Ung thư tuyến tụy: Căn bệnh lặng lẽ "giết người" bạn nên đề phòng

Thanh Hương |

Ung thư tuyến tụy được coi là “kẻ thù giết người” âm thầm bởi vì nó gây ra rất ít triệu chứng cho đến khi khối u được phát hiện vào giai đoạn cuối.

Tử vong sau 4 ngày được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tụy

Tháng 8/2008, Ông Gene Upshaw, Giám đốc điều hành Liên đoàn Bóng bầu dục Quốc gia Mỹ qua đời do bệnh ung thư tuyến tụy.

Sự ra đi đột ngột này đã làm với tất cả thành viên trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của ông bàng hoàng. 4 ngày trước, ông được chẩn đoán mắc căn bệnh quái ác ung thư tuyến tụy, và họ nghĩ ông vẫn kéo dài sự sống nhờ vào sự phát triển của Y học.

Tuy nhiên, với các bác sĩ, cái chết người đàn ông 63 tuổi Upshaw lại không bất ngờ. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, chỉ có 1/5 trong tổng số bệnh nhân ung thư tuyến tụy sống sót trong vòng 1 năm.

Vì vậy, “kẻ thù giết người” âm thầm này được xếp là căn bệnh gây tử vong cao thứ 4 ở Mỹ.

Còn theo WHO, Ung thư tuyến tụy xếp thứ 7 trong số các bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới.


Hình ảnh mô phỏng ung thư tuyến tụy (Ảnh minh họa: Internet)

Hình ảnh mô phỏng ung thư tuyến tụy (Ảnh minh họa: Internet)

Tại sao ung thư tuyến tụy lại “giết người” nhanh như vậy?

Ung thư tuyến tụy thường được chẩn đoán ở giai đoạn cuối vì nó không gây ra dấu hiệu và triệu chứng cho đến khi bệnh được phát hiện.

Tuyến tụy nằm gần với gan, là bộ phận rất ít dây thần kinh. Vì thế, một khối u trong tuyến tụy có thể phát triển một cách nhanh chóng mà không hề gây đau đớn hoặc các triệu chứng khác cho người bệnh.

Mệt mỏi, giảm cân, đau bụng, đau lưng, vàng da là những triệu chứng phổ biến nhất khi bệnh nhân mắc căn bệnh quái ác ung thư tuyến tụy.

Trong trường hợp bệnh nhận thấy xuất hiện các triệu chứng này, đó cũng là lúc khối u đã lan rộng đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Chỉ có khoảng 10-15 % của bệnh ung thư tuyến tụy được được cân nhắc phẫu thuật. Tuy nhiên, căn bệnh này thường có tiên lượng xấu, ngay cả đối với những bệnh nhân đã phẫu thuật.

Nếu được điều trị tốt, cũng chỉ có 25-30 %  bệnh nhân sống thêm được 5 năm.

Quay trở lại với trường hợp bệnh nhân Upshaw. Bác sĩ không chỉ định phẫu thuật vì khối u đã lan ra ngoài tuyến tụy. Triệu chứng khó thở do khối u lan rộng đến phổi.

Vì không được phẫu thuật, bệnh nhân được điều trị chuyên sâu với mục đích kiểm soát căn bệnh.

Điều đáng nói là tình trạng này chiếm tới 4/5 tất cả các trường hợp ung thư tuyến tụy, đó là lý do tại sao tỉ lệ sống của bệnh ung thư tuyến tụy rất thấp.

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tuyến tụy.

Người hút thuốc lá, sử dụng rượu bia.

Tiền sử gia đình có người bị bệnh liên quan đến tuyến tụy.

Người béo phì và ít vận động

Những người ăn nhiều thịt, dầu mỡ.

Phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến tụy

Nếu có dấu hiệu nghi ngờ bệnh ung thư tuyến tụy, bệnh nhân thường được chỉ định thực hiện Siêu âm, Chụp CT, Nội soi mật tụy ngược dòng, Nội soi siêu âm hoặc Sinh thiết để chẩn đoán bệnh.

Nhưng tháng 8 vừa qua, các nhà khoa học Anh tại Viện Ung thư Bart thuộc ĐH Queen Mary of London đã đề xuất cách thức mới để phát hiện sớm bệnh ung thư tuyến tụy qua xét nghiệm nước tiểu.

Nghiên cứu mới cho thấy các nhà nghiên cứu đã phát hiện 3 protein báo hiệu ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu. 

Mặc dù các protein trên cũng được tìm thấy trong nước tiểu của bệnh nhân viêm tụy mạn tính, mức độ hiện diện của nó thấp hơn nhiều, nên bệnh ung thư tuyến tụy có thể được chẩn đoán dựa trên sự hiện diện của nó với độ chính xác đến 90%.

Nhóm nghiên cứu khẳng định nếu ung thư tuyến tụy được chẩn đoán sớm, bệnh nhân có thể được giải phẫu kịp thời giúp tăng thời gian sống.

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại