Hoàn thành kế hoạch 3 trung đoàn Su-30MK2
Như vậy, nếu không có gì đột biến, chắc chắn trong năm nay, Quân chủng PK-KQ sẽ tiếp nhận đủ 12 chiếc Su-30MK2 theo hợp đồng đã ký năm 2013, đánh dấu việc hoàn thành xây dựng 3 trung đoàn máy bay thế hệ mới theo kế hoạch đề ra cách đây hơn 5 năm.
Hiện nay, Trung đoàn 927 - Đoàn Không quân Lam Sơn đang tích cực huấn luyện chuyển loại, trong khi đó, sân bay Kép - căn cứ chính của đơn vị cũng vừa hoàn thành nâng cấp giai đoạn 1, sẵn sàng đón máy bay mới về huấn luyện và trực ban sẵn sàng chiến đấu.
Thiếu tướng, PGS - TS Trần Văn Thanh, Giám đốc Học viện phát biểu giao nhiệm vụ cho học viên
Su-22 sắp hết niên hạn, cần được thay thế
Mặc dù đa phần máy bay Su-22 của Không quân Việt Nam đều đang còn niên hạn, có thể bay được, nhưng trong tình trạng tốt không nhiều. Đặc biệt, số giờ bay dự trữ, nhất là đối với Su-22M và Su-22UM còn rất ít do được đưa vào sử dụng từ năm 1980.
Bên cạnh đó, Su-22M4/UM3 được Liên Xô viện trợ trong giai đoạn 1988 - 1989, đa phần từng tham chiến ở Afganistan. Một số máy bay khác tuy mới hơn như Su-22M4/UM3K mua từ Cộng hòa Séc và Ukraine giữa những năm 2000 đều đã qua sử dụng nhiều năm.
Cơ bản, tuổi thọ của Su-22M/UM3 đều đã đạt ngưỡng 35 - 40 năm, hầu hết đã qua đại tu, sửa chữa lớn, tăng hạn, việc đảm bảo hệ số kỹ thuật gặp rất nhiều khó khăn.
Các máy bay Su-22M4/UM3K tuy mới hơn nhưng tuổi thọ cũng xấp xỉ 30 năm, số giờ bay dự trữ còn không nhiều.
Nếu chỉ thuần túy huấn luyện thì hoàn toàn có thể vận hành thêm chừng 10 năm nữa. Tuy nhiên, trong trường hợp tần suất xuất kích tăng đột biến, số giờ bay còn lại chắc chắn sẽ không đảm bảo. Do vậy, trong vài năm tới nhu cầu thay thế Su-22 là tất yếu.
Cuộc so kè giữa 2 ứng viên Su-30SM và Su-30MKI
Với 3 trung đoàn gồm 36 chiếc Su-30MK2, cho thấy nhu cầu của Việt Nam về dòng máy bay thiên về đối hạm có lẽ cơ bản được đáp ứng. Số lượng không nhiều, nhưng sẽ giúp các cấp chiến lược dễ tính toán hơn khi bố trí và sử dụng lực lượng chi viện cho biển, đảo.
Nhu cầu về một loại máy bay tiêm kích đa năng hiện đại thiên về đối không và đối đất ngày càng trở nên rõ nét hơn. Ứng viên có khá nhiều, kể cả của phương Tây như JAS-39, Rafale, tuy nhiên, còn hơi sớm khi bàn đến bởi nhiều lý do khách quan và chủ quan.
Do đó, nổi lên chỉ còn các ứng viên đến từ bạn hàng truyền thống là Nga. Trong đó, Su-30MK2 của KNAAPO chắn chắn sẽ không được mua thêm và các dòng máy bay mới hơn của Tổ hợp này như Su-30M2, Su-35S cũng sẽ đứng ngoài cuộc.
Đích thân ông Kuznetsov Viktor Dmitrievich, Tổng giám đốc Công ty AVIAPROM (đơn vị đầu mối điều phối việc hợp tác kỹ thuật giữa các tổ hợp công nghiệp hàng không Liên Bang Nga) khẳng định rằng IRKUT sẽ là đơn vị cung cấp máy bay chiến đấu mới cho Việt Nam.
Như vậy, sẽ chỉ còn cuộc so kè trực tiếp giữa các biến thể Su-30 do IRKUT sản xuất như Su-30SM (Không quân/Không quân Hải quân Nga), Su-30MKI (Ấn Độ), Su-30MKM (Malaysia), Su-30MKA (Algeria)… Trong đó, Su-30SM và Su-30MKI là 2 ứng viên sáng giá nhất.
Mặc dù Ấn Độ đã tiếp nhận phi công Việt Nam sang huấn luyện trên nền máy bay Su-30MKI nhưng không có nghĩa dòng máy bay này có cơ hội lớn hơn.
Rất có thể đây chỉ là bước làm quen, đánh giá ban đầu với dòng tiêm kích có thiết kế và tính năng gần tương tự loại Việt Nam sẽ mua.
Bên cạnh đó, những rắc rối trong việc bảo hành sản phẩm và khắc phục sự cố đối với Su-30MKI lắp ráp tại Ấn Độ sẽ khiến Việt Nam phải cân nhắc để không bị lặp lại tình trạng máy bay bị nằm sân hàng loạt.
Vì vậy Su-30SM sẽ có cơ hội lớn hơn do hầu như toàn bộ thành phần do Nga sản xuất.
Tuy nhiên, huan hệ Việt - Ấn ngày càng tốt đẹp, nên nếu Việt Nam mua dòng máy bay tương tự Su-30MKI sẽ thuận lợi trong việc đào tạo, huấn luyện, cung cấp phụ tùng cũng như sửa chữa bảo dưỡng.
Không loại trừ khả năng máy bay mới có thể sẽ mang được tên lửa đối hạm như BrahMos.
Những chỉ dấu quan trọng như trên cho thấy dòng máy bay chiến đấu đa năng thế hệ mới của Việt Nam sắp mua là loại có cánh mũi, động cơ mới và hệ thống điện tử hàng không tiên tiến hơn hẳn so với Su-30MK2 hiện nay.
>>> Vì sao Việt Nam vẫn chưa đặt mua tên lửa BrahMos?