng chính nhờ tầm bắn xa, khả năng xuyên giáp và độ chính xác vượt trội pháo GAU-8/A cũng như bom thông thường.

Trên A-10 chỉ có 2 giá treo để mang tên lửa AGM-65 Maverick là số 3 và số 9, kế bên khối chứa càng đáp. Nếu dùng bệ phóng LAU-117 thì mỗi giá treo mang được 1 quả, nhưng với bệ phóng LAU-88 thì mang được 3 quả trên cùng 1 giá treo. Tổng cộng là 6 quả tên lửa Maverick.


Một chiếc A-10C mang bệ phóng LAU-88 với 4 tên lửa AGM-65G Maverick G

Một chiếc A-10C mang bệ phóng LAU-88 với 4 tên lửa AGM-65G Maverick G

Tên lửa AIM-9 và các hệ thống tác chiến điện tử dạng pod treo ngoài

Để tự vệ trước tiêm kích đối phương, A-10 được trang bị tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder, lắp ở giá treo số 1 và 11, dùng bệ phóng đôi LAU-114, tổng cộng là 4 tên lửa.

Tuy nhiên, A-10 thường chỉ mang 2 quả AIM-9, để một giá treo lắp pod tác chiến điện tử nhằm tránh bị radar mặt đất hoặc radar máy bay khóa và gây nhiễu chúng. Các thiết bị tác chiến điện tử được A-10 sử dụng là AN/ALQ-119, AN/ALQ-131 và AN/ALQ-184.


Một chiếc A-10 trang bị hệ thống AN/ALQ-131 (khoanh đỏ) và bệ phóng LAU-114 với tên lửa AIM-9 Sidewinder (khoanh xanh)

Một chiếc A-10 trang bị hệ thống AN/ALQ-131 (khoanh đỏ) và bệ phóng LAU-114 với tên lửa AIM-9 Sidewinder (khoanh xanh)


AN/ALQ-119 (ảnh trái) và AN/ALQ-184 (ảnh phải)

AN/ALQ-119 (ảnh trái) và AN/ALQ-184 (ảnh phải)

Các loại bom có/ không điều khiển và một số loại vũ khí khác

A-10 có 11 giá treo với tổng trọng lượng lên đến 7.260 kg. Ngoài những vũ khí kể trên, A-10 còn mang được những loạisau:

Rocket: 4 giàn phóng rocket LAU-68 hoặc LAU-131, mang 7 rocket Hydra 70 mm.

Bom không điều khiển: 28 x Mk.82/ Mk.82 Snackeye; 6 x Mk.84/ Mk.84 Snackeye; 8 x bom chùm Mk.20 Rockeye II; 18x bom chùm CBU-52/58/71/87 CEM/ 89 GATOR/ 97 SFW.

Nguyên mẫu YA-10A (c/n 71-1369) thử nghiệm mang 28 quả bom Mk.82
Nguyên mẫu YA-10A (c/n 71-1369) thử nghiệm mang 28 quả bom Mk.82

Một chiếc A-10A ném bom Mk.82 Snackeye

Một chiếc A-10A ném bom Mk.82 Snackeye


Hoạt động bổ nhào ném bom của A-10

Hoạt động bổ nhào ném bom của A-10

Bom có điều khiển: 4 x bom điều khiển bằng quang điện tử GBU-8 HOBOS; 14 x bom điều khiển bằng laser GBU-12 Paveway II; 4 x bom điều khiển bằng laser GBU-10 Paveway II; 9 x bom điều khiển bằng vệ tinh GBU-38 JDAM.


A-10A ném bom GBU-12 Paveway II

A-10A ném bom GBU-12 Paveway II

Hoạt động ném bom điều khiển bằng laser của A-10
Hoạt động ném bom điều khiển bằng laser của A-10

(Còn tiếp)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại