[TOÀN CẢNH] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng ở Nga

Nhóm PV |

Lễ duyệt binh lớn nhất trong lịch sử nước Nga hiện đại, với sự tham dự của khoảng 16.500 binh sĩ, 143 máy bay và 194 phương tiện, vũ khí tối tân.

>>> VIDEO: Hải - Lục - KQ Nga duyệt binh hoành tráng Ngày Chiến thắng

Duyệt binh trên Quảng trường Đỏ (P1)

Duyệt binh trên Quảng trường Đỏ (P2)

 

Duyệt binh trên Quảng trường đỏ (P3)

Duyệt binh trên Quảng trường Đỏ (P4)

Kết thúc là màn tạo hình lá cờ Nga từ khói màu

Các máy bay chiến đấu Nga tạo hình số 70 trên không

Máy bay huấn luyện Yak-130

Yakovlev Yak-130 là một máy bay huấn luyện ban đầu được OKB Yakovlev và thuộc Nga và hãng Aermacchi Italy hợp tác thiết kế chế tạo. Yak-130 có thể mô phỏng chiến thuật của các máy bay chiến đấu khác nhau.

Nó có một giá treo ở giữa thân và các giá treo khác ở trên cánh để mang vũ khí, bình thường thì nó có 6 điểm treo vũ khí, nhưng khi cần thiết có thể tăng lên 8 giá treo với 2 điểm ở đầu cánh, tổng trọng tải vũ khí mà nó có thể mang là 3.000 kg.

Máy bay tiêm kích Su-30SM và Su-35S

Trong nhiều năm, nước Nga chủ yếu sản xuất Su-30 phục vụ mục đích xuất khẩu. Giờ đây, họ mới tự trang bị cho mình những chiếc Su-30 hiện đại. Biến thể Su-30SM được Nga lựa chọn chính là dựa trên thiết kế vốn rất thành công của phiên bản Su-30MKI dành cho Không quân Ấn Độ.

Khung máy bay Su-30SM được làm bằng titan và hợp kim nhôm có độ bền cao dựa trên thiết kế của Su-30MKI và giống như Su-30MKI, Su-30SM cũng được trang bị 2 cánh mũi phía trước giúp tăng khả năng cơ động.

Bên cạnh những thiết bị điện tử hàng không độc quyền của Nga thay thế vị trí các thiết bị của Pháp và Israel trên máy bay của Ấn Độ, thiết kế khí động học nguyên khối, động cơ điều khiển vector lực đẩy 2 chiều AL-31FP và radar BARS N011M của Su-30MKI vẫn được giữ nguyên.

Tiêm kích thế hệ 4++ được trang bị một số công nghệ hàng không tiên tiến dành cho máy bay thế hệ thứ 5, cung cấp khả năng chiến đấu tốt hơn so với các chiến đấu cơ cùng thế hệ.

Tính năng đặc biệt của hệ thống điện tử trên Su-35S dựa trên hệ thống quản lý thông tin kỹ thuật số, radar mới với anten mảng pha hoạt động theo từng giai đoạn, có tầm phát hiện mục tiêu trên không tới trên 400 km, theo dõi đồng thời 32 mục tiêu và tấn công cùng lúc 8 trong số đó.

Một trong những điểm nổi bật của Su-35S là được trang bị động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3D AL-41F1S . Động cơ này mang lại cho tiêm kích khả năng siêu cơ động, tốc độ bay tối đa 2.390 km/h ở độ cao lớn, 1.400 km/h ở trên mực nước biển.

Giới quân sự phương Tây thừa nhận, Su-35S hoàn toàn có thể đấu tay đôi với F-22.

Máy bay cường kích Su-25SM

Sukhoi Su-25 (Frogfoot) là loại máy bay cường kích, chống tăng và chi viện hỏa lực mặt đất được thiết kế bởi Sukhoi , là kết quả của những nghiên cứu vào cuối những năm 1960 trên một mẫu máy bay có tên gọi Sturmovik được thiết kế cho vai trò cường kích.

Frogfoot được trang bị vũ khí mạnh, với một khẩu pháo 30 mm Gryazev-Shipunov GSh-30-2 và vũ khí tấn công mặt đất; nó có thể mang hơn 4.000 kg vũ khí và có thể so sánh với A-10 Thunderbolt II của Mỹ.

Máy bay cường kích Su-24M

Sukhoi Su-24 (Fencer) là loại máy bay tấn công 2 động cơ có thể hoạt động trong mọi thời tiết, đây là chiếc máy bay Xô Viết đầu tiên được trang bị hệ thống tích hợp số dẫn đường/tấn công.

Đôi cánh Su-24 có một đoạn nhỏ gắn cố định, phần còn lại có thể di chuyển đến 4 góc khác nhau: 16° để cất cánh và hạ cánh, 35° và 45° cho bay tuần tiễu tại những độ cao khác nhau, và 69° cho tỷ lệ tối thiểu giữa cánh và diện tích khi bay ở độ cao thấp.

Vũ khí trang bị của Su-24 gồm một pháo bắn nhanh GSh-6-23 với 500 viên đạn, 8 điểm treo có thể mang đến 8.000 kg vũ khí, bao gồm các vũ khí đánh đất, đánh biển, đối không  khác nhau.

Máy bay cường kích Su-34

Sukhoi Su-34 (Fullback) là loại máy bay tấn công tiên tiến của Nga, nó được dự định để thay thế loại máy bay Sukhoi Su-24 .

Chiếc máy bay có cấu trúc cánh, đuôi và động cơ giống với Su-27 / Su-30 , nhưng có cánh mũi như Su-33. Su-34 có một cái mũi hoàn toàn mới với buồng lái dành cho 2 phi công đặt cạnh nhau.

Su-34 sử dụng động cơ của Su-27, nhưng với những đầu vào không khí cố định, giới hạn tốc độ tối đa là khoảng Mach 1,8. Những chiếc sản xuất gần đây có động cơ thay đổi hướng phụt giống như Sukhoi Su-30 SM.

Su-34 có 12 giá treo, mang được tất cả những loại vũ khí chính xác cao mới nhất của Nga . Hệ thống điện tử hiện nay dựa trên mẫu radar quét mảng pha điện tử bị động Leninets V004, và hệ thống laser/vô tuyến UOMZ để xác định và chỉ dẫn đường chính xác.

Radar ở mũi được hỗ trợ bằng một radar sau nằm giữa 2 động cơ V005. Su-34 được trang bị thiết bị EMC toàn diện, cùng hệ thống fly-by-wire tiên tiến.

Máy bay tiêm kích MiG-29SMT

MiG-29SMT là một biến thể nâng cấp của MiG-29 Fulcrum, sự khác biệt chủ yếu là thiết kế mở rộng khoang chứa nhiên liệu bên trong, do đó nhìn hình dáng bên ngoài ở vị trí lưng (nơi đặt thùng nhiên liệu) của máy bay bị "gù" lên và rất dễ phân biệt với các biến thể Fulcrum khác.

Theo một số nguồn tin, các máy bay MiG-29SMT vừa được Không quân Nga đặt hàng sẽ được chế tạo mới hoàn toàn chứ không phải là đi nâng cấp từ khung thân những máy bay cũ.

Máy bay đánh chặn tầm xa MiG-31

Mikoyan MiG-31 (Foxhound) là máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm được phát triển để thay thế cho MiG-25 Foxba t.

MiG-31 được trang bị động cơ turbine phản lực Aviadvigatel D30-F6 cho tốc độ tối đa Mach 1.23 ở độ cao thấp. Tốc độ tới hạn trên độ cao lớn đạt Mach 2,83, nếu dùng nhiên liệu phụ trội thì còn vượt qua Mach 3,2 nhưng tốc độ như vậy gây ra những mối đe dọa đến động cơ và khung máy bay.

MiG-31 được trang bị radar quét mạng pha điện tử bị động Zaslon S-800 . Tầm hoạt động tối đa đối với các mục tiêu có kích thước máy bay chiến đấu xấp xỉ 200 km, theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu.

Máy bay tiếp dầu Il-78

Ilyushin Il-78 (Midas) là một loại máy bay chở dầu tiếp nhiên liệu trên không 4 động cơ, được phát triển dựa trên loại Il-76 .

Il-78 được đánh giá là mẫu máy bay không thành công khi bị Ấn Độ đã âm thầm loại ra khỏi chương trình mua sắm 6 máy bay tiếp dầu trên không của nước này và quyết định mua Airbus A-330 MRTT vì qua quá trình đánh giá cho thấy Il-78 thua A-330 gần như mọi chỉ số.

Il-78 có trọng lượng cất cánh tối đa 210 tấn; tốc độ lớn nhất 850 km/h; tầm bay 7.300 km; trần bay 12.000 m; tải trọng nhiên liệu tối đa 85,7 tấn; phi hành đoàn 6 người.

Máy bay ném bom Tu-22M3

Tupolev Tu-22M3 (Backfire C) là loại máy bay ném bom tấn công trên biển, siêu thanh , cánh cụp cánh xoè tầm xa, cất cánh lần đầu năm 1976 và đi vào hoạt động năm 1983 .

Tu-22M3 có động cơ NK-25 công suất lớn, cửa hút gió hình nêm giống MiG-25 , cánh với góc chéo tối đa lớn hơn và radar Leninets PN-AD đặt trong mũi cùng hệ thống hoa tiêu/ tấn công NK-45.

Khi Liên bang Xô viết sụp đổ có khoảng 370 chiếc còn hoạt động trong Cộng đồng các quốc gia độc lập . Tình trạng phức tạp và những khó khăn kinh tế đã ảnh hưởng mạnh tới phi đội này. Việc chế tạo chấm dứt năm 1993 . Số lượng hiện tại còn 162 chiếc.

Tu-22M3 có trọng lượng cất cánh tối đa 126 tấn; tốc độ lớn nhất Mach 1,88; tầm bay 7.000 km; trần bay 13.300m, tải trọng vũ khí 21.000 kg.

Máy bay ném bom Tu-95MS

Tupolev Tu-95 (Bear) là loại máy bay ném bom chiến lược thành công nhất và có thời gian phục vụ lâu nhất của Tupolev, Tu-95 được dự tính tiếp tục hoạt động trong Không quân Nga ít nhất tới năm 2040.

Ban đầu Tu-95 chỉ được dự định thiết kế cho các loại vũ khí hạt nhân nhưng sau này nó đã được chuyển đổi để thực hiện rất nhiều vai trò khác, như triển khai tên lửa hành trình, tuần tra biển (Tu-142), AWACS (Tu-126) và thậm chí là cả máy bay chở khách dân sự ( Tu-114 ).

Tu-95 sử dụng 4 động cơ turbine cánh quạt Kuznetsov , mỗi chiếc có 2 cánh quạt quay ngược chiều và hiện vẫn là chiếc máy bay cánh quạt có tốc độ cao nhất đang hoạt động.

Tu-95MS có trọng lượng cất cánh tối đa 187,7 tấn; tốc độ lớn nhất 925 km/h; tầm bay 15.000 km; trần bay 12.000 m; tải trọng vũ khí 15.000 kg.

Máy bay vận tải Il-76

Ilyushin Il-76 (Candid) là một máy bay vận tải hạng nặng bốn động cơ được sử dụng rộng rãi tại Đông Âu , Châu Á và Châu Phi .

Sơ đồ bố trí căn bản của loại này tương tự với chiếc C-141 Starlifter của Mỹ do Lockheed chế tạo, nhưng loại cải tiến của nó có diện tích chở hàng và động cơ mạnh hơn nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động mới. Tải trọng tối đa của Il-76 lên tới trên 60 tấn.

Máy bay vận tải An-124

Antonov An-124 Ruslan (Condor) từng là loại máy bay lớn nhất từng được sản xuất hàng loạt (trước khi chiếc Airbus A-380 và An-225 Mriya xuất hiện).

An-124 cất cánh lần đầu năm 1982, hơn 40 chiếc hiện đang hoạt động (26 phiên bản dân sự và 10 đơn hàng ở thời điểm tháng 8/ 2006) tại Nga , Ukraina , UAE và Libya .

An-124 phiên bản quân sự có thể chở 150 tấn hàng hoá, nó cũng có thể chở 88 người trong một khoang phía trên sau buồng lái . Tuy nhiên, vì khả năng điều áp hạn chế nên nó hiếm khi chở lính dù .

Trực thăng tấn công Ka-52

Kamov Ka-50 "Cá sấu" (Hokum B) là loại trực thăng tấn công 2 chỗ ngồi của Nga , đặc trưng bởi việc sử dụng hệ thống cánh quạt nâng đồng trục của phòng thiết kế Kamov .

Giải pháp thiết kế này giúp triệt tiêu mô men xoắn khi trực thăng hoạt động, loại bỏ sự cần thiết phải sử dụng rotor đuôi như các trực thăng khác.

Ka-52 có 2 cánh phụ 2 bên hông, mỗi cánh có  3 điểm treo, có thể mang theo tải trọng vũ khí lên đến 2.000 kg. Ngoài ra, trực thăng còn được trang bị 1 pháo tự động 2A42 30 mm bố trí ở bên hông phải.

Trực thăng tấn công Mi-28N

Mil Mi-28 Havoc là một trực thăng chiến đấu được thiết kế hoàn toàn cho mục đích tấn công và không hề có thêm chức năng vận tải, và có khả năng chống tăng tốt hơn Mil Mi-24 .

Chiếc máy bay mang một pháo duy nhất dưới mũi, vũ khí treo ngoài được gắn trên các mấu cứng dưới cánh phụ.

Mi-28 có 2 buồng lái được bọc giáp bảo vệ tốt, các thiết bị điện tử được đặt ở mũi và một cánh quạt đuôi kiểu chữ X hẹp để giảm tiếng ồn. Máy bay trang bị 2 động cơ 2.200 sức ngựa Isotov TV-3-117VM.

Trực thăng huấn luyện Ansat-U

Ansat-U là loại trực thăng huấn luyện đa dụng, được thiết để thay thế đội trực thăng già cỗi Mil Mi-2. Ansat-U được sản xuất bởi Công ty trực thăng Kazan (Nga), trang bị hệ thống điện tử hàng không và điều khiển kép, và có đủ chỗ cho 6 học viên, qua đó cho phép họ có thể luân phiên tập bay cùng huấn luyện viên.

Trực thăng chiến đấu Mi-35

Mil Mi-35 Hind-E là một máy bay trực thăng vũ trang hạng nặng đồng thời có một chút khả năng chở quân. Thiết kế chủ chốt của máy bay được lấy từ loại Mil Mi-8 Hip. Chúng có thể đảm nhiệm hỗ trợ mặt đất, chống xe tăng, hay chiến đấu trên không.

Thân máy bay được bọc thép tốt và các cánh quạt titan có thể chống lực va chạm từ những viên đạn 12,7 mm. Buồng lái được tăng áp để bảo vệ đội bay trong trường hợp sử dụng Vũ khí Hạt nhân, Sinh học, Hóa học .

Trực thăng vận tải Mi-17

Mil Mi-17 Hip là biến thể nâng cấp của trực thăng vận tải đa năng Mil Mi-8. Điểm khác biệt của Mi-17 so với Mi-8 là nó được bổ sung thêm 2 lưới lọc không khí trước cửa hút không khí của động cơ. Rotor đuôi được bố trí ở bên trái thay vì bên phải như Mi-8 để tăng khả năng ổn định.

Ngoài khả năng cõng hàng hóa khủng, Mi-17 còn được trang bị vũ khí không thua kém một trực thăng tấn công hạng nặng, 6 giá treo hai bên hông có thể mang theo tới 1.500 kg rocket, tên lửa chống tăng và bom các loại.

Tiếp theo là trực thăng vận tải Mi-26

Mil Mi-26 (Halo) là loại vận tải hạng nặng hoạt động trong cả lĩnh vực quân sự và dân sự. Đây là chiếc trực thăng nặng nhất và mạnh nhất từng được sử dụng.

Mi-26 sử dụng cánh quạt 8 lá, nó có thể tiếp tục hoạt động với một động cơ khi động cơ kia hỏng (tuỳ thuộc vào trọng lượng bay).

Mi-26 có trọng lượng cất cánh tối đa 56 tấn; tốc độ lớn nhất 295 km/h; tầm bay 1.920 km; trần bay 4.600 m; tải trọng tối đa 20 tấn; phi hành đoàn 5 người.

Sau các phương tiện mặt đất là phần trình diễn của Không quân, dẫn đầu là chiếc Tu-160 do tư lệnh Không quân Nga điều khiển

Tupolev Tu-160 (Blackjack) là loại máy bay ném bom hạng nặng siêu thanh với cánh có thể thay đổi hình dạng . Nó là bản thiết kế máy bay ném bom chiến lược cuối cùng của Liên Xô và là máy bay chiến đấu lớn nhất từng được chế tạo.

Đôi cánh của Tu-160 có thể thay đổi hình dạng với góc nghiêng tùy chọn từ 20° - 65°. Tu-160 có hệ thống kiểm soát fly-by-wire , sử dụng 4 động cơ phản lực cánh quạt đẩy đốt hai lần NK-32, loại động cơ mạnh nhất từng được lắp cho máy bay chiến đấu.

Tu-160 được trang bị radar tấn công Obzor-K và radar theo dõi mặt đất Sopka riêng biệt khiến nó có chế độ bay hoàn toàn tự động theo địa hình ở độ cao thấp. Bên cạnh đó là máy ngắm ném bom điện quang và các hệ thống phòng thủ điện tử (ECM) tích hợp chủ động và thụ động.

Các loại vũ khí được chứa trong 2 khoang vũ khí, mỗi khoang có thể chứa 20.000 kg  bom hay một máy phóng quay cho các tên lửa hạt nhân . Tu-160 có trọng lượng cất cánh tối đa 275 tấn; tốc độ lớn nhất Mach 2,05; tầm bay 12.300 km, trần bay 15.000 m.

Xe bọc thép GAZ-2975 Tiger

GAZ-2975 Tiger-M được biết đến như một loại xe bọc thép chuyên dụng có nhiệm vụ vận chuyển binh lính, hàng hóa và có thể sử dụng với vai trò như một máy kéo.

Xe có cấu hình trục 4x4, được thiết kế với khung sườn vững chắc, bốn bánh chủ động với giảm xóc treo thủy lực và lò xo giảm giật với độ đàn hồi cực tốt. Tiger-M có thể tăng tốc độ lên 90 km/h khi đi trên đường đồi núi và 150 km/h trên đường nhựa.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars

Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-24 được phát triển dựa trên công nghệ của dòng ICBM di động RS-21M2 Topol-M. RS-24 có khả năng mang theo 4 đầu đạn hạt nhân tự dẫn với sức công phá mỗi đầu đạn tương đương 300 Kilotone (300.000 tấn TNT).

Công nghệ sử dụng trên dòng ICBM này vẫn là điều tuyệt mật. Theo các nguồn tin ngoài lề, tầm bắn của RS-24 đạt tới 11.000 km.

Hệ thống tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1

Tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trong tầm ngắn và tầm trung. Tổ hợp này có thể đặt trên khung gầm xe bánh xích hoặc bánh lốp, hoặc các bệ, trụ cố định.

Tổ hợp gồm 2 pháo phòng không tự động 2A38M cỡ 30 mm và tên lửa đất đối không 57E6, cùng với radar hoặc thiết bị quang học theo dõi mục tiêu và đài chỉ huy vô tuyến.

Tên lửa 57E6 với vận tốc 1.300 m/s có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly tối đa 20 km và trần bay 15 km ngay cả khi hệ thống đang di chuyển.

Hệ thống phòng không tầm sao S-400

S-400 Triumf là hệ thống tên lửa phòng không di động tầm cao do NPO Almaz thiết kế. Trong quá trình phát triển, Triumf được gọi bằng tên định danh là S-300PMU3.

Sự khác biệt giữa S-400 với các phiên bản S-300 trước chủ yếu là những cải tiến sâu hơn về thiết bị điện tử cùng với việc triển khai thêm 4 loại tên lửa mới cho hệ thống nhằm tăng khả năng tác chiến chống lại các loại mục tiêu nhất định.

S-400 có nhiều khả năng hơn S-300, nó phát hiện được mục tiêu cách xa 400 km ở độ cao 40 - 50 km.

Hệ thống phòng không tầm trung Buk-M2

Hệ thống tên lửa phòng không đa kênh tầm trung Buk-M2 có khả năng tiêu diệt rất nhiều loại mục tiêu bay và cũng có thể tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất, mặt nước có phản xạ sóng radar.

Thành phần chiến đấu của Buk-M2 gồm: 1 xe chỉ huy 9S510E; 1 xe radar trinh sát và chỉ thị mục tiêu 9S18M1-3E; 1 xe radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa 9S36E; 6 xe phóng tự hành 9A317E; 6 xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn 9A316E và 48 đạn tên lửa 9M317.

Tên lửa 9M317 của hệ thống có chiều dài 5,55 m; đường kính 0,4 m, trọng lượng 715 kg mang theo đầu đạn nặng 70 kg; tầm bắn tối đa 50 km.

Hệ thống phòng không tầm thấp Tor-M2U

Tor-M2U là phiên bản nâng cấp của hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Tor-M1 với radar dẫn bắn mới và tên lửa hiện đại 9M338. Tên lửa 9M338 có kích cỡ nhỏ hơn so với 9M331 cho phép Tor-M2 mang tới 16 tên lửa, nhiều gấp đôi so với Tor-M1.

Tên lửa 9M338 có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay ở độ cao từ 10 m đến 10 km, cự ly từ 1 km đến 15 km. Một biến thể trang bị cho tàu hải quân đã được phát triển với tên gọi 3K95 "Kinzhal", phương Tây gọi là SA-N-9 "Gauntlet".

Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M

9K720 Iskander là tổ hợp tên lửa đường đạn chiến dịch chiến thuật do Nga chế tạo. Đây là loại đạn tự hành tàng hình áp dụng kỹ thuật plasma khi tạo ra một lớp mây trung tính về điện bao quanh đạn, khiến cho các sóng radar bị mất khả năng phản hồi.

Iskander có tầm hoạt động tối đa 550 km, tên lửa có trọng lượng 3.800 kg, được trang bị hệ thống điều khiển thông minh cho phép bay lượn linh hoạt với độ chính xác cao, có thể mang đầu đạn hạn nhân hoặc đầu đạn thường nặng 480 kg.

Pháo tự hành Koalitsiya-SV

Lựu pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV được đặt trên khung gầm mới, khác biệt 2S19 Msta-S và có lớp giáp chắc chắn hơn nhằm tăng khả năng sống sót trên chiến trường.

2S35 trang bị pháo chính 2A88 cỡ nòng 152 mm, hệ thống nạp đạn tự động giúp cho Koalitsiya-SV bắn được tất cả các loại đạn 152 mm tiêu chuẩn, đặc biệt là đạn pháo dẫn hướng laser thế hệ mới 9K25 Krasnopol có tầm bắn 70 km.

Máy tính đường đạn thế hệ mới, cảm biến tối tân cho 2S35 sức mạnh tác chiến vượt trội so với các lựu pháo tự hành hiện có.

Kíp vận hành pháo gồm 3 người: chỉ huy, lái xe và pháo thủ. Vũ khí phụ gồm 1 đại liên 12,7 mm gắn trên đỉnh tháp pháo.

>>> 2S35 Koalitsiya-SV - Lựu pháo tự hành tối tân nhất của Nga

Pháo tự hành Msta-S

2S19 Msta-S là hệ thống lựu pháo tự hành bọc thép gắn trên xe bánh xích do UZTM thiết kế dựa trên khung gầm của xe tăng T-80 và động cơ diesel V-84MS 840 mã lực của xe tăng T-72 .

Pháo chính là loại 2A64 cỡ nòng 152 mm bắn được tất cả các loại đạn 152 mm tiêu chuẩn gồm cả đạn pháo có điều khiển bằng laser Krasnopol, cơ số đạn 50 viên với hệ thống nạp đạn tự động.

Tháp pháo được bổ sung thêm súng máy phòng không 12,7 mm NSVT với cơ số 300 viên và được trang bị hệ thống phòng vệ NBC.

Xe tăng T-14 Armata

T-14 Armata là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực mới nhất của Nga cũng như trên thế giới, hầu hết mọi thông số của Armata hiện vẫn đang nằm trong vòng bí mật.

Theo những thông tin ban đầu, T-14 được trang bị pháo chính 2A82 cỡ nòng 125 mm với cơ số 45 viên đạn, trong đó 32 viên trong hệ thống nạp đạn tự động, tốc độ bắn 10 - 12 phát/phút.

Armata có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng, cự ly tiêu diệt mục tiêu hiệu quả lên tới trên 5.000 m. Vũ khí phụ gồm 1 súng máy 12,7 mm điều khiển từ trong xe.

Trọng lượng của T-14 Armata lên tới 48 tấn, nặng hơn một chút so với dòng T-72/90, độ dày của vỏ giáp trên 900 mm. Xe được lắp động cơ turbine khí V12 công suất  1.200 - 2.000 mã lực, cho phép di chuyển với tốc độ 80 - 90 km/h, tầm hoạt động 500 km.

Một trong những công nghệ quan trọng nhất của xe tăng Armata là hệ thống phòng vệ chủ động Afganit. Hệ thống này sử dụng radar để phát hiện các loại đạn chống tăng, khi đạn bay tới, Afganit lập tức phóng tên lửa đánh chặn và tiêu diệt đầu đạn.

Tăng Armata cũng được trang bị hệ thống chống mìn và một loạt các camera ghi hình phân giải cao. Chúng sẽ cho phép người điều khiển có cái nhìn 360 độ rõ ràng xung quanh xe.

>>> Siêu tăng Armata "bất động" trên Quảng trường Đỏ, báo Tây hoan hỉ

Xe chiến đấu bộ binh T-15

Xe chiến đấu bộ binh T-15 trên khung gầm Armata được bọc giáp hạng nặng có khả năng chống chịu tốt trước các vũ khí chống tăng, đặc biệt nó được tăng cường khả năng bảo vệ để chống kiểu tấn công “đột nóc” từ trên cao như của tên lửa Javelin .

Cỗ máy chiến tranh hạng nặng T-15 có một module chiến đấu mới. Vũ khí chính gồm 1 pháo tự động 2A42 cỡ 30 mm với 500 viên đạn, trong đó có 160 đạn xuyên giáp và 340 đạn nổ phân mảnh. Pháo có tầm bắn khoảng 4.000 mét.

Hai bên tháp pháo lắp 4 tên lửa chống tăng có điều khiển Kornet-EM có tầm bắn tối đa từ 8 - 10 km, 1 súng máy đồng trục 7,62 mm với cơ số 2.000 viên đạn.

Xe chiến đấu bộ binh T-15 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, có khả năng tự động tìm kiếm mục tiêu trong nhiều dải quang phổ khác nhau ở chế độ chủ động và thụ động.

Bên cạnh đó, T-15 còn có thiết bị ngắm quang học cho phép phát hiện những mục tiêu ngụy trang. Hệ thống điều khiển hỏa lực của T-15 có thể tham chiến đồng thời với 2 mục tiêu.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90A

Xe tăng T-90A là bản nâng cấp của T-90S với thay đổi lớn nhất là được trang bị giáp phản ứng nổ Relikt. T-90A sử dụng pháo nòng trơn 125 mm 2A46M có thể bắn tên lửa chống tăng AT-11 qua nòng.

Vỏ giáp của T-90A cũng được nâng cấp với những hợp kim đặc biệt kết hợp cùng gốm, giúp xe chịu được các loại đạn pháo 120 mm mà các xe tăng phương Tây hay sử dụng.

Ngoài pháo chính, T-90A còn được trang bị 1 súng máy đồng trục 7,62 mm và 1 súng máy phòng không 12,7 mm, hệ thống gây nhiễu quang điện tử Shtora-1 có tác dụng phát ra những tín hiệu hồng ngoại từ 2 đèn cạnh tháp pháo để gây nhiễu tín hiệu dẫn đường của đối phương.

Xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25

Xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25 sử dụng chung khung gầm với xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata, xe được trang bị giáp module thế hệ mới với khả năng chống chịu rất tốt trước các loại đạn xuyên giáp. Bên cạnh đó, giáp bổ sung có thể trang bị thêm tùy yêu cầu nhiệm vụ.

Kurganets-25 sử dụng tháp pháo điều khiển từ xa gắn pháo 30 mm. Pháo có tầm bắn 4 km, xe có thể mang theo 500 đạn pháo với cơ số 160 đạn xuyên giáp và 340 đạn nổ mảnh.

Ngoài ra, trên tháp pháo còn có 1 súng máy đồng trục cỡ 7,62 mm và 4 tên lửa chống tăng Kornet-EM tầm bắn lên tới 10 km để chống lại các loại thiết giáp hặng nặng, thậm chí cả trực thăng bay thấp.

IFV này có thể chở theo 7 binh lính với đầy đủ trang bị. Binh lính lên, xuống thông qua cửa phía sau đuôi. Thân xe có các cửa sập để bắn từ bên trong hay thoát hiểm trong tình huống khẩn cấp.

Động cơ diesel tăng áp trang bị cho Kurganets-25 có công suất 500 - 800 mã lực được gắn phía trước đóng vai trò lớp giáp tự nhiên. Xe có tốc độ tối đa trên đường nhựa khoảng 80 km/h và 10 km/h khi bơi

Xe bọc thép chở quân Kurganets-25 có thiết kế tương tự như xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25, tuy nhiên chỉ được trang bị súng máy 12,7 mm.

>>> Khám phá xe chiến đấu bộ binh tối tân nhất của Nga

Xe bọc thép BTR-MD Rakushka

Xe thiết giáp đổ bộ đường không BTR-MD Rakushka là thiết kế mới dựa trên khung gầm xe thiết giáp nhảy dù BMD-4, nó chỉ mới hoàn thành các thử nghiệm cấp nhà nước trong năm 2014.

BTR-MD có thiết kế phần thân lớn để chứa tổ lái 2 người và 13 lính dù, lái xe ngồi ở giữa, còn các binh sĩ vào và ra khỏi xe qua cửa ở phía sau. Bên ngoài lắp 1 súng máy 7,62mm để chi viện hỏa lực cho quân đổ bộ.

Xe bọc thép BMD-4M

Xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-4M có trọng lượng khá nhẹ, chỉ 13,5 tấn để có thể nhảy dù từ máy bay, do vậy nó chỉ có lớp giáp thép mỏng cho phép chống đạn súng máy hoặc mảnh văng đạn pháo.

Bù lại, BMD-4M lại có hỏa lực cực mạnh với tháp pháo Bakhcha U lắp pháo nòng xoắn 2A70 100 mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng. Đồng trục với pháo chính là pháo tự động cao tốc 2A72 30 mm, bên cạnh đó là 1 súng máy PKT 7,62 mm và 1 súng phóng lựu tự động AGS-17.

Xe bọc thép BTR-82

BTR-82А là biến thể hiện đại hoá sâu với tính năng chiến đấu và kỹ thuật cao hơn gấp 2 lần so với BTR-80 và BTR-80А.

Module chiến đấu của BTR-82А lắp pháo tự động 30 mm 2А72 và 1 súng máy đồng trục 7,62 mm PKTM. BTR-82A còn được trang bị máy ngắm hỗn hợp ngày đêm của trắc thủ TKN-4GА với thị trường ổn định.

Xe bọc thép Ural-63095 Typhoon U

Xe bọc thép chống mìn Ural-63095 Typhoon U 6 x6 được giới thiệu vào năm 2011 nhưng chính thức phục vụ trong quân đội Nga mới từ năm 2014. Chiếc thiết giáp này có khả năng chống đạn xuyên giáp cỡ nòng 14,5 mm hoặc vụ nổ mìn tương đương 8 kg TNT.

