Cập nhật lúc

Tweet chỉ trích WHO của ông Trump được 16.000 chia sẻ sau 20 phút; Vũ Hán dỡ phong tỏa từ 0h ngày 8/4

Tính tới 7h sáng ngày 7/4 (giờ Việt Nam), thế giới có hơn 1.300.000 người dương tính với COVID-19 trên toàn thế giới.

undefined
48
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Ông Trump chỉ trích WHO "ăn tiền Mỹ nhưng hướng về Trung Quốc"

    Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/4 (giờ miền Đông) đã lên Twitter chỉ trích Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc "cho kiến nghị sai" rằng Mỹ nên duy trì mở cửa biên giới trong giai đoạn đầu dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc.

    Ông Trump cũng cảnh báo sẽ "xem xét kỹ" về lý do WHO được Mỹ tài trợ chủ yếu nhưng lại "hướng về Trung Quốc".

    "Vì lý do nào đó, [WHO] được tài trợ phần lớn bởi nước Mỹ, thế nhưng vẫn hết sức hướng về Trung Quốc. Chúng ta sẽ xem xét kỹ chuyện đó. Thật may mắn là tôi đã bác bỏ khuyến nghị của họ về việc mở cửa biên giới với Trung Quốc trước đây. Tại sao họ lại cho chúng ta một kiến nghị sai lầm như vậy?" - ông Trump viết trên Twitter.

    Chỉ sau khoảng hơn 20 phút đăng tải, tweet của tổng thống Mỹ đã nhận được hơn 15.900 lượt chia sẻ cùng 54.200 lượt thích và không ngừng tăng lên.

    Tweet chỉ trích WHO của ông Trump được 16.000 chia sẻ sau 20 phút; Vũ Hán dỡ phong tỏa từ 0h ngày 8/4 - Ảnh 1.

    Dòng tweet của ông Trump ngày 7/4/2020 chỉ trích WHO

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Ông Trump lên Twitter chỉ trích WHO 'ăn tiền Mỹ nhưng hướng về Trung Quốc' và cho lời khuyên sai về COVID-19soha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hơn 5.400 người tử vong tại New York do dịch COVID-19

    Thống đốc bang New York Andrew Cuomo ngày 7/4 xác nhận ít nhất 5.489 người đã tử vong ở bang này, so với thống kê 4.758 ca trước đó một ngày.

    "Đây là con số [ca tử vong] gia tăng trong vòng 1 ngày lớn nhất," ông Cuomo nói.

    Hiện bang New York đã có tổng cộng 138.836 ca nhiễm COVID-19 được xác nhận.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ: Nhà thờ Gothic lớn nhất thế giới chuyển thành bệnh viện dã chiến chống COVID-19

    Nhà thờ chính tòa Saint John the Divine tại thành phố New York, Mỹ - nhà thờ có kiến trúc Gothic lớn nhất trên thế giới, sẽ được chuyển đổi thành bệnh viện dã chiến nhằm phục vụ điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19.

    Theo ABC News, giường bệnh cùng vật tư y tế đang trong quá trình vận chuyển đến nhà thờ này. Đây là nỗ lực nhằm giảm tải sức ép lên hệ thống y tế của thành phố New York, vốn đang gặp khó khăn lớn khi số ca tử vong và ca nhiễm mới do COVID-19 đang tiếp tục gia tăng hàng ngày.

    "Nhà thờ Saint John the Divine đang bước lên, như chúng tôi vẫn luôn làm, để hỗ trợ cộng đồng đa dạng và yêu quý của mình, cùng với cộng đồng các bác sĩ, y tá, tình nguyện viên đang mạo hiểm sức khỏe bản thân để phục vụ người dân thành phố New York trong giờ phút cần thiết," đại diện nhà thờ cho hay.

    Sau 76 ngày phong tỏa, thành phố Vũ Hán chính thức mở cổng thành từ 0h ngày 8/4 - Ảnh 1.

    Nhà thờ Saint John the Divine (Ảnh: Reuters)

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dịch COVID-19 tại Pháp vẫn chưa đạt đỉnh, Paris cấm người chạy bộ ra đường ban ngày

    Pháp vẫn chưa đạt đến đỉnh dịch COVID-19. Nền kinh tế lớn thứ 2 châu Âu ghi nhận có 5.171 ca nhiễm mới và 833 người tử vong do dịch bệnh này từ ngày 5/4 đến 6/4.

    Pháp đang "trên đà" trở thành quốc gia thứ năm trên thế giới có số ca nhiễm vượt 100.000 người. Thống kê của ĐH John Hopkins (Mỹ) tính đến 22h tối nay, 7/4 (giờ Việt Nam), cho thấy Pháp đã có 98.984 bệnh nhân COVID-19.

    "Chúng ta vẫn đang trong một giai đoạn tồi tệ của dịch bệnh," Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran ngày 7/4 đánh giá trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình.

    Giới chức thủ đô Paris ngày 7/4 cũng thông báo, người dân thành phố này sẽ không được phép tập thể dục cá nhân trong thời gian 10h-19h hàng ngày, có hiệu lực từ ngày 8/4. Đây là nỗ lực mới nhằm ngăn những người chạy bộ ra khỏi nhà cùng thời gian với những người đi mua nhu yếu phẩm.

    Sau 76 ngày phong tỏa, thành phố Vũ Hán chính thức mở cổng thành từ 0h ngày 8/4 - Ảnh 2.

    Người chạy bộ ở Paris, Pháp, ngày 6/4/2020 (Ảnh: Chesnot/CNBC)

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ấn Độ lại cho phép xuất khẩu thuốc sốt rét sau khi bị Mỹ dọa

    Ấn Độ ngày 7/4 thông báo sẽ cho phép xuất khẩu giới hạn thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine - loại hóa chất mà tổng thống Mỹ Donald Trump đánh giá là vũ khí tiềm năng trong cuộc chiến đẩy lùi virus SARS-Cov-2.

    Trước đó, chính phủ Ấn Độ đã đình chỉ hoạt động xuất khẩu hydroxychloroquine cũng như thuốc giảm đau, paracetamol. Lý do nước này đưa ra là kho dự trữ thuốc của họ đang dần cạn kiệt, bởi chuỗi cung ứng toàn cầu đã bị ảnh hưởng sau khi dịch COVID-19 bùng phát ở Trung Quốc.

    Ông Trump đã có cuộc trao đổi với thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hồi cuối tuần qua nhằm đáp ứng nguồn hàng cho Mỹ. Nhưng đến ngày thứ Hai, 6/4, ông chủ Nhà Trắng đe dọa có thể trả đũa Ấn Độ nếu nước này không rút lệnh cấm xuất khẩu thuốc.

    Láng giềng của Ấn Độ là Nepal cũng tìm cách nhập khẩu loại thuốc kể trên.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàn Quốc dùng huyết tương chữa khỏi 2 bệnh nhân COVID-19 nguy kịch

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật: 40 bác sĩ thực tập tham gia tiệc tùng bất chấp lệnh cấm, 18 người nhiễm COVID-19

    Khoảng 40 bác sĩ thực tập tại một bệnh viện ở Tokyo đã bất chấp lệnh cấm tụ tập để tham gia một bữa tiệc lớn, dẫn tới lây nhiễm virus SARS-CoV-2 cho 18 người.

    Bệnh viện ĐH Keio cho biết một bác sĩ thực tập đã xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 vào ngày 31-3. Các xét nghiệm sau đó đã phát hiện thêm 17 người trên tổng số 99 bác sĩ thực tập bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Số lây nhiễm này bao gồm cả những người không tham gia bữa tiệc, theo bệnh viện.

    "Đây là một hành động không thể chấp nhận được từ những người tham gia chăm sóc bệnh nhân. Tôi xin đưa ra lời xin lỗi sâu sắc" - ông Yuko Kitagawa, người đứng đầu bệnh viện, nói trong một tuyên bố.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    18 bác sĩ thực tập bệnh viện ở Tokyo mắc Covid-19 sau bữa tiệc lớnnld.com.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Romania điều tra bệnh viện có 10 trẻ sơ sinh bị nhiễm COVID-19

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đại sứ Trung Quốc nói "đau với nỗi đau của người dân Mỹ", kêu gọi hai nước đoàn kết hợp tác

    Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải ngày 6/4 đăng bài trên báo New York Times, nhấn mạnh Mỹ và Trung Quốc cần phải đoàn kết hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong tình hình hiện nay.

    Đại sứ Thôi Thiên Khải nói rằng New York là một trong những thành phố của nước Mỹ mà ông yêu thích, cũng là nơi ông từng sinh sống và làm việc. Hiện nay, nhịp sống của New York dường như đã bị nhấn nút "tạm ngưng" dưới tác động của dịch COVID-19.

    Theo ông Thôi, dịch COVID-19 đã "quét" qua toàn cầu và ảnh hưởng của nó không phân biệt bất kỳ biên giới hay chủng tộc nào.

     

    Đối với nỗi đau mà người dân Mỹ phải chịu đựng, Trung Quốc cũng cảm thấy như nỗi đau của chính mình. Trung Quốc ghi nhớ rằng trong thời điểm khó khăn nhất, bằng hữu trên khắp thế giới đã cảm thông và tương trợ, trong đó có rất nhiều người Mỹ. Nay Trung Quốc cũng sẵn sàng chân thành báo đáp thiện chí của bọn họ, cùng họ vượt qua cửa ải khó khăn.

    Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải

    Đại sứ Trung Quốc kêu gọi hai nước Mỹ-Trung đoàn kết hợp tác và tương trợ lẫn nhau. Trong cuộc điện đàm gần đây với tổng thống Mỹ Donald Trump, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh song phương cần đoàn kết đẩy lùi dịch bệnh, đồng thời cam kết nước này sẽ nỗ lực trong khả năng để hỗ trợ các nước.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sau 76 ngày "phong thành", Vũ Hán sẽ dỡ bỏ phong tỏa đường rời thành phố từ 0h ngày 8/4

    Bộ chỉ huy công tác phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 7/4 tổ chức họp báo về tiến triển trong công cuộc đẩy lùi dịch bệnh. Phó chỉ huy trưởng, Chủ tịch Chính hiệp thành phố Vũ Hán, ông Hồ Thự Quang xác nhận Vũ Hán sẽ dỡ bỏ việc phong tỏa các tuyến đường rời khỏi thành phố kể từ 0h ngày 8/4 (giờ địa phương).

    "Vào 0h ngày 8/4, Vũ Hán sẽ mở cửa các tuyến đường rời khỏi thành phố," quan chức trên cho hay. "Điều này đồng nghĩa thành phố Vũ Hán - sau 76 ngày phong tỏa để quản lý - sẽ 'mở cổng thành'. Đây là sự việc có ảnh hưởng to lớn trong và ngoài nước, được các tầng lớp trong xã hội quan tâm rộng rãi, và được nhân dân Vũ Hán chờ đợi đã lâu."

    Ông Hồ Thự Quang cảnh báo, Vũ Hán không ghi nhận thêm các ca COVID-19 mới là tín hiệu tốt song không đồng nghĩa với "rủi ro bằng 0". 

    "Dỡ bỏ phong tỏa không đồng nghĩa dỡ bỏ phòng chống dịch. Kiểm soát dịch bệnh vẫn là nhiệm vụ hàng đầu hiện nay," ông nói, đánh giá tình hình dịch COVID-19 tại Vũ Hán hiện nay về tổng thể là có chiều hướng tốt, ổn định và có thể kiểm soát.

    Theo ông Hồ Thự Quang, sau khi dỡ bỏ phong tỏa các tuyến cao tốc, quốc lộ rời Vũ Hán, thành phố sẽ tiếp tục quản lý nghiêm ngặt người ra vào các khu dân cư. Theo đó, toàn bộ người ra vào các khu dân cư buộc phải cung cấp giấy tờ tùy thân, lưu lại lịch sử di chuyển, kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang.


    Bài viết được tham khảo từ http://www.xinhuanet.com/polit...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam: Xuất khẩu tiếp tục khó khăn khi Trung Quốc siết chặt quản lý tại cửa khẩu

    Trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đang diễn biến phức tạp, các cơ quan chức năng Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt dịch bệnh và ngăn chặn lây nhiễm từ nước ngoài vào nội địa, đặc biệt tại các cửa khẩu và đường mòn, lối mở.

    Theo ông Phùng Quang Hội, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn, từ ngày 30/3, phía Trung Quốc tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID-19, quản lý chặt chẽ các lái xe và đại lý khai báo Hải quan người Trung Quốc sang khu vực cách ly phía Việt Nam để giao dịch; không cho phép các lái xe đến từ các tỉnh đã có ca bị lây nhiễm của Việt Nam nhập cảnh vào Trung Quốc.

    Đồng thời phía Trung Quốc cũng đề nghị thành lập đội lái xe chuyên trách tại cửa khẩu chở hàng qua lại cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) và cặp cửa khẩu phụ Tân Thanh (Việt Nam) - Pò Chài (Trung Quốc), sẽ áp dụng từ ngày 7/4, yêu cầu lái xe đến từ các tỉnh chưa phát sinh ca bị lây nhiễm dịch bệnh, không được ra khỏi địa bàn thành phố Lạng Sơn và phải có kết quả xét nghiệm âm tính đối với COVID-19; chỉ những người có tên trong danh sách đội lái xe mới được xuất cảnh, nhập cảnh chở hàng hóa xuất nhập khẩu qua lại hai bên cửa khẩu.

    Tiếp đó, ngày 3/4, phía Quảng Tây (Trung Quốc) đã ban hành thông báo về việc tăng cường quản lý dịch bệnh từ nước ngoài tại các cửa khẩu đường bộ và đường thủy. Theo đó thực hiện quản lý nghiêm cửa khẩu và các đường mòn biên giới, ngoài cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, các cửa khẩu khác gồm Ga Đường sắt quốc tế Đồng Đăng, cửa khẩu chính Chi Ma, các cửa khẩu phụ: Tân Thanh, Cốc Nam chỉ duy trì chức năng thông quan hàng hóa; tạm thời đóng các cửa khẩu, lối mở khác; thực hiện phòng dịch nghiêm ngặt đối với hoạt động trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới.

    Cũng theo thông báo từ phía Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc), từ ngày 7/4 các cửa khẩu phụ: Tân Thanh, Cốc Nam chỉ thông quan 5 tiếng/ngày (buổi sáng từ 08 giờ 00 đến 11 giờ 00, buổi chiều từ 12 giờ đến 14 giờ, (theo giờ Hà Nội), nghỉ vào các ngày cuối tuần và dịp lễ, tết.

    Trong thời gian tới, phía Trung Quốc tiếp tục tăng cường quản lý đối với xe hàng và lái xe qua biên giới. Đối với xe hàng xuất nhập cảnh, tiến hành khử trùng kỹ theo quy trình liên quan; yêu cầu đăng ký đối với tất cả lái xe chở hàng qua biên giới, thực hiện vận tải theo điểm và tuyến cố định. Xe hàng Việt Nam thực hiện bốc dỡ tại bãi hàng được chỉ định tại khu vực cửa khẩu, lái xe phía Việt Nam chỉ được giới hạn ho

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Xuất khẩu tiếp tục khó khăn khi Trung Quốc siết chặt quản lý tại cửa khẩubaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Rộ phong trào ‘Chạy trốn khỏi Tokyo’ khi Nhật ban bố tình trạng khẩn cấp vì COVID-19

    Dù số lượng bệnh nhân COVID-19 của Nhật Bản vẫn nhỏ so với nhiều nước khác, nhưng tình hình đang ngày càng nghiêm trọng hơn khi thủ đô Tokyo đã có hơn 1.000 ca mắc, trong khi số bệnh nhân ở các thành phố khác cũng đang tăng lên, khiến chính phủ quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài từ hôm nay đến ngày 6/5 kêu gọi người dân ở nhà, doanh nghiệp đóng cửa.

    Cuối tuần qua, Karuizawa, một vùng đồi núi từ lâu đã nổi tiếng là nơi nghỉ dưỡng cuối tuần được nhiều người yêu thích, xuất hiện rất nhiều ô-tô mang biển số Tokyo, đặc biệt trong 2 dịp cuối tuần từ khi thống đốc Tokyo đề nghị mọi người ở nhà, báo chí địa phương cho biết.

    Giới chức cảnh báo người dân không di chuyển, gây nguy cơ trở thành gánh nặng cho hệ thống y tế địa phương vốn đã phải căng mình đối phó.

    "Điều đó sẽ chỉ phát tán virus khắp nơi. Tôi kêu gọi mọi người cố chịu đựng sự bất tiện. Chúng ta không nên vội vã rời đi", ông Nobuhiko Okabe, thành viên ban chuyên gia của chính phủ về đối phó với dịch COVID-19, kêu gọi.

    Nhiều tỉnh của Nhật Bản chưa phát hiện ca bệnh nào. Iwate, tỉnh nằm ở phía đông bắc đất nước, tuần trước yêu cầu bất kỳ ai đến từ Tokyo hoặc các tỉnh lân cận phải cách ly trong 2 tuần.

    Hashtag "Chạy trốn khỏi Tokyo" hôm nay lọt vào nhóm xu hướng dẫn đầu trên mạng xã hội Twitter. Nhiều người bình luận kêu gọi người dân ở Tokyo và các thành phố lớn khác hãy ở yên tại chỗ.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Rộ phong trào ‘Chạy trốn khỏi Tokyo’ khi Nhật ban bố tình trạng khẩn cấp vì COVID-19www.tienphong.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng thuốc chống COVID-19

    Cơ quan Y sinh Liên bang Nga đã bắt tay thử nghiệm lâm sàng so sánh các loại thuốc để điều trị bệnh nhân mắc Covid-19.

    Theo đó, cơ quan này đang thử nghiệm lâm sàng các chế phẩm Mefloquine, Hydroxychloroquine và Kolidavir. Các thử nghiệm sẽ chỉ được thực hiện sau khi có sự đồng ý của bệnh nhân nhiễm Covid-19. Các bệnh nhân sẽ được tham gia vào nghiên cứu lâm sàng tại Trung tâm sinh lý y tế liên bang mang tên Burnazyan.

    Trước đó, Cơ quan Y sinh Liên bang Nga đã xây dựng một phác đồ điều trị cho bệnh nhân Covid-19 bị viêm phổi nặng, kèm theo suy hô hấp. Những trường hợp này được đề xuất sử dụng thuốc Dalargin. Thuốc đã được đăng ký ở Nga như một loại thuốc để chữa lành vết loét và bảo vệ các cơ quan và mô phổi, gan và tuyến tụy.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ: Bang Wisconsin tổ chức bầu cử bất chấp COVID-19, cử tri được khuyến cáo đứng cách nhau 2m

    Tổng y sĩ Mỹ Jerome Adams thúc giục cử tri bang Wisconsin giữ khoảng cách 6 feet (hơn 1.8m) với người khác, và đeo khẩu trang, khăn che mặt khi di chuyển tới các điểm bỏ phiếu.

    Wisconsin vẫn tổ chức bầu cử sơ bộ theo lịch trình vào ngày 7/4 (giờ địa phương), bất chấp những lo ngại về sức khỏe cộng đồng mà dịch COVID-19 gây ra.

    Việt Nam tặng 500.000 khẩu trang tương trợ 5 nước châu Âu chiến đấu chống COVID-19 - Ảnh 1.

    Một điểm bỏ phiếu bầu cử sơ bộ tại Waukesha, bang Wisconsin, Mỹ, ngày 6/4/2020 (Ảnh: Scott Trindl via AP)

    "Là một người da màu, tôi hiểu rằng người ta đã hy sinh vì quyền bầu cử. Đây là điều hết sức quan trọng với toàn đất nước chúng ta," ông Adams trả lời đài NBC.

    "Nếu các bạn thực thi quyền bầu cử của mình, thì hãy làm điều đó một cách an toàn nhất có thể."

    Trước đó, toàn bộ các bang khác ở Mỹ có lịch tổ chức bầu cử trong tháng 4 đã hoãn lại lịch trình hoặc chuyển sang hình thức bầu cử qua thư tín. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ Y tế Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ ngành y tế Lào để đầy lùi dịch bệnh COVID-19

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan đóng cửa các trường học đến 1/7 vì đại dịch Covid-19

    Theo Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Narumon Pinyosinwat, Bộ Giáo dục Thái Lan sẽ nghiên cứu thay đổi phương pháp học tập để phù hợp với chương trình giảng dạy ở tất cả các cấp cho năm học 2020.

    Trong khi đó, Bộ trưởng Giáo dục Thái Lan Nataphol Teepsuwan cho biết, Bộ sẽ chuẩn bị cho giáo viên và học sinh học trực tuyến, đây là cơ hội tốt để áp dụng công nghệ vào hoạt động giáo dục trong tro thời đại kỹ thuật số.

     Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng học trực tuyến không thể thay thế việc học trên lớp, nhưng đó là phương pháp học tốt nhất trong tình huống hiện tại.

    Hiện Bộ Giáo dục Thái Lan chưa tuyên bố khi nào các lớp học trực tuyến sẽ diễn ra và Bộ này cũng phải xem xét ngân sách và tính tương thích của công nghệ đối với việc thiết lập thiết bị cho việc học trực tuyến./.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    Thái Lan đóng cửa các trường học đến 1/7 vì đại dịch Covid-19vov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    3,5 triệu bộ kit xét nghiệm SARS-CoV-2 của TQ không đạt tiêu chuẩn, nước Anh muốn đòi lại tiền

    Giáo sư John Newton cho biết, không bộ kit nào trong số 3,5 triệu bộ kit của Trung Quốc đạt tiêu chuẩn y tế tại Anh.

    Cuối tháng trước, Giáo sư Sharon Peacock, Giám đốc phụ trách bệnh truyền nhiễm quốc gia thuộc Cơ quan Y tế Công cộng nước Anh (PHE) đã thông báo với các Bộ trưởng trong nội các Anh rằng, bộ xét nghiệm tại nhà có kết quả trong 15 phút có thể sẵn sàng sử dụng trong vòng vài ngày tới.

    Tuy nhiên mới đây, Giáo sư John Newton, Giám đốc Cải thiện Sức khỏe tại PHE đã thừa nhận, toàn bộ 3,5 triệu bộ kit xét nghiệm kháng thể nhập khẩu từ Trung Quốc không đạt chất lượng.

    Ông này cho biết: "Các bộ kit xét nghiệm cho nhiều kết quả dương tính và âm tính giả. Không một bộ kit nào đạt tiêu chuẩn của Hội Quản lý Sản phẩm Dược và Y tế Anh (MHRA). Bộ kit xét nghiệm không phù hợp triển khai quy mô lớn vì nó sẽ không phát hiện kháng thể ở những người mới nhiễm bệnh".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Indonesia ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 mới cao nhất trong một ngày

    Ngày 7/4, Indonesia ghi nhận thêm 247 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, mức cao nhất trong một ngày, nâng tổng số bệnh nhân tại nước này lên 2.738 ca.

    Một quan chức Bộ Y tế, ông Achmad Yurianto cho biết 12 ca tử vong được ghi nhận trong ngày 7/4, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 221 ca. Ngoài ra, 204 người đã khỏi bệnh.

    Nhằm tăng cường năng lực chống chọi với dịch bệnh, chính quyền trung ương Indonesia đã phê chuẩn đề nghị của chính quyền thành phố thủ đô Jakarta, áp đặt các hạn chế xã hội quy mô lớn hơn tại thủ đô, nơi hiện đang là tâm dịch ở đất nước vạn đảo. 

    Sắc lệnh trên, do Bộ trưởng Y tế Terawan Agus Putranto ký ngày 7/4, cho phép chính quyền thành phố Jakarta áp đặt một loạt hạn chế xã hội trong vùng thủ đô trong hai tuần qua, các cơ quan nhà nước hỗ trợ việc thực thi.

    Các biện pháp hạn chế bao gồm giới hạn các sự kiện tôn giáo, các hoạt động liên quan đến văn hóa - xã hội, và đóng cửa các trường học và nơi làm việc. Hiện Jakarta đã đóng cửa các trường học và áp dụng một số biện pháp hạn chế sau khi tuyên bố lệnh tình trạng khẩn cấp có hiệu lực đến ngày 19/4, nhưng hầu hết đều mang tính tự nguyện và khuyến cáo. Thống đốc Jakarta Anies Baswedan đã thúc đẩy hướng ứng phó mạnh tay hơn.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam ủng hộ 550.000 khẩu trang hỗ trợ châu Âu chống COVID-19

    Việt Nam tặng 500.000 khẩu trang tương trợ 5 nước châu Âu chiến đấu chống COVID-19 - Ảnh 1.

    Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng với Đại sứ Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

    Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, chiều 7/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng đã tiến hành trao tượng trưng số hàng hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 của Chính phủ và nhân dân Việt Nam gửi tặng Chính phủ và nhân dân các nước Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha và Anh, bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid 19.

    Số hàng trao tặng bao gồm 550.000 khẩu trang vải kháng khuẩn chống giọt bắn, do Việt Nam sản xuất. Tham dự buổi lễ có đại diện của Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Đại sứ các nước Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Anh và Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam.

    Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Tô Anh Dũng chia sẻ về những ảnh hưởng rất nghiêm trọng do dịch bệnh gây ra trên khắp các châu lục, trong đó có châu Âu. 

    Trên tinh thần Đối tác chiến lược, bạn bè truyền thống, hỗ trợ lẫn nhau khi gặp khó khăn, Chính phủ Việt Nam đã dành một phần nguồn lực của mình để giúp đỡ Chính phủ các nước có thêm phương tiện để bảo vệ sức khỏe cho người dân, giúp đỡ nhân dân các nước vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

    Thứ trưởng Tô Anh Dũng nêu rõ trong cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu hiện nay không một quốc gia nào có thể đơn lẻ đối phó hiệu quả với sự lây lan của bệnh dịch. Hợp tác quốc tế và tăng cường đoàn kết là nhân tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho người dân, góp phần giảm thiểu những tác động to lớn do virus Corona gây ra.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    Việt Nam ủng hộ 550.000 khẩu trang hỗ trợ châu Âu chống Covid-19vov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Anh Boris Johnson không cần dùng máy thở hoặc hỗ trợ hô háp

    Người phát ngôn của Số 10 phố Downing nói rằng thủ tướng Anh Boris Johnson không bị mắc bệnh viêm phổi, dù ông đã phải nhập viện điều trị tích cực sau 10 ngày dương tính với virus SARS-Cov-2.

    "Tình trạng thủ tướng ổn định trong đêm qua và ông duy trì tinh thần tốt. Ông đang được điều trị oxy tiêu chuẩn và thở được mà không cần [thiết bị] hỗ trợ. Trường hợp của ông không đòi hỏi thở máy hoặc hỗ trợ hô hấp không xâm lấn," phát ngôn viên của ông Johnson thông báo ngày hôm nay, 7/4.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ukraine: Quân đội ghi nhận ca tử vong do COVID-19 đầu tiên; đeo khẩu trang nơi công cộng thành quy định

    Bộ chỉ huy Quân y Ukraine ngày 7/4 đã xác nhận ca tử vong vì dịch COVID-19 đầu tiên trong quân đội nước này.

    Bộ chỉ huy Quân y Ukraine thông báo trên Facebook: "Bốn trường hợp mắc bệnh Covid-19 do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra đã được ghi nhận trong lực lượng vũ trang Ukraine, trong đó có một ca tử vong".

    Theo báo cáo của Bộ chỉ huy Quân y Ukraine, trường hợp tử vong là một nữ nhân viên tại một đơn vị quân đội ở Vùng Ivano-Frankovsk. Tổng cộng có 87 quân nhân hiện đang bị cách ly, bao gồm cả các trường hợp tự cách ly và cách ly tập trung.

    Bộ Y tế Ukraine cho biết, tính đến sáng 7/4, Ukraine đã ghi nhận 1.462 ca mắc Covid-19, 45 trường hợp tử vong và đã có 28 bệnh nhân hồi phục.

    Trog một diễn biến khác, việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng đã trở thành quy định tại Ukraine, sau khi một loạt biện pháp mới được thực thi từ ngày 6/4 nhằm ngăn chặn đà lây lan của virus corona mới.

    Người dân ở quốc gia Đông Âu cũng bị cấm tụ tập theo nhóm nhiều hơn 2 người, trừ trường hợp có trẻ em. Trẻ vị thành niên dưới 16 tuổi bị cấm rời khỏi nhà mà không có người đi kèm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Toàn cầu: Số người tử vong vì COVID-19 vượt 75.000, Italy vẫn là nước bị ảnh hưởng tệ nhất

    Thống kê của Đại học John Hopkins (Mỹ) tính đến 18h30 chiều nay, 7/4 (theo giờ Việt Nam), cho thấy đã có 75.945 ca tử vong trên toàn thế giới do dịch COVID-19.

    Theo đó, Itlay vẫn đang là đất nước chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất của đại dịch này, với 16.523 người tử vong, xếp sau là Tây Ban Nha (13.798 người chết). Mỹ là quốc gia có tình trạng xấu thứ ba, với 10.993 người chết - trong đó riêng thành phố New York có 3.485 ca tử vong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Anh: Bộ trưởng Nội các sáng lên TV cập nhật bệnh tình thủ tướng, chiều thông báo tự cách ly vì người nhà có triệu chứng COVID-19

    Bộ trưởng Nội các Anh Michael Gove cho biết ông đang "tự cách ly" sau khi một thành viên gia đình bắt đầu xuất hiện các triệu chứng lây nhiễm virus SARS-Cov-2.

    "Tuân theo hướng dẫn, tôi đang tự cách ly tại nhà sau khi một thành viên gia đình bắt đầu xuất hiện triệu chứng nhiễm virus corona từ ngày Chủ nhật (5/4). Tôi chưa có triệu chứng nào và đang tiếp tục làm việc như bình thường," ông Gove thông báo trên Twitter ngày 7/4.

    Gove là thành viên mới nhất trong các quan chức Anh đã tự cách ly hoặc đã dương tính với SARS-Cov-2. Bộ trưởng Y tế Matt Hancock xác nhận nhiễm COVID-19, trong khi Theo Trưởng văn phòng y tế vùng England - ông Chris Whitty - ngày 27/3 nói đã có triệu chứng và sẽ cách ly 7 ngày tại nhà.

    Đại sứ Hà Kim Ngọc: Việt Nam xuất khẩu trang, vật tư y tế sang Mỹ, đóng góp vào nỗ lực toàn cầu đẩy lùi COVID-19 - Ảnh 1.

    Bộ trưởng Nội các Anh Michael Gove họp báo tại London ngày 4/4 (Ảnh: Handout/Downing Street/EPA-EFE/Shutterstock)

    Trước khi thông báo cách ly, bộ trưởng Gove đã xuất hiện trên các kênh truyền hình và đài phát thanh vào sáng mùng 7 để cập nhật về tình trạng sức khỏe của thủ tướng Boris Johnson.

    Theo đó, thủ tướng Anh đã được chuyển vào bộ phận chăm sóc tích cực sau khi tình trạng của ông "xấu đi". Trước đó, ông Johnson nhập viện tại bệnh viện St Thomas ở London vào tối 5/4 và cho biết để "kiểm tra định kỳ".

    Chuyển biến xấu trong tình trạng của thủ tướng Johnson đã gây sốc trong dư luận Anh. Các chính khách từ cả hai phe đã bày tỏ sự ủng hộ với ông, trong bối cảnh dịch COVID-19 đã tước đi hơn 5.000 sinh mạng tại Anh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chiều nay Việt Nam ghi nhận thêm 4 ca mắc COVID-19 mới

    Chiều ngày 7/4, Bộ Y tế đã công bố thêm 4 ca mắc Covid-19 mới, 3 bệnh nhân từ nước ngoài về, người còn lại có liên quan đến bệnh nhân số 124.

    Ca bệnh 246 (BN246): Bệnh nhân nam, 33 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, làm đầu bếp tại Mátxcơva (LB Nga). Ngày 24/3, bệnh nhân từ Nga trở về Việt Nam trên chuyến bay SU290 (ghế 49F), nhập cảnh Sân bay Nội Bài ngày 25/3.

    Ngay sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được chuyển đến khu cách ly tập trung tại  Trường Đại học FPT, Thạch Thất, Hà Nội. Ngày 5/4, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội lấy mẫu bệnh phẩm. Ngày 06/4, xét nghiệm cho kết quả dương tính SARS-CoV-2. Hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

    Ca bệnh  247 (BN247): Bệnh nhân nam, quốc tịch Việt Nam, 28 tuổi, trú tại phường 1, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, là quản lý dây chuyền tại công ty giày Gia Định chi nhánh tại số 20A đường Đồng Khởi, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Bệnh nhân hàng ngày từ TP. Hồ Chí Minh đi làm ở Đồng Nai,  là đồng nghiệp, có tiếp xúc gần với BN124 và BN151.

    Sau khi phát hiện BN124  dương tính với SARS-CoV-2, ngày 24/3 bệnh nhân được cách ly tập trung tại ký túc xá Trường Đại học Đồng Nai theo diện đối tượng tiếp xúc gần. Ngày 26/3, bệnh nhân được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Đồng Nai lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh xét nghiệm cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2.

    Tại khu cách ly tập trung,  bệnh nhân ở cùng phòng với 4 người khác cũng thuộc đối tượng tiếp xúc gần BN124 và BN151. Trong quá trình cách ly, bệnh nhân và người chung phòng không ghi nhận triệu chứng bệnh.

    Ngày 6/4, khi chuẩn bị kết thúc cách ly tập trung bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc và Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh xét nghiệm khẳng định bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đã được chuyển Bệnh viện Phổi tỉnh Đồng Nai để cách ly, theo dõi với tình trạng sức khỏe ổn, không triệu chứng bệnh. 4 người chung phòng cách ly hiện chưa ghi nhận triệu chứng bệnh, được cách ly riêng trong 14 ngày tiếp theo.

    Ca bệnh 248 (BN248): Bệnh nhân nam, quốc tịch Việt Nam, 20 tuổi. Bệnh nhân từ Mỹ, quá cảnh Nhật Bản về Việt Nam trên chuyến bay JL079 ngày 23/3/2020 nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất. Sau nhập cảnh, bệnh nhân được chuyển đến khu cách ly tập trung tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Tại đây bệnh nhân ở chung phòng với 2 người khác.

    Trong quá trình cách ly, bệnh nhân và người chung phòng có sức khỏe ổn. Ngày 5/4, khi chuẩn bị kết thúc thời gian cách ly, bệnh nhân được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. Hồ Chí Minh lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc và Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh xét nghiệm khẳng định bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

    Hiện bệnh nhân được chuyển Bệnh viện Dã chiến Củ Chi để cách ly, theo dõi với tình trạng sức khỏe ổn định. 2 người chung phòng cách ly hiện được cách ly riêng trong 14 ngày tiếp theo.

    Ca bệnh 249 (BN249): Bệnh nhân nam, 55 tuổi, quốc tịch Việt Nam. Bệnh nhân từ Mỹ, quá cảnh tại Hồng Kông, nhập cảnh ngày 22/3.  Khoảng ngày 10/3, bệnh nhân khởi phát bệnh tại Mỹ, nhưng vẫn về nước và được đưa đi cách ly tập trung ngay sau khi nhập cảnh. Tại khu cách ly có biểu hiện đau đầu, sốt nhẹ, không ho. Hiện đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tây Ban Nha: Tỉ lệ tử vong tăng trở lại sau 4 ngày giảm liên tiếp

    Tỉ lệ tử vong và lây nhiễm COVID-19 tại Tây Ban Nha đã tăng trở lại sau một tuần giảm - số liệu do Bộ Y tế Tây Ban Nha công bố ngày hôm nay, 7/4, cho thấy.

    Báo cáo của bộ này ghi nhận 743 trường hợp tử vong tại Tây Ban Nha do COVID-19 trong vòng 24 giờ - tăng 5.7% so với thống kê một ngày trước đó. Số người chết được thông báo ngày mùng 7 cũng nhiều hơn so với ngày mùng 6 (637 ca).

    Số bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị của Tây Ban Nha đã tăng từ 81.540 lên 83.504, tương đương tỉ lệ tăng 2.4% so với số liệu ngày 6/4. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tin vui: Việt Nam đã có 122 bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh

    Chiều ngày 7/6, Bộ Y tế đã công bố thêm 27 bệnh nhân mắc Covid-19 tại Việt Nam khỏi bệnh, nâng tổng số người được điều trị khỏi lên 122 trường hợp.

    Thông tin từ tiểu Ban điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết, hôm nay (7/4), cả nước đã có 27 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh. Trong đó có 07 bệnh nhân người nước ngoài và 20 bệnh nhân quốc tịch Việt Nam. Cụ thể:

    I. Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có 11 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, trong đó có 10 bệnh nhân quốc tịch Việt Nam và 1 bệnh nhân quốc tịch Pháp.

    II. Tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi có 4 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, đó là: BN 95 (nam, 20 tuổi, quốc tịch Việt Nam); BN 96 (nữ, 21 tuổi, quốc tịch Việt Nam); BN 119 (nam, 29 tuổi, quốc tịch Mỹ); BN 120 (nam, 27 tuổi, quốc tịch Canada).

    III. Tại bệnh viện Cần Giờ có 4 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, đó là: BN 98 (Bệnh nhân nam, 34 tuổi, quốc tịch Anh); BN 142 (nam, 26 tuổi, quốc tịch Việt Nam) BN 159 (bệnh nhân nam, 33 tuổi, quốc tịch Brazil); BN 160 (nữ, 30 tuổi, quốc tịch Việt Nam).

    IV. Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM có 1 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, đó là BN 150 (nam 55 tuổi, quốc tịch Việt Nam) 02/4/2020. Trong quá trình điều trị tại đây, bệnh nhân được xét nghiệm và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 lần 1 vào ngày 02/4/2020, lần 2 vào ngày 03/4/2020, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh.

    V. Tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế có 2 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, đó là: BN 30 (nữ, 66 tuổi, quốc tịch Anh); BN 31 (nam, 49 tuổi, quốc tịch Anh).

    VI. Tại bệnh viện Đa khoa Sa Đéc Đồng Tháp có 4 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, trong đó có 1 bệnh nhân 9 tuổi. Đó là: BN 101 (nữ, 26 tuổi, quốc tịch Việt Nam); BN 102 (nữ, 9 tuổi, quốc tịch Việt Nam); BN 103 (nam, 23 tuổi, quốc tịch Việt Nam); BN 104 (nữ, 33 tuổi, quốc tịch Việt Nam).

    VII. Tại Trung tâm Y tế huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre có 1 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, cụ thể: BN 123 (bệnh nhân nữ, 17 tuổi, quốc tịch Việt Nam, nhập viện ngày 23/3/2020. Trong quá trình điều trị tại đây, bệnh nhân được xét nghiệm và qua 3 lần xét nghiệm bệnh nhân đều có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh.

    Các trường hợp trên sẽ tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    Tin vui: Việt Nam đã có 122 bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnhsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vi phạm lệnh giới nghiêm chống COVID-19, 2 người bị trưởng làng bắn chết ở Thái Lan

    Báo Bangkok Post hôm 7-4 cho biết vụ nổ súng kinh hoàng xảy ra gần lối vào tu viện Khao Phela, đường Khao Phela, quận Tha Chana ở TP Surat Thani.

    Quận trưởng Tha Chana, Wisut Intharakamnoen, nhận được thông báo lúc khoảng 2 giờ (giờ địa phương) nên cùng cảnh sát trưởng Thitiwat Suthitivanich và lực lượng an ninh tới hiện trường xem xét.

    Họ nhìn thấy một chiếc xe bán tải chứa đầy đuốc, nhiên liệu và xơ dừa đậu trên đường. Phía sau chiếc xe là thi thể của ông Churat Khongkhlai, 48 tuổi, với vết thương do đạn bắn vào cổ. Cách đó khoảng 10 m là thi thể của nhà sư Thavaro Kanchanabut, 49 tuổi, trụ trì tu viện Khao Phela.

    Ông bị bắn vào phía sau đầu và lồng ngực phải, bên cạnh là một khẩu súng ngắn. Trưởng làng Manop Kopin, 55 tuổi, cũng được nhìn thấy đứng chờ cảnh sát để đầu thú.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    Covid-19: Vi phạm lệnh giới nghiêm, 2 người bị trưởng làng bắn chết ở Thái Lannld.com.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhà xác quá tải, quan chức New York đề xuất chôn tạm thi thể bệnh nhân COVID-19 trong công viên

    Mark Levine - một đại biểu trong Hội đồng quận Manhattan, New York, vừa gây xôn xao khi đề cập khả năng có thể phải an táng tạm thời thi thể bệnh nhân tử vong do COVID-19 trong một công viên công cộng.

    "Những con hào sẽ được đào với khoảng 10 quan tài một hàng. Điều này sẽ được thực hiện một cách tạm thời, trang nghiêm và có trật tự. Nhưng đó sẽ là một điều vô cùng khó chấp nhận với những người New York," ông này nói.

    Hiện một bệnh viện dã chiến đang được xây dựng tại Công viên Trung tâm New York, nhằm phục vụ điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19.

    Giới chức New York những ngày gần đây phải đau đầu tìm giải pháp xử lý số lượng thi thể người tử vong do dịch bệnh tăng dần. Nhiều xe tải đông lạnh bên ngoài cổng các bệnh viện ở New York đã quá tải.

    Khi số ca tử vong vì COVID-19 tăng lên 3.485 ở New York ngày 6/4, hình ảnh những thi thể được các nhân viên y tế trong trang phục bảo hộ khiêng ra đã trở thành cảnh tượng phổ biến bên ngoài các bệnh viện. Những chiếc xe tải bảo quản các thi thể đang tăng lênh nhanh chóng khiến các nhà tang lễ phải trực tiếp tới bệnh viện đưa các thi thể đi.

    Sáng 6/4, AFP ghi nhận 9 thi thể được đưa lên những chiếc xe tải bên ngoài bệnh viện Wyckoff ở Brooklyn. Một số người làm dịch vụ lễ tang cho biết, họ đang cố gắng xử lý các thi thể khi số người tử vong ở bang New York lên tới 500 người/ngày. 

    Chỉ trong 2 ngày mùng 3 và 4/4, đã có tới 630 người chết vì dịch bệnh này.

    "Phần lớn các nhà tang lễ đều không có hệ thống làm lạnh hoặc có rất ít. Nếu bạn không có không gian, bạn sẽ cần tới những chiếc xe tải như thế kia", Ken Brewster - chủ một nhà tang lễ ở Queens cho biết. Cơ sở tang lễ tương đối nhỏ của ông những ngày qua đều dồn dập các yêu cầu về dịch vụ tang lễ khi số lượng các bệnh nhân Covid-19 tử vong tăng cao trong tuần qua.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đại sứ Hà Kim Ngọc: Việt Nam xuất khẩu trang, vật tư y tế sang Mỹ

    Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc cho biết, có nhiều tiến triển hợp tác y tế giữa 2 nước, trong đó lô hàng bảo hộ y tế đầu tiên của Việt Nam vừa được xuất sang Mỹ.

    Trả lời phỏng vấn VOV, đại sứ Hà Kim Ngọc cho hay, "Thời gian qua, Việt Nam – Hoa Kỳ hợp tác chặt chẽ về y tế. Các cơ quan y tế hai nước đã thường xuyên trao đổi thông tin, kinh nghiệm về phòng chống dịch Covid-19, kể cả tiến độ nghiên cứu, phát triển vắc-xin, thuốc điều trị. Hoa Kỳ cũng đưa Việt Nam vào danh sách các nước nhận viện trợ để hỗ trợ công tác chống dịch ở khu vực. Trong bối cảnh đó, việc hợp tác sản xuất, xuất khẩu một số trang thiết bị y tế, sản phẩm bảo hộ từ Việt Nam sang Hoa Kỳ sẽ tiếp tục góp phần tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước, trong đó có lĩnh vực y tế.

    Thời gian gần đây, phía Hoa Kỳ, thông qua Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã làm việc với các cơ quan chức năng cùng một số doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có năng lực sản xuất các sản phẩm như khẩu trang N95, khẩu trang phẫu thuật, các dụng cụ bảo hộ tại bệnh viện (áo choàng, kính, che tóc, bọc giầy…), máy trợ thở. Hiện đã có một số lô hàng sản phẩm bảo hộ y tế đầu tiên của Việt Nam được xuất sang Hoa Kỳ.

    Đại sứ Hà Kim Ngọc: Việt Nam xuất khẩu trang, vật tư y tế sang Mỹ, đóng góp vào nỗ lực toàn cầu đẩy lùi COVID-19 - Ảnh 1.

    Đại sứ Hà Kim Ngọc và tổng thống Mỹ Donald Trump

    Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lan rộng trên phạm vi toàn cầu và đặc biệt ở Hoa Kỳ, hiện nay phía Hoa Kỳ có nhu cầu rất lớn về các sản phẩm y tế nêu trên. Việc ta hỗ trợ, cung cấp một phần các sản phẩm liên quan sẽ thể hiện tinh thần tương trợ của Việt Nam với các nước đối tác, trong đó có Hoa Kỳ. Đây cũng là sự tham gia, đóng góp của Việt Nam vào nỗ lực toàn cầu nhằm đẩy lùi dịch Covid-19 như vừa qua ta cũng đã hỗ trợ các nước láng giềng, một số nước vùng tâm dịch và Hoa Kỳ.

    Tuy nhiên, phía Hoa Kỳ cũng có yêu cầu rất cao về chất lượng, quy cách các sản phẩm y tế nhập khẩu, kể cả các mặt hàng đơn giản như khẩu trang. Ngoài ra, còn phải tính đến thị hiếu, thói quen sử dụng của người tiêu dùng Mỹ. Đây cũng là các sản phẩm có tính thời vụ, nhu cầu của phía Mỹ sẽ thay đổi nhanh tùy theo tình hình kiểm soát dịch bệnh và khả năng sản xuất thiết bị, vật tư y tế của Mỹ. 

    Do đó, tôi cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam có quan tâm cần bám sát các chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ liên quan, nhất là Bộ Y tế, Bộ Công Thương về các quy định liên quan việc xuất khẩu trang thiết bị y tế và trao đổi kỹ với các đối tác Mỹ về các hợp đồng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm, thiết bị bảo hộ y tế. Về phần mình, Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cập nhật tình hình dịch bệnh và các yêu cầu của phía Mỹ để các cơ quan và doanh nghiệp của ta biết và phối hợp."

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    ĐSQ Việt Nam đồng hành cùng người Việt tại Hoa Kỳ trong đại dịch Covid-19vov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản: Hơn 250 ca nhiễm COVID-19 mới, Thủ tướng Abe ban bố tình trạng khẩn cấp ở 7 tỉnh

    Nhật Bản đã ghi nhận 252 ca nhiễm mới, trong đó 88 ca ở Tokyo và 7 ca tử vong do Covid-19 vào ngày hôm qua, Bộ Y tế nước này cho biết.

    Như vậy, tổng số ca nhiễm tại Nhật Bản đã lên tới 4.618 ca, bao gồm 712 trường hợp là từ tàu du lịch Diamond Princess đã cập cảng vào tháng Hai.

    Số ca tử vong đã tích lũy ở Nhật Bản là 91 người với 11 người từ tàu du lịch trên. 

    Trong ngày 7/4, Nhật Bản sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp tại 7 tỉnh (gồm vùng thủ đô Tokyo) trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (Covid-19).

    Thủ tướng Abe Shinzo hôm 6/4 cho biết tình trạng khẩn cấp kéo dài khoảng 1 tháng nói trên cho phép chính quyền các tỉnh/vùng bị ảnh hưởng (Tokyo, Kanagawa, Saitama, Chiba, Osaka, Hyogo, Fukuoka) được quyền yêu cầu người dân ở nhà và đóng cửa các cơ sở kinh doanh, trường học. Tuy nhiên, họ không được ra lệnh phong tỏa giống như những gì được thực thi tại một số nước khác trong lúc nhà chức trách hầu như không có chế tài để xử lý người vi phạm.

    Đại sứ Hà Kim Ngọc: Việt Nam xuất khẩu trang, vật tư y tế sang Mỹ, đóng góp vào nỗ lực toàn cầu đẩy lùi COVID-19 - Ảnh 1.

    Mọi người đi quan con đường gần quận Kabuki-cho của Tokyo. Ảnh: Getty

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chùm ảnh cuộc sống tuyệt vọng ở vùng đất “chết chóc” nhiều nhất vì Covid-19: Cả thế giới hãy thức tỉnh trước khi quá muộn!

    Tính đến sáng ngày 6/04/2020, Ý ghi nhận hơn 128.000 người nhiễm Covid-19 với hơn 15.000 người tử vong. Đây là vùng dịch lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ, nhưng lại là vùng chết chóc nhiều nhất thế giới, với tỷ lệ tử vong chiếm hơn 12% số người mắc bệnh tại quốc gia này.

    Mặc dù đa số các ca nhiễm bệnh chủ yếu nằm ở khu vực giàu có thuộc miền Bắc của nước Ý. Tuy nhiên các tỉnh khu vực phía Nam của quốc gia này cũng đang cảm nhận gánh nặng từ nền kinh tế khi người dân bắt đầu thiếu lương thực và tiền trầm trọng. Họ thậm chí còn không biết tương lai sẽ đi vào đâu và bao giờ mới nhận được khoản tiền lương tiếp theo.

    Gánh nặng kinh tế đè lên vai đã khiến nhiều người dân ở miền Nam nước Ý âm mưu đột nhập các cửa hàng tạp hoá trong thành phố để ăn trộm thực phẩm và tiền. Thậm chí, chính quyền còn lo lắng tình trạng bạo lực có thể kéo dài gây nên bất ổn cả về kinh tế lẫn an ninh, chính trị.

    Chùm ảnh dưới đây sẽ lột tả thực tế khắc nghiệt ở miền Nam nước Ý, nơi người dân phải cầu xin cảnh sát cho tiền, kêu gọi Chính phủ trợ cấp, thậm chí đột kích các tiệm tạp hoá để lấy lương thực và tiền.

    Ngày 09/03, Ý chính thức bước vào thời kỳ phong toả toàn quốc do sự bùng phát của dịch Covid-19 khiến số ca tử vong của nước này tăng cao.

    Sức khỏe Thủ tướng Anh diễn biến xấu, phải điều trị tích cực; Phần Lan không sợ Covid-19 nhờ kho dự trữ đặc biệt - Ảnh 1.

    Quân đội Ý đeo khẩu trang đứng canh trước nhà thờ Duomo tại Milan vào ngày 24/02/2020

    Sức khỏe Thủ tướng Anh diễn biến xấu, phải điều trị tích cực; Phần Lan không sợ Covid-19 nhờ kho dự trữ đặc biệt - Ảnh 2.

    Một trong những con đường sầm uất nhất ở Palermo, Ý trở nên vắng vẻ lạ thường vào ngày 13/03/2020.

    Sức khỏe Thủ tướng Anh diễn biến xấu, phải điều trị tích cực; Phần Lan không sợ Covid-19 nhờ kho dự trữ đặc biệt - Ảnh 3.

    Nhiều người đeo khẩu trang, đứng xếp hàng tại một tiệm thực phẩm ở Palermo, Italy.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Canada thay đổi hoàn toàn quan điểm về việc đeo khẩu trang

    Giám đốc Cơ quan Y tế Canada Theresa Tam ngày 6/4 thông báo với người dân rằng, họ có thể ngăn ngừa sự lây lan của Covid-19 bằng cách đeo khẩu trang, ngay cả khi họ không có triệu chứng mắc bệnh." Người đeo khẩu trang vẫn phải tuân thủ các biện pháp khác để phòng chống dịch bệnh, như thực hiện giãn cách xã hội và rửa tay thường xuyên".

    Tuyên bố mới nhất này hoàn toàn trái ngược với quan điểm trước đây của bà về việc đeo khẩu trang là không cần thiết, theo SCMP. Trước đó, ngày 30/3, bà này khẳng định, “đeo khẩu trang cho người không có triệu chứng là không cần thiết và những người không nhiễm bệnh thì không cần đeo".

    Phát biểu vào ngày 6/4, bà Tam cho biết: "Ủy ban tư vấn đặc biệt về Covid-19 đã đi đến thống nhất rằng đeo khẩu trang y tế ngay cả khi bạn không có triệu chứng là một biện pháp bổ sung mà bạn có thể thực hiện để bảo vệ những người khác xung quanh mình".

    Sức khỏe Thủ tướng Anh diễn biến xấu, phải điều trị tích cực; Phần Lan không sợ Covid-19 nhờ kho dự trữ đặc biệt - Ảnh 1.

    Bà Theresa Tam. Ảnh: SCMP

     Bà cho biết, người dân cần thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang, đặc biệt khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng hoặc đi mua sắm.

    “Đeo khẩu trang làm giảm khả năng giọt bắn từ miệng bạn khi tiếp xúc với người khác, hoặc rơi xuống các bề mặt”.

    Tính đến thời điểm hiện tại, Canada ghi nhận 16.667 ca nhiễm và 339 ca tử vong do Covid-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thầy giáo ở Vũ Hán sau hai tháng phong tỏa: 'Không dễ trở lại cuộc sống như trước'

    Cuộc sống của Yu Wong, 26 tuổi, giáo viên ở thành phố Vũ Hán đã thay đổi nhiều khi thành phố của anh bị phong tỏa. Khi lệnh phong tỏa này được dỡ bỏ từng bước, bắt đầu từ ngày 26/3, anh thú nhận: "Không dễ dàng để có thể trở lại cuộc sống bình thường như trước".

    Buổi sáng đầu tiên, ngày 23/1, khi thành phố bắt đầu phong tỏa, cuộc sống của đất nước chúng tôi đã thay đổi. Chúng tôi đối diện với dịch bệnh, khóa cửa ở trong nhà và nhận được rất nhiều tin xấu. Chúng tôi sợ hãi, lo lắng và phẫn nộ.

    Sau khi chứng kiến những thảm họa trong quá khứ, tôi nghĩ rằng, chúng tôi đã được chuẩn bị về tinh thần. Thế nhưng, chẳng có gì chuẩn bị cho một - con - người như tôi.

    Trong vòng hai tháng qua, tôi đã trải qua quá nhiều điều tồi tệ, kinh hoàng. Tôi và mọi người dân Vũ Hán đã nỗ lực hết sức mình để vượt qua.

    Nhiều người đã cố gắng đưa lên mạng xã hội những gì đã xảy ra với họ trong cuộc sống hàng ngày. Tôi nghĩ đấy cũng là một cách để đối phó với nó. Đôi khi, để vượt qua một điều gì đó, bạn phải giả vờ như nó không tồn tại.

    Giờ đây, sự kiên nhẫn đó đã được đền đáp. Lệnh phong tỏa Vũ Hán được dỡ bỏ từng bước. Thế nhưng, chẳng dễ dàng để "trở về từ cõi chết". Cuộc sống của chúng tôi đã hoàn toàn thay đổi. Để trở lại với cuộc sống như xưa đòi hỏi chúng tôi phải đối mặt với rất nhiều chướng ngại vật.

    Tôi rời khỏi nhà vào ngày 29/3 sau khi thành phố được gỡ lệnh phong tỏa. Đó là một ngày mùa Xuân lạnh giá. Tuy nhiên, so với nhiệt độ thời tiết -10 độ trước kia, cảm giác ấm áp hơn thế rất nhiều.

    Trên đường phố, tôi thấy không ít người đi lại, đạp xe đi làm. Một chiếc xe buýt vụt qua. Giờ đây, một số bến tàu điện ngầm đã mở cửa trở lại, cho dù vẫn chưa có nhiều chuyến tàu chay. Trước đây, không ít người kêu ca, phàn nàn về công tác kiểm tra an ninh ở bến tàu, nhưng khi mà cả Vũ Hán đối diện giữa cái sống và cái chết do COVID-19, thì việc đó đã trở nên quen thuộc như cơm ăn nước uống hằng ngày.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Kinh tế Ấn Độ trước tác động nghiêm trọng của dịch Covid-19

    Dịch Covid-19 bắt đầu xâm nhập vào Ấn Độ từ cuối tháng 1/2020 và đến cuối tháng 3/2020, Ấn Độ đã có hơn 1.000 ca nhiễm làm 29 người chết. Trước nguy cơ dịch bệnh lan rộng, ngày 24/3/2020, Thủ tướng Ấn Độ đã ra lệnh phong tỏa toàn quốc trong 21 ngày. 

    Các nhà quan sát cho rằng lệnh phong tỏa 21 ngày để chống sự lây lan của dịch bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn lên kinh tế Ấn Độ, nhất là đối với người lao động nhập cư, lao động trong khu vực không chính thức, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, nông dân và người kinh doanh tự do, do bị mất phương tiện di chuyển và tiếp cận thị trường.'

    Dịch lan nhanh và lệnh phong tỏa đã gây ra một thách thức khác, đó là tình trạng thiếu lao động tham gia thu hoạch các loại lúa mỳ, hạt cải và các loại ngũ cốc tại các bang nông nghiệp chủ yếu. Những nơi nào đã thu hoạch thì lại không có phương tiện để vận chuyển. Sản xuất lương thực của Ấn Độ trước đó dự kiến đạt 291 triệu tấn trong năm nay, trong đó lúa mỳ đạt 106 triệu tấn.

    Sức khỏe Thủ tướng Anh diễn biến xấu, phải điều trị tích cực; Phần Lan không sợ Covid-19 nhờ kho dự trữ đặc biệt - Ảnh 1.

    Một báo cáo của Dun & Bradstreet cho rằng kinh tế Ấn Độ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do lệnh phong tỏa, bởi nó làm gián đoạn lớn trên nhiều lĩnh vực như sản xuất, dầu khí, tài chính… Ngoài ra, kinh tế Ấn Độ còn bị tác động sự suy thoái của nền kinh tế thế giới. Cùng với sự sụt giảm nhu cầu và các hoạt động sản xuất, sẽ xuất hiện sự sụt giảm giá dầu, cũng như giá của những mặt hàng cơ bản khác như thép, phân bón. Các nhà kinh tế cho rằng thực tế khủng hoảng kinh tế Ấn Độ đang đến gần, thể hiện qua các vụ sa thải lao động, sự suy giảm nhu cầu, và nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa.

    Một báo cáo của Liên Hợp Quốc dự tính Ấn Độ sẽ là một trong 15 nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch Covid-19. Hãng Barclays đánh giá 21 ngày phong tỏa toàn quốc có có thể gây thiệt hại tới 120 tỷ USD cho Ấn Độ. Thị trường chứng khoán Ấn Độ trong 2 tháng qua liên tục sụt giảm. Hãng Moody dự báo kinh tế Ấn chỉ tăng trưởng 2,5% trong năm nay và 5,8% năm sau.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ông Trump yêu cầu công ty dược hỗ trợ điều trị COVID-19 cho Thủ tướng Anh

    Thủ tướng Anh Boris Johnson được đưa đến phòng chăm sóc đặc biệt lúc khoảng 19h ngày 6/4, sau khi tình trạng bệnh có dấu hiệu xấu đi.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đang cầu nguyện cho “người bạn tốt bụng” Johnson, và yêu cầu các công ty dược hàng đầu liên hệ với bác sĩ của Thủ tướng Anh để hỗ trợ nếu cần thiết.

    Tổng thống Donald Trump

     

    Chúng tôi rất buồn khi biết tin ông Johnson phải vào phòng chăm sóc đặc biệt. Đây không phải là chuyện nhỏ. Chúng tôi đã liên hệ với tất cả các bác sĩ của ông Johnson. Các công ty dược thời gian gần đây đã phát triển những phương pháp điều trị phức tạp, nhưng rất hiệu quả. Dù vậy, chúng tôi vẫn hy vọng không cần áp dụng các phương pháp này với ông Johnson

     Thủ tướng Canada Justin Trudeau - từng phải tự cách ly do vợ mắc COVID-19 - đã gửi lời động viên và bày tỏ hy vọng sớm được gặp ông Boris Johnson ở số 10 phố Downing.

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte cùng gửi lời chúc tốt đẹp đến ông Johnson, hy vọng nước Anh nói chung, ông Johnson nói riêng sẽ sớm vượt qua giai đoạn khó khăn.


    Bài viết được tham khảo từ tienphong.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://www.tienphong.vn/the-g...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca tử vong Covid-19 tăng trở lại ở Italy

    Tính riêng trong ngày 6/4, Italy ghi nhận thêm 636 ca tử vong, so với 525 ca tử vong của ngày hôm trước đó. Như vậy, số ca tử vong tại nước này đã tăng trở lại sau một ngày giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai tuần.

    Theo Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy hôm 6/4, nước này ghi nhận tổng cộng 16.523 ca tử vong, trở thành nước có ca tử vong do Covid-19 lớn nhất thế giới.

    Trước đó, nhiều quan chức Italy từng lạc quan cho rằng, số ca tử vong hàng ngày giảm mạnh vào ngày 5/4 có thể là tiền đề cho việc nới lỏng các biện pháp phong toả nghiêm ngặt. Tuy nhiên, Giám đốc Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy Angelo Borrelli cho biết vẫn đang đánh giá dữ liệu cẩn thận, thêm rằng mọi quyết định lúc này sẽ đều là quá vội vàng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc lần đầu không ghi nhận ca tử vong mới

    Theo thông báo mới nhất của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, tính riêng trong ngày 6/4, nước này không ghi nhận thêm bất cứ ca tử vong nào do Covid-19, trong khi đó số ca nhiễm mới là 32 và tất cả đều là "nhập khẩu".

    Như vậy, tính đến 24h ngày 6/4, Trung Quốc đại lục ghi nhận 81.740 ca nhiễm, 3.331 ca tử vong, 77.167 ca điều trị khỏi và ra viện.

    Trong ngày hôm qua, Vũ Hán, tâm dịch Covid-19 tại Trung Quốc không có thêm ca nhiễm mới, không có ca tử vong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Các ngã tư lớn nhất Hà Nội vắng vẻ đến lạ thường giữa thời dịch Covid-19

    Những ngày qua, đường phố Hà Nội trở nên vắng vẻ lạ thường. Theo ghi nhận của PV, trong những ngày cách ly xã hội, vào các khung giờ cao điểm, các tuyến phố và điểm giao cắt có mật độ giao thông cao nhất thành phố bỗng trở nên thông thoáng hơn, không còn tình trạng ùn tắc cục bộ.

    Các ngã tư lớn nhất Hà Nội vắng vẻ đến lạ thường

    Bài viết được tham khảo từ kenh14.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://kenh14.vn/clip-flycam-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ trưởng Y tế New Zealand bị giáng cấp bậc vì vi phạm lệnh phong tỏa

    Bộ trưởng David Clark đã nộp đơn từ chức lên Thủ tướng Jacinda Ardern sau khi thừa nhận bản thân đã lái xe hơn 20 km để đưa gia đình đến bãi biển.

    Tuy nhiên, Thủ tướng New Zealand chỉ giáng cấp bậc của ông trong hệ thống nội các và yêu cầu ông tiếp tục tham gia vào công tác phòng chống dịch.

    "Trong điều kiện bình thường, tôi sẽ sa thải Bộ trưởng Bộ Y tế [David Clark]. Những gì ông ấy đã làm là sai và không thể bào chữa. Nhưng bây giờ, ưu tiên của tôi là cuộc chiến chung chống Covid-19. Chúng ta không thể để xảy ra một sự gián đoạn nghiêm trọng trong lĩnh vực y tế hoặc trong phản ứng của chúng ta với dịch. Chỉ vì lý do đó, ông Clark sẽ vẫn duy trì vị trí của mình", bà Ardern tuyên bố.

    Thủ tướng Jacinda Ardern

     

    Tôi mong đợi điều [tình hình dịch bệnh] tốt hơn và New Zealand cũng vậy

    Sức khỏe Thủ tướng Anh diễn biến xấu, phải điều trị tích cực; Phần Lan không sợ Covid-19 nhờ kho dự trữ đặc biệt - Ảnh 2.

    Bộ trưởng Y tế New Zealand David Clark. Ảnh: Getty

     Trước đó, trong một tuyên bố riêng, ông Clark cho biết ông đã chở gia đình đến một bãi biển để đi dạo vào cuối tuần đầu tiên khi New Zealand thực hiện lệnh phong tỏa.

    "Chuyến đi này là hành động vi phạm rõ ràng lệnh phong tỏa đi lại địa phương, gồm không lái xe đường dài để đến các điểm giải trí," ông nói.

    Vào thời điểm chúng tôi đang yêu cầu người dân New Zealand thực hiện sự hy sinh lịch sử, tôi đã làm một việc thất vọng. Tôi là một kẻ ngốc và tôi hiểu tại sao mọi người sẽ tức giận với tôi.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phần Lan - Quốc gia duy nhất ở châu Âu 'không sợ' Covid-19 nhờ kho dự trữ đặc biệt

    Các quốc gia ở Bắc Âu như Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch... đều có những kho dự trữ súng đạn, nhiên liệu, thực phẩm và vật tư y tế với quy mô lớn từ thời Chiến tranh lạnh (1947 - 1991). Nhưng sau mấy chục năm sóng yên biển lặng, hầu hết các nước đã ngừng việc dự trữ kéo dài, chỉ trừ một quốc gia duy nhất - đó là Phần Lan.

    Khi dịch Covid-19 lan rộng trên toàn thế giới, nhiều người lại nhớ đến Phần Lan với sự bền bỉ và chu đáo, nhất là so với nhiều hàng xóm châu Âu khác đang ráo riết tìm nguồn cung cấp thiết bị y tế. Vậy tại sao người Phần Lan lại tích trữ "khủng" đến vậy?

    Suốt nhiều năm được xếp thứ hạng cao trong danh sách những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, nhưng vị trí địa lý chiến lược và những bài học lịch sử đã dạy cho 5,5 triệu dân Phần Lan hiểu rằng: hãy luôn chuẩn bị cho tình huống tồi tệ nhất, theo Tomi Lounema - người đứng đầu Cơ quan Cung ứng Khẩn cấp Quốc gia - cho biết. "Người Phần Lan đã được sinh ra với ý thức chuẩn bị sẵn sàng trong ADN" - ông Lounema chia sẻ.

    Phía Bắc của Phần Lan giáp với Thụy Điển, Na Uy và Nga; chỉ có phía Nam giáp với Biển Baltic. Vì vậy, đa số hoạt động giao thương của Phần Lan đến từ các chuyến tàu cập vào vùng biển phía Nam. Đây thực sự là một rủi ro, vì nếu Biển Baltic "dậy sóng" do vấn đề an ninh thì nguồn cung ứng của Phần Lan sẽ bị cắt đứt đột ngột. Không ngạc nhiên khi quốc gia này đã liên tục chuẩn bị chu đáo để đảm bảo đời sống của người dân và an ninh quốc gia. So sánh với hàng xóm Thụy Điển chẳng hạn, nước này không chỉ giáp Biển Baltic ở phía Đông mà còn giáp Biển Bắc ở phía Tây, nên vận chuyển hàng hóa cũng có phần chủ động và dễ dàng hơn nhiều.

    Sức khỏe Thủ tướng Anh diễn biến xấu, phải điều trị tích cực; Phần Lan không sợ Covid-19 nhờ kho dự trữ đặc biệt - Ảnh 1.

    So với các nước Bắc Âu tiếp giáp nhiều vùng biển, Phần Lan chỉ giáp Biển Baltic.

    Cách đây 2 tuần, dịch Covid-19 cũng bùng phát mạnh ở Phần Lan. Hiện tại, nước này ghi nhận 2.176 người nhiễm bệnh và 27 người tử vong. Vào chủ nhật (5/4), Bộ Y tế và Xã hội Phần Lan đã ra lệnh chuyển số khẩu trang dự trữ đến các bệnh viện trên khắp cả nước. "Mặc dù cũ nhưng số khẩu trang này vẫn còn dùng được" - ông Lounema xác nhận.

    Có rất ít thông tin chính xác về số lượng khẩu trang và cách thức mà chúng được dự trữ. Nói như ông Lounema, "mọi thông tin liên quan đến kho dự trữ đều được phân loại", xếp vào nhóm bí mật quốc gia. Vậy nhưng, giới chức Phần Lan cũng thừa nhận kho dự trữ được phân bổ trên khắp cả nước và hệ thống theo dõi hàng hóa đã kế thừa liên tục từ thập niên 1950.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Danh hiệu "ngọn hải đăng" chống dịch Covid-19 và những nhận định của truyền thông quốc tế về sức mạnh người Việt Nam

    Thủ tướng Anh phải điều trị tích cực; Thế giới có hơn 1,3 triệu ca dương tính với COVID-19 - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thêm 1 buổi sáng Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới, tình hình cụ thể của 3 bệnh nhân nặng

    Thủ tướng Anh phải điều trị tích cực; Thế giới có hơn 1,3 triệu ca dương tính với COVID-19 - Ảnh 1.

    6 giờ ngày 7/4, Việt Nam không ghi nhận thêm trường hợp mắc Covid-19 nào so với 12 giờ đồng hồ trước đó.

    Tổng số ca mắc tại Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại là 245 trường hợp (153 người từ nước ngoài chiếm 62,4%; 92 người lây nhiễm thứ phát trong đó 62 người thuộc ổ dịch nội địa).

    Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, tình hình của 3 ca nặng như sau:

    - 2 ca đang thở máy, lọc máu là bệnh nhân 19 và bệnh nhân 161 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (bệnh nhân 19 đã có tiến triển, kết thúc ECMO lúc 12h20 ngày 4/4/2020);

    - BN91 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh chuyển từ thở máy không xâm nhập sang thở máy xâm nhập và ECMO.

    - Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-COV-2: 32

    - Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-COV-2: 30 ca.

    Dự kiến trong ngày 7/4 có 18 bệnh nhân sẽ được công nhận khỏi bệnh.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Căng thẳng trên thị trường thiết bị y tế gần 600 tỷ USD

    Thủ tướng Anh phải điều trị tích cực; Thế giới có hơn 1,3 triệu ca dương tính với COVID-19 - Ảnh 1.

    Khẩu trang bảo hộ - mặt hàng khan hiếm thời dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Getty Images

    Theo tờ Bloomberg, Phó Thủ tướng Đức Olaf Scholz từng nói kinh nghiệm chung trong chống dịch COVID-19 có thể đưa tới kỷ nguyên đoàn kết mới. Vậy nhưng có ít dấu hiệu cho thấy khủng hoảng lần này đưa các nước xích lại gần nhau.

    Từ Ấn Độ cho tới châu Âu và Mỹ, các chính quyền đang tìm mọi cách nắm giữ bằng được khẩu trang, máy thở, găng tay và thuốc chữa bệnh. Các nước áp đặt các quy định hạn chế xuất khẩu, làm trầm trọng tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng hàng hóa cần thiết cho cuộc chiến chống COVID-19.

    Theo Tổ chức Thương mại Thế giới, thực thi các biện pháp phòng vệ để ngăn chặn bệnh dịch là điều có thể hiểu được, nhưng một số biện pháp có thể sẽ gây tác động tiêu cực đến dòng lưu thông đồ dùng, thiết bị y tế thiết yếu ở khắp các vùng lãnh thổ.

    Thực trạng này cho thấy một thực tế là hành động của các quốc gia đơn lẻ có thể làm tổn hại nguồn cung y tế trong thương mại toàn cầu. Ấn Độ đã làm Tổng thống Mỹ Donald Trump tức giận hồi cuối tuần qua, khi New Delhi ban hành lệnh cấm xuất khẩu thuốc hydroxychloroquine – thuốc trị sốt rét được Tổng thống Mỹ coi là có công dụng hàng đầu trong điều trị COVID-19.

    Ngày 4/4, Tổng thống Trump đã điện đàm với Thủ tướng Narendra Modi, đề nghị dỡ phong tỏa lô hàng mà phía Mỹ đã đặt mua. Là nước xuất khẩu lớn các sản phẩm thuốc gốc, Ấn Độ đã hạn chế xuất khẩu nhiều sản phẩm thuốc và nguyên liệu bào chế thuốc để đối phó với khủng hoảng trong nước.

    Theo Giáo sư Simon Evenett chuyên ngành kinh tế-thương mại tại Đại học St. Gallen ở Thụy Sĩ, cho đến nay đã có 91 lệnh cấm xuất khẩu, trong đó phần lớn được thực thi vào tháng 3 khi tâm dịch chuyển từ châu Âu sang Mỹ. Điều đó đã gây ra những rạn nứt toàn cầu.

    Giới chức Đức, Pháp đã chỉ trích Mỹ về các hành vi cạnh tranh không công bằng trong các hợp đồng mua đồ bảo hộ y tế. Tây Ban Nha mới đây cũng cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ chặn một lô hàng khẩu trang bảo hộ được hai công ty của Tây Ban Nha đặt mua từ một đối tác Thổ Nhĩ Kỳ.

    Tình trạng căng thẳng trên ảnh hưởng đến thị trường thiết bị y tế trị giá 597 tỷ USD tính theo thời điểm năm 2019. Vấn đề nghiêm trọng ở chỗ là không phải tất cả các nước đều làm chủ sản xuất các đồ dùng thiết yếu như xà bông, nước sát khuẩn, kim tiêm, kính bảo hộ… Đơn cử, Trung Quốc, Đức và Mỹ chiếm đến 40% lượng xuất khẩu thế giới về các sản phẩm bảo hộ cá nhân; Trung Quốc là nước xuất khẩu khẩu trang lớn nhất thế giới, chiếm 25% thị phần.

    Để khơi thông dòng nhập khẩu, Hội đồng châu Âu (EC) ngày 3/4 đã bãi thuế nhập khẩu và thuế VAT với các thiết bị, đồ bảo hộ y tế tới cuối tháng 7. Động thái này giúp giảm giá khẩu trang ở Italy xuống 1/3. EC cũng hướng đến việc mua sắm chung đối với các mặt hàng này, đồng thời đẩy mạnh sản xuất trong khối.

    Chủ tịch EC Ursula von der Leyen và ông Thierry Breton, quan chức châu Âu phụ trách thị trường nội khối EU đã có các buổi làm việc với đại diện ngành sản xuất thiết bị y tế, thống nhất nâng sản lượng dựa trên năng lực sẵn có thay vì đẩy các ngành ô tô, vũ trũ mở rộng sản xuất những mặt hàng này.

    Điều này đối lập hẳn với Mỹ, nước nhập khẩu sản phẩm y tế lớn nhất thế giới trong 3 năm trở lại đây. Mỹ đã hướng các tập đoàn ô tô như General Motors và Ford vào sản xuất máy thở.

    Ngày 3/4, Tổng thống Trump tuyên bố kích hoạt Đạo luật Sản xuất Quốc phòng, cấm xuất khẩu các mặt hàng y tế thiết yếu, trong đó có khẩu trang bảo vệ chuyên dụng, khẩu trang y tế, găng tay và đồ bảo hộ cá nhân với lý do "nước Mỹ cần những mặt hàng này tức thời".

    Động thái này đã đi ngược lại đồng thuận đạt được tại hội nghị trực tuyến G-20 hôm 26/3. Trong tuyên bố chung, lãnh đạo G-20 cam kết hợp tác để bảo đảm dòng lưu chuyển cung ứng các đồ dùng y tế, sản phẩm nông nghiệp, hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác xuyên biên giới.

    Bài viết được tham khảo từ baotintuc.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số người tử vong tại Tây Ban Nha giảm ngày thứ 4 liên tiếp

    Hết ngày 6/4, Tây Ban Nha tuyên bố số ca tử vong do COVID-19 trong một ngày ở nước này đã giảm xuống còn 637 ca trong 24 giờ. Đây là con số thấp nhất trong gần 2 tuần qua.

    Trước đó, Tây Ban Nha có kỉ lục 950 người tử vong trong một ngày. Hiện tại, nước này có số ca tử vong do COVID-19 cao nhì thế giới (với 13.055 ca), chỉ sau Italy (16.500 ca).

    Thủ tướng Anh phải điều trị tích cực; Thế giới có hơn 1,3 triệu ca dương tính với COVID-19 - Ảnh 1.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản chuẩn bị tuyên bố tình trạng khẩn cấp

    Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào hôm nay (7/4), sau khi số ca nhiễm COVID-19 tại nước này tăng mạnh, đặc biệt tại thủ đô Tokyo.

    Thủ tướng Anh phải điều trị tích cực; Thế giới có hơn 1,3 triệu ca dương tính với COVID-19 - Ảnh 1.

    "Chúng tôi sẽ tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau khi lắng nghe ý kiến từ hội đồng cố vấn," ông Abe nói.

    "Tốc độ lây nhiễm gia tăng nhanh chóng, đặc biệt tại một số vùng thành phố như Tokyo và Osaka. Đánh giá trên tình hình rằng các cơ sở y tế đều đang gặp tình trạng khó khăn, tôi đã nhận được ý kiến rằng chính phủ nên chuẩn bị tuyên bố tình trạng khẩn cấp," ông Abe nói.

     Nhật Bản hiện có hơn 3.600 ca nhiễm COVID-19 và 85 ca tử vong do căn bệnh này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Gần 300 người Việt mắc kẹt tại Singapore vì Covid-19

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ hiện có ít nhất 366.880 ca dương tính

    Theo số liệu từ trang worldmeters.info, Mỹ hiện đang có 366.880 ca dương tính với virus corona, tăng hơn 30.000 so với hôm qua. Số ca tử vong tính tới nay là 10.866 người, tăng 1.250 trong 24h.

    Con số này bao gồm tất cả 50 bang, Washington và các vùng lãnh thổ của Mỹ cũng như các ca dương tính từ nước ngoài trở về. Wyoming là bang duy nhất chưa có người tử vong vì virus corona tại Mỹ.

    Trong khi đó, số lượng ca nhiễm bệnh trên thế giới tiếp tục tăng mạnh. Hiện tại, đã có 1.345.627 người dương tính với COVID-19 trên toàn thế giới. Số ca nhiễm bệnh ở Mỹ và các nước châu Âu, bao gồm Tây Ban Nha, Italy, Đức và Pháp đều đã vượt số ca nhiễm tại Trung Quốc - nơi đầu tiên bùng phát dịch bệnh.

    Thủ tướng Anh được đưa tới ICU; Cả thế giới có hơn 1,3 triệu ca dương tính với COVID-19 - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Anh Boris Johnson được đưa tới phòng ICU

    Thủ tướng Anh phải điều trị tích cực; Thế giới có hơn 1,3 triệu ca dương tính với COVID-19 - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: Getty Images

    Theo văn phòng chính phủ Anh, Thủ tướng Boris Johnson hiện đang được theo dõi sức khỏe tại phòng điều trị tích cực (ICU) ở bệnh viện St. Thomas, London.

    "Trong chiều nay (giờ Anh), tình trạng của Thủ tướng Johnson đã có tiến triển xấu và theo đề nghị của đội ngũ y khoa, ông đã được chuyển tới phòng ICU của bệnh viện," người phát ngôn nói.

    Trước đó, ông Johnson đã được đưa tới bệnh viện ở London sau khi có những triệu chứng nặng của COVID-19 - 10 ngày sau khi ông được xác định dương tính.

    Trong buổi họp hàng ngày tại Nhà Trắng, tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhắc tới việc này, cho rằng: "Ông Johnson là một người tuyệt vời, một người thông minh mạnh mẽ ấm áp. Ông ấy yêu đất nước mình, ai cũng có thể thấy như vậy. Ông Johnson đã chiến đấu quyết liệt cho đất nước. Nhưng ICU là một chuyện lớn, rất lớn..."

    Ông Trump cũng nói thêm:

    "Chúng tôi rất buồn khi nghe tin rằng ông Johnson đã phải được đưa tới ICU. Tất cả người Mỹ đều đang cầu nguyện cho ông Johnson. Ông ấy là một người bạn rất tốt và rất đặc biệt: có ý chí mạnh mẽ; không chịu bỏ cuộc; không chịu từ bỏ. Khi phải vào ICU, điều đó có nghĩa rằng một người đã gặp vấn đề rất, rất nghiêm trọng với một căn bệnh cụ thể. Chúng tôi đang làm việc với FDA và chúng tôi đang hợp tác với London về vấn đề ông Boris Johnson."

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại