Cập nhật lúc

Ukraine lục lại thiết kế máy thở của Liên Xô để chống COVID-19; Số ca nhiễm ở Tây Ban Nha vượt Trung Quốc

Tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều điểm nóng như Mỹ và một số quốc gia châu Âu.

undefined
48
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Khi nền kinh tế sụp đổ: Một thế hệ của Mỹ vừa đứng vững lại tiếp tục bị "quật ngã" bởi đại dịch COVID-19

    Ukraine lục lại thiết kế máy thở của Liên Xô để chống COVID-19; Số ca nhiễm ở Tây Ban Nha vượt Trung Quốc - Ảnh 1.

    01.

    "Mọi thứ như sụp đổ"

    Jon Bernier là người đồng sáng lập công ty in Tiny Fish ở thành phố Rochester, phía bắc bang New York. Tuần trước, anh đã phải sa thải 32 nhân viên vì doanh thu công ty giảm 90% sau khi Thống đốc Andrew Cuomo yêu cầu đóng cửa tất cả các ngành không cần thiết nhằm ngăn ngừa sự lây lan của virus corona.

    "Không còn gì để in cả. Mọi thứ như sụp đổ," Bernier nói với Al Jazeera.

    Doanh thu công ty giảm còn là vấn đề đau đầu hơn khi Bernier có những vấn đề cá nhân khác. Anh và bạn gái Stephanie đang chuẩn bị đón đứa con thứ hai vào tháng 5 tới. Con đầu lòng của hai người mới được 1 tuổi rưỡi.

    Mẹ của Bernier hiện đang phải điều trị chứng bệnh mất trí nhớ và gần đây bị đột quỵ, nhưng anh cũng không thể gặp bà tại bệnh viện bởi khu vực này đã cấm các hoạt động thăm người bệnh để đề phòng lây lan COVID-19 .

    "Tôi rất lo lắng về mọi chuyện, nhưng tôi không muốn nói cụ thể," anh Bernier đáp.

    Trên đảo Manhattan ở phía nam bang New York, Emily Reddix, một quản lý cửa hàng quần áo 32 tuổi, cho biết cô mới "khóc hết nước mắt" vì cấp trên mới gọi điện và nói tất cả 4 chi nhánh trong khu vực sẽ đóng cửa cho tới khi có thông báo tiếp theo.

    "Có khi nào tôi sẽ mất việc không? Tôi sẽ phải tiêu toàn bộ tiền tiết kiệm của mình hay sao? Tôi lo rằng rất nhiều doanh nghiệp nhỏ sẽ không thể gượng dậy sau đợt dịch bệnh này," Reddix nói.

    Ngày 26/3 vừa qua, Bộ Lao động Mỹ thông báo có tới 3,28 triệu người Mỹ đã điền đơn xin trợ cấp thất nghiệp sau khi dịch COVID-19 gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới y tế và kinh tế nước này.

    Đối với thế hệ millennial - những người sinh trong giai đoạn năm 1981 và 1996, theo định nghĩa của Trung tâm Nghiên cứu Pew - sự sụp đổ của nền kinh tế là một trong những điều nhắc nhở họ nhớ lại giai đoạn Đại suy thoái năm 2007-2009, khi nhiều người mới bắt đầu đi làm.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội đồng ý tổ chức cách ly cán bộ, y, bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai tại khách sạn

    Thông tin từ UBND TP Hