Ung thư tuỵ là loại ung thư có mức phổ biến đứng thứ 11 và trung bình mỗi năm có 9000 người phát hiện ra bệnh. Đây cũng là loại ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất – chỉ 3% bệnh nhân sống được tới 5 năm (so với 87% ở ung thư vú và 98% ở ung thư tinh hoàn).
Các nhà khoa học cho biết ung thư tuỵ có liên quan tới 2 loại vi khuẩn ở nướu (lợi).
Những người trong miệng chứa cả 2 loại vi khuẩn này có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 2 lần.
Ung thư tuỵ là loại ung thư với tỷ lệ sống sót thấp nhất trong số 22 loại ung thư phổ biến – chỉ 3%
Vi khuẩn trong miệng có liên quan tới ung thư tuỵ
Từ bé chúng ta luôn được dạy phải đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày để sạch răng miệng, tránh sâu răng.
Nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy đánh răng còn giúp phòng chống một loại ung thư nguy hiểm.
Các nhà khoa học đã khám phá ra mối liên hệ giữa ung thư tuỵ - một trong những bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất – với 2 loại vi khuẩn gây ra các bệnh về nướu (lợi).
Vi khuẩn trong miệng có mối liên hệ với bệnh ung thư tụy (Ảnh minh họa)
Nhóm các nhà khoa học tại Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và kết quả cho thấy, những người mà trong miệng chứa cả 2 loại vi khuẩn sẽ có nguy cơ mắc ung thư tuỵ cao gấp 2 trong vòng 10 năm tới.
Công trình nghiên cứu nói trên đã được trình bày trong hội thảo của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Mỹ (AACR) và các tác giả cho rằng, kết quả nghiên cứu đã gợi ý một phương pháp khả thi giúp phòng tránh ung thư tuỵ.
Không chỉ giúp mọi người giảm nguy cơ mắc bệnh, nghiên cứu này còn giúp các bác sỹ có được phương pháp chẩn đoán ung thư tuỵ rẻ tiền và dễ dàng.
Ở Anh, ung thư tuỵ là loại ung thư có mức phổ biến đứng thứ 11 và trung bình mỗi năm có 9000 người phát hiện ra bệnh.
Đây cũng là loại ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất – chỉ 3% bệnh nhân sống được tới 5 năm (so với 87% ở ung thư vú và 98% ở ung thư tinh hoàn).
Nguyên nhân chủ yếu là ung thư tuỵ có rất ít triệu chứng tại giai đoạn mới phát, đến khi bệnh nhân phát hiện ra thì đã quá muộn.
Các triệu chứng như đau lưng, vàng da, sút cân thường bị nhầm sang khó tiêu, trào ngược axit hay bệnh về lưng.
Trong nghiên cứu trên đây, các nhà khoa học từ New York University đã theo dõi 732 người trong hơn 10 năm, một nửa trong số đó đã phát hiện thấy ung thư tuỵ, số còn lại sức khoẻ vẫn tốt.
Các nhà nghiên cứu lấy mẫu kiểm tra từ thời kỳ đầu dự án, phát hiện 2 loại vi khuẩn trong miệng có liên quan trực tiếp tới nguy cơ ung thư tuỵ.
Những người miệng có vi khuẩn P.gingivalis có nguy cơ mắc ung thư tuỵ cao hơn 59%, những người miệng có vi khuẩn A.actinomycetemcomitans có tới 119% nguy cơ mắc bệnh.
Cả 2 loại vi khuẩn này đã được biết đến là nguyên nhân gây nên nhà chú – một trong những bệnh nguy hiểm liên quan đến nướu.
Nghiên cứu trước đây cũng cho thấy vi khuẩn trong miệng có thể gây viêm, từ đó dẫn tới ung thư.
Tiến sĩ Jiyoung Ahn - Trung tâm nghiên cứu Perlmutter Cancer
Tiến sỹ Jiyoung Ahn, người tiến hành nghiên cứu trên cho hay: "Nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy bằng chứng về những thay đổi nhất định của tập hợp vi khuẩn trong miệng có thể là một trong những yếu tố nguy cơ ung thư tuỵ, cùng với các yếu tố nguy cơ khác như tuổi cao, giới tính nam, hút thuốc, chủng tộc và gia đình có tiền sử bệnh.
Những thay đổi về vi khuẩn này cho chúng ta biết người nào có nguy cơ cao mắc ung thư tuỵ".
Tiến sỹ Nigel Carter, Tổng Giám đốc điều hành Quỹ Sức khoẻ Răng miệng Anh, bổ sung thêm: "Tuy vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu nhưng kết quả trên cho thấy một điều, chẳng có lý do gì để việc xét nghiệm nước miếng nhằm phát hiện ung thư tuỵ lại không thể do bác sỹ nha khoa tiến hành.
Đây có thể là một bước tiến đáng kể trong công tác chẩn đoán bệnh, giúp cứu được hàng nghìn người mỗi năm."
Cũng theo Tiến sỹ Carter: "Chăm sóc răng miệng kém liên quan tới một loạt các vấn đề về sức khoẻ. Bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường, sảy thai chỉ là vài trong số nhiều vấn đề có liên quan chặt chẽ với tình trạng sức khoẻ răng miệng kém.
Điều chúng ta cần nhớ là sức khoẻ răng miệng khá đơn giản để duy trì. Giữ thói quen chải răng 2 phút mỗi ngày bằng kem đánh rang chứa flo, giảm mật độ ăn uống thực phẩm ngọt là 2 trong số nhiều cách bảo vệ răng miệng dễ thực hiện".
Những điều phải biết vì sức khoẻ răng miệng
Răng để nhai thức ăn, không phải để nhai đá hay mở mì gói
Bác sỹ nha khoa Richard H.Price có lời khuyên: "Chức năng của răng là nhai đồ ăn – và giúp bạn chuyện trò, hình thành lời nói. Răng không có chức năng:
Thay cho cái kìm (kẹp đồ cứng chẳng hạn), cắn đá, mở bao bì, mở thắt dây, thai kẹo để đông lạnh chứa nhiều caramel hay các loại quả, hạt để lạnh.
Chất làm trắng răng: Lợi hay hại?
Bác sỹ nha khoa Gregory L. Paskerian cho biết: "miếng dán hay các phương pháp làm trắng răng bán phổ biến trong các siêu thị không gây hại cho răng hoặc tổn thương nướu.
Nhưng phương pháp dùng khay làm trắng bằng peroxide thì có thể chứa axit và làm hỏng men răng nếu sử dụng không đúng cách."
Ông bổ sung thêm, làm trắng răng không phải là thay đổi màu sắc mà chỉ là thay đổi độ sáng và sắc độ. Mọi người nên hướng về việc làm răng chắc khoẻ thì tốt hơn.
Lưu ý về bàn chải đánh răng
Hãy lựa chọn bàn chải răng đủ cứng để làm sạch nhưng không hại cho nướu. Không dùng bàn chải quá 3 tháng.
Máy rửa răng bằng nước (tăm nước) có thể dẫn vi khuẩn ngược trở lại nướu mà không hề làm sạch các vết bẩn trên răng. Bác sỹ Price khuyên nếu có dùng máy tăm nước thì chỉ dùng để rửa trước hay sau khi đánh răng, và không nên để ở tốc độ quá cao.
Đường thì sao?
Cả hai bác sỹ nói trên đều cho biết đường không phải là vấn đề, vấn đề là đường lưu trên răng bao lâu. Nếu đường ở răng đủ lâu, vi khuẩn trong miệng nhờ đó sản sinh ra axit ăn mòn men răng, hình thành sâu răng.
Vì vậy nếu ăn đồ ngọt, hãy đánh răng ngay sau đó. Hoặc nhai kẹo cao su, đặc biệt các loại không đường.
Hướng dẫn đánh răng
*Theo DailyMail