LTS: Nguyễn Văn Đáng, hỗn danh là Đáng "đao", là đầu lĩnh trong băng người nhái của ông trùm Châu Nhị ở Sài Gòn trước năm 1975. Bây giờ về già, cuộc sống của Đáng "đao" có nhiều xa xót.
>Cuộc sống ẩn dật trong nghèo khổ của giang hồ khét tiếng Sài Gòn
Sa chân vào chốn giang hồ
Ngày trong lính Đáng "đao" rất thân Võ Văn Hiếu, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 37, biệt động quân của Ngụy quyền đóng ở Bình Long – Phước Long (Bình Phước).
Bởi mối quan hệ này mà khi trốn khỏi hôn lễ, Đáng đã tìm được đường quay trở lại đơn vị cũ. Ngày ấy, lính Ngụy đảo ngũ tại chiến trường, nhiều trường hợp khi đưa ra tòa án binh sẽ phải nhận án tử.
Hiếu giúp đỡ Đáng đã không phải ra tòa án, cũng chính Hiếu là người đầu tiên đưa Đáng vào đời đao búa, đâm chém tranh giành "thị phần" với những ân oán giang hồ.
Hiếu người ở cầu Khánh Hội (quận 4), cha của ông ta cũng là trưởng công an quận này. Vừa là sĩ quan quân đội, Hiếu cũng là dân anh chị có máu mặt, bảo kê toàn bộ khu vực cầu Khánh Hội.
Ông Đáng kể, lần đầu tiên trong đời ông biết đến vũ trường, quán bar, sòng bài chính nhờ người bạn này. Hiếu đã dạy cho ông biết thế nào là người trong giang hồ.
Đáng lì lợm, nhanh nhẹn, có tài phi đao và khéo ở khoản biết chiều ý đại ca, do vậy rất được lòng Hiếu. Được sự hậu thuẫn của Hiếu, ông không bị đẩy ra chiến trường nữa.
Ông Đáng kể, nhiệm vụ của ông khi đó là thay Hiếu trực tiếp đứng ra đi thu tiền bảo kê nhà hàng, khách sạn và tổ chức sòng bạc, gái mại dâm, hút chích ở vùng đất là lãnh địa riêng của gã.
Hằng tháng, Đáng "đao" lại tiếp tế tiền, rượu và gái lên chiến trường cho đại ca.
Ông Đáng bị mất một ngón tay trong một lần lấy số giang hồ
Khu vực cầu Khánh Hội giao nhau giữa quận 4 và quận 1 vốn là đất dữ nhưng vô cùng "màu mỡ". Nhiều băng đảng thèm khát, nhưng tất cả đều ngại phải động đến quý tử của vị trưởng công an quận.
Và rồi, "thế trận" trên đã thay đổi khi Hiếu bắn chết vợ mình. Sau sự kiện ấy, cha của gã đã từ mặt ông trùm, và còn tuyên bố: "Chỉ cần mày bước chân vào nhà, một là mày chết, hai là tao chết".
Không được cha chống lưng như trước, rất nhiều băng nhóm đã lợi dụng cơ hội đó đánh chiếm lãnh địa của ông trùm.
Cũng tại thời điểm đó, quân giải phóng miền Nam Việt Nam tiến đánh Bình Long, Đáng và đại ca phải quay lại chiến trường.
Đám đàn em như rắn mất đầu, chẳng mấy chốc cũng tan rã, mất quyền bảo kê cho các băng nhóm khác. Tại trận Bầu Cá Trê (Phú Giáo - Bình Dương), tiểu đoàn 37 của Hiếu thất thủ. Hiếu bị trúng đạn chết.
Khi Hiếu chết, Đáng "đao" vướng vào một cuộc điều tra chính trị. Nhờ mối thân tình với sĩ một sĩ quan tên Nhu, ông mới thoát khỏi hạn vận.
Nhu cũng là một chỉ huy nổi tiếng ăn chơi, háo sắc. Những thú vui bệnh hoạn của Nhu đều được Đáng "phi đao" đáp ứng. Đổi lại, gã cho Đáng mặc nhiên muốn làm gì thì làm, không cần phải tuân theo các kỷ luật trong quân đội.
Lợi dụng sự che chắn của Nhu, Đáng "đao" đã tụ tập lại những đàn em cũ của Hiếu về giành lại lãnh địa xưa. Lúc này, khu vực cầu Khánh Hội lúc này chẳng khác gì một chiếc bánh bị các băng nhóm chia năm xẻ bẩy.
Dù được sự bảo kê, chi viện của Nhu nhưng Đáng "đao" cũng chẳng thể giành lại được lãnh địa đã mất.
Phi đao hạ ông trùm khét tiếng
Sau đợt ấy, Đáng "đao" được điều động về tiểu đoàn 52 đóng quân ở Long An. May mắn cho Đáng là đại úy Nhu cũng được điều về đây.
Miền Tây khi ấy cũng phồn hoa không kém Sài thành. Giang hồ ở đây cũng được cho là hiền lành hơn du đãng Sài Gòn. Những băng nhóm ở đây chia nhau lãnh địa sống ôn hòa với nhau.
Đặc biệt, chúng rất sợ quân đội và chính quyền.
Về Long An, Đáng như cá gặp nước. Lại thêm hậu thuẫn của ông Nhu, chẳng mấy chốc Đáng đã quy tụ được gần 100 đàn có máu mặt dưới trướng.
Đệ tử của Đáng "đao" khi ấy đều là lính thiết giáp, biệt kích và biệt động quân
Khi mà vùng đất này đã vào khuôn khổ, trong cảnh sinh sau đẻ muộn, Đáng đã dẫn đàn em đi tranh phần.
Ông trùm nhớ lại quãng thời gian mình ở trong quân ngũ.
Qua tin báo Đáng được biết, ở miền tây, có một băng nhóm giang hồ vốn xuất thân từ lính biệt kích có địa bàn bàn rộng nhất và cũng thuộc dạng lì lợm dữ dằn nhất ở đây.
Ông trùm quyết định đánh thẳng vào băng nhóm này để thị uy các băng nhóm khác.
Một ngày đầu năm 1964, Đáng "đao" được đàn em báo tin những đầu lĩnh của băng biệt kích đang nhậu nhẹt ở nhà hàng bên sông Bảo Định (gần chợ lớn Tân An).
Ông đã chỉ huy đàn em tả xung hữu đột lăn xả vào chém đối phương. Tám "điên", thủ lĩnh của băng lính biệt kích phản ứng rất nhanh, gã rút súng ngắn bắn thẳng về phía Đáng.
Tuy nhiên, như một con sóc, Đáng "đao" đổ thân mình sang bên trái để tránh đạn. Vừa tránh, Đáng cũng phóng liền hai đao đáp trả. Một đao trúng cánh tay, một đao trúng đùi, Tám "điên" rớt súng và đổ ngục xuống nền nhà.
Đàn em của Đáng thừa thế xông lên, đám để tử của Tám "điên" hoảng hốt nhảy cả xuống sông bỏ chạy.
Sau đợt thư hùng ấy, tên tuổi Đáng "đao" nổi như cồn. Chỉ trong một thời gian ngắn, tất cả các băng nhóm khác đều quy phục.
Mới đầu Đáng chỉ thu thuế, sau đó còn đứng ra tổ chức sòng bài, ổ đề, tiệm hút. Đáng còn vươn tay bảo kể tất cả các ngành nghề kinh doanh lậu. Tiền thu được ông trùm đều chia đều cho đàn em và hối lộ cảnh sát.
Ông trùm độc chiếm giang hồ miền Tây
Sau khi ổn định ở Long An, ông đã mở rộng địa bàn của mình xuống tỉnh miền Tây, những mảnh đất mà Đáng để ý tới là Tiền Giang và Bến Tre.
So với Long An thì Tiền Giang phát triển hơn, riêng thành phố Mỹ Tho đã có gần 30 quán bar, 50 nhà hàng, hơn 10 khách sạn, đều dưới quyền bảo kê của Bẩy "búa".
Tuy nhiên, "bình định" đất này, Đáng "đao" chỉ cần mang 20 đàn em xuống thì Bẩy "búa" đã sợ hãi xin thương thuyết. Thừa thế thắng, Đáng đao kéo đàn em sang đất Bến Tre thì băng của ông bị gần 40 tên đàn em của Tám "lửa" vây đánh.
Với sự liều lĩnh và bề dày về kinh nghiệp chiến đấu, chẳng mấy chốc Đáng "đao" cùng đàn em đánh cho quân Tám "lửa" chạy tơi bời.
Thực tế, Tám "lửa" là trùm đất Bến Tre là nhờ dựa với hơi của chú ruột là có vai vế trong chính quyền Ngụy sở tại.
Sau trận thua ấy, Tám "lửa" cùng học theo cách của Bẩy "búa" đóng lợi tức cho Đáng "đao". Vậy là chỉ trong một thời gian ngắn, Đáng "đao" thống lĩnh được ba tỉnh miền Tây.
Đáng "đao" và vợ khi còn trẻ.
Trong khi đó, tại Sài Gòn sau năm 1963, Huỳnh Tỳ, Ngô Văn Cái và Nguyễn Kế Thế đều về dưới trướng của Đại Cathay.
Được sự phò giúp của 3 chiến tướng, Sài Gòn đã nhanh chóng trở về tay Đại. Danh xưng giang hồ là "Tứ Đại Thiên Vương" cũng bắt đầu từ đấy.
Trong khi đó, Chợ Lớn vẫn là thế giới riêng của người Hoa. Đứng đầu băng đảng Chợ Lớn là Tín Mã Nàm, người thống lãnh chi nhánh Sài Gòn – Chợ Lớn của Hội Tam Hoàng ở Việt Nam.
Trong khi hắc đạo người Hoa và Đại Cathay phân chia lãnh địa, thì băng người nhái của ông trùm Châu Nhị mới bắt đầu gây dựng tên tuổi trong chiếu giang hồ.
Địa bàn, của băng người nhái ngày đầu là khoảng hơn 30 quán bar ở đường Tự Do (Đồng Khởi bây giờ) và dọc mé sông Sài Gòn.
Những thành viên trong băng người nhái đều là lính chủ lực của liên đoàn người nhái, một đơn vị lính đánh thuê của hải quân. Hàng loạt tên tuổi dưới trướng của Châu Nhị đều là tay dữ dội: Tầm nhái, Tòng bác sĩ, Trọng Tấn, Tài "béo", Danh "khánh hội"…
Châu Nhị sau này là vệ sĩ của thủ tướng Ngụy là Nguyễn Cao Kỳ. Được ông Kỳ chống lưng, băng đảng này đã phát triển cực thịnh.
Thế nhưng, lúc Châu Nhị lập băng người nhái, Nguyễn Cao Kỳ vẫn chỉ là sỹ quan chỉ không quân Ngụy quyền. Bởi vậy mà băng này đã không dám vuốt râu hùm các băng đảng lớn mạnh khác.
Trong lúc Đại Cathay ròng rã đánh chiếm Chợ Lớn thì ông trùm Châu Nhị kêu phó tướng Nguyễn Văn Phương (tức Phương "nhái") đưa 30 huynh đệ xuôi xuống miền Tây.
Đáng "đao" biết tin, giang hồ Sài Gòn xuống chiếm lãnh địa của mình, ông đã chuẩn bị lực lượng đón tiếp.
Những ngày Đáng xưng hùng xưng bá ở miền Tây thì bà Mọn, người mà sau này Đáng "đao" lấy làm vợ trở lại Hố Nai (Đồng Nai) làm kế toán cho một xưởng gỗ của người thân.
Bà vẫn vương vấn hình bóng và lời hẹn ước trăm năm với Đáng "đao" ngày nào. Đôi lần bà tìm lại những kỷ niệm xưa, nghe tin Đáng lấy vợ, và trốn hôn lễ, bà vừa giận vừa thương.
Bà chỉ biết hi vọng cầu mong cho gã được bình an. Trong khi đó, khi lúc ở miền Tây, có tiền có quyền, Đáng "đao" cũng cho đàn em đi tìm kiếm người thương, nhưng tất cả cứ rơi vào vô vọng.
(Còn nữa)