Xe bọc thép chống mìn KAMAZ-63969 Typhoon K

Kamaz-63969 là xe bọc thép chở quân dẫn động toàn phần với công thức bánh 6x6. Vỏ giáp chống được đạn 14,5 mm kiểu B-32, cũng như đạn xuyên-cháy. Khả năng chống mìn của xe bảo đảm sự sống sót cho kíp vận hành khi bị mìn 8 kg TNT nổ dưới gầm.

Pháo tự hành chống tăng SU-100

SU-100 là loại pháo tự hành diệt tăng của Liên Xô, được sử dụng rộng rãi trong năm cuối cùng của cuộc chiến tranh Xô - Đức và còn tiếp tục phục vụ quân đội Xô Viết cũng như các quốc gia đồng minh một thời gian dài sau này.

SU-100 thực chất là bản nâng cấp của pháo tự hành diệt tăng SU-85 thế hệ trước, chúng cùng sử dụng khung gầm của xe tăng hạng trung T-34-85.

Vũ khí của SU-100 chỉ gồm duy nhất pháo nòng xoắn D-10S cỡ 100 mm (loại lắp trên xe tăng T-54/55) có thể xuyên giáp dày 125 mm để thẳng góc với mặt đất ở cự ly 2 km, xuyên thủng vỏ giáp nghiêng 85 mm của xe tăng Panther (Đức) ở cách 1,5 km.

Sau những khối diễu binh là các phương tiện cơ giới, dẫn đầu là xe tăng T-34-85

T-34-85 - huyền thoại của Chiến tranh thế giới thứ II là một trong những loại xe tăng có sự phối hợp tốt nhất giữa khả năng bảo vệ, tính cơ động, hoả lực và độ tin cậy cũng như khả năng bảo trì.

Đây cũng là một trong những mẫu thiết kế có thời hạn phục vụ lâu nhất khi nhiều chiếc hiện vẫn còn được sử dụng trong quân đội của một số quốc gia trên thế giới.

Nguyên mẫu đầu tiên của T-34 được hoàn thành đầu năm 1939 và chính thức đưa vào sản xuất từ tháng 9/1940. Đặc điểm được đánh giá cao nhất của T-34 là thiết kế đơn giản giúp việc chế tạo rất dễ dàng và dễ sửa chữa khi gặp trục trặc trong quá trình tác chiến.

Đại diện các quân binh chủng của Quân đội Liên bang Nga

Khối Học viên các trường quân sự Liên bang Nga

Quân đội một số quốc gia khách mời tham gia Lễ Duyệt binh

Các khối Duyệt binh trong trang phục Hồng quân Liên Xô

Lá cờ của các mặt trận tham chiến trong Chiến tranh thế giới II

Tư lệnh Lục quân Nga Oleg Salyukov dẫn đầu các khối Duyệt binh

Phút mặc niệm những người đã ngã xuống trong Chiến tranh thế giới II

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu khai mạc buổi lễ

Đại tướng Sergei Shoigu nhận lệnh từ Tổng tư lệnh - Tổng thống Vladimir Putin

Bộ trưởng Quốc phòng Nga chúc mừng các khối binh sĩ thuộc các lực lượng vũ trang Nga

Bộ trưởng Quốc phòng Nga tiếp nhận Lễ Duyệt binh

14h00: Chuông đồng hồ trên Quảng trường Đỏ điểm 10 tiếng, Lễ Duyệt binh chính thức bắt đầu.

Quốc kỳ Nga và Cờ chiến thắng được rước trên nền bài hát Chiến thắng thần thánh

Buổi lễ có sự tham dự của khoảng 16.500 binh sĩ, 143 máy bay và 194 phương tiện, vũ khí hiện đại, tạo nên Lễ Duyệt binh lớn nhất trong lịch sử hiện đại của Nga.

Đặc biệt, trong Lễ Duyệt binh năm nay, nhiều hệ thống vũ khí tối tân sẽ lần đầu tiên ra mắt, cùng với đó là sự tham gia của các binh sĩ đến từ các nước Serbia, Ấn Độ, Trung Quốc...

Tổng thống kiêm Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Nga Vladimir Putin sẽ theo dõi cuộc duyệt binh từ trên lễ đài. Tham dự có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Lễ duyệt binh sẽ được điều khiển bởi Tư lệnh Lục quân Nga Oleg Salyukov.

Một số phát biểu cảm tưởng về Lễ Duyệt binh Ngày chiến thắng

 

>>> Quân đội Nga hùng hậu đến đâu so với phương Tây?

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại