Cho đi là sự may mắn
Lần đầu, tiên tiếp xúc với cô gái trẻ Bùi Thị Hòa (32 tuổi Lương Tài, Bắc Ninh) sẽ ít nghĩ cô gái có dáng người nhỏ bé lại có ý chí kiên định hiến tạng sống. Cách đây 2 năm Hòa đã hiến thận cho một người không hề quen biết.
Nhìn ánh mắt sáng long lanh và miệng luôn cười của Hòa khi nói về hành động hiến tặng sống, khiến cho người xung quanh cảm nhận được cô gái đó đang rất hạnh phúc.
Hòa chia sẻ: "Không chỉ hạnh phúc đâu mà tôi cảm thấy bản thân quá may mắn. Tôi được sinh ra khỏe mạnh và có đủ sức khỏe hiến tạng sống".
Theo Hòa thời điểm trước năm 2016 cô gái trẻ không hay biết về hiến tạng. Chỉ khi mẹ Hòa (cô Thảo) có tâm nguyện được hiến tạng sống. Để hoàn thành tâm nguyện của mẹ Hòa đã đi cùng mẹ để làm thủ tục.
"Từ trước đến nay nhà tôi chưa có ai phải đi viện, lần đầu tiên đến viện lại làm phẫu thuật lúc đó tôi cảm thấy rất sợ. Tối hôm đó, tôi ở ở viện chăm sóc mẹ và sau đêm đó tôi mới hiểu được vì sao mẹ lại muốn làm việc đó", chị Hòa nói.
Khi chứng kiến những đau đớn của mẹ, nhưng mẹ vẫn "đánh đổi" để giúp đỡ cho người khác chị Hòa đã nhận ra, chị cũng nên làm một điều gì đó.
"Tôi cũng muốn được đăng ký hiến tạng sống như mẹ. Tôi còn nhớ, đã phải năn nỉ bác sĩ An "bác An ơi cho cháu kiểm tra sức khỏe nếu đủ điều kiện thì cháu muốn hiến thận".
Thời điểm đó, bác sĩ cũng khuyên Hòa nên suy nghĩ lại về việc có hiến tạng sống hay không.
Sau đó, tôi có sang Trung tâm Điều phối tạng Quốc gia để làm đơn xin hiến tạng sống. Tuy nhiên, đợi mãi Trung tâm không gọi tôi đã bắt xe ra để hỏi lý do" Hòa tâm sự.
Hòa đã đi khám sức khỏe, khi cầm kết quả khám đủ sức khỏe có thể hiến tạng sống được Hòa hạnh phúc rơi nước mắt.
Với Hòa cho đi một quả thận cô cảm thấy đó là sự may mắn.
Hòa chia sẻ thêm: "Nhiều người cho rằng tôi "khùng" và khác thường nhưng tôi thấy rất bình thường.
Khi họ hàng biết chuyện hai mẹ con tôi cùng hiến thận họ nói mẹ và tôi cuồng tín. Nhiều người thân trong gia đình quay sang trách mẹ tôi đã xúi giục, lôi khéo tôi đi hiến thận như mẹ. Tôi chưa chồng, chưa con lại để tôi đi hiến thận như vậy… Nhưng cả tôi và mẹ đều hiểu mình đang làm điều gì.
Bản thân người trong gia đình tôi, bố cũng đã rất "sốc" khi tôi muốn hiến thận. Bố tôi luôn muốn tôi sống như người bình thường lấy chồng sinh con. Giờ thì bố tôi cũng đã hiểu dù tôi cho đi một bên thận sức khỏe của tôi vẫn tốt".
Còn trường hợp anh Trung (Thừa Thiên Huế) một người mắc bệnh tim nằm chờ chết. Nhưng đang đã được sống thêm một lần nữa nhờ có người chết não cho tạng. Cách đây 2 năm, anh Trung đã phải nằm viện vì căn bệnh tim. Theo bác sĩ cách duy nhất để cứu anh Trung chỉ có ghép tim.
"Tôi cảm thấy mình quá may mắn và hạnh phúc. Tôi biết ơn người đã hiến tạng nhờ có họ mà tôi được "sống" lại một lần nữa. Nếu sau này tôi chết đi tôi cũng mong muốn được cho tạng của mình, nếu có ai cần", anh Trung nói.
Nguồn tạng vẫn đang rất khan hiếm
GS.TS Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Điều phối tạng Quốc gia cho biết hiến tạng là một hành động rất nhân văn và cần được tôn vinh trong xã hội. Trong những năm gần đây truyền thông về hiến tạng tốt hơn nên mọi người đã hiểu và cởi mở hơn. Tuy nhiên, nguồn cho tạng cần để ghép cho bệnh nhân vẫn thiếu rất nhiều.
Theo GS. Sơn nguồn cho tạng cần để ghép cho bệnh nhân vẫn thiếu rất nhiều.
Tại Bệnh viện Việt Đức ngày nào cũng có người chết não nhưng số lượng người chết não hiến tạng là rất ít. Gần hai tháng 2 nay, bệnh viện không tiếp nhận thêm trường hợp nào bị chết não hiến tạng.
"Tôi vẫn còn nhớ như in trường hợp một bệnh nhân chết não gia đình đã đồng ý hiến tạng. Khi bàn mổ đã chuẩn bị sẵn sàng, đúng phút cuối một thành viên trong gia đình (bác ruột) không đồng ý cuộc mổ đã phải dừng lại. Ngày hôm đó, 3 người đã ra đi mãi mãi chỉ vì một quyết định", GS. Sơn nói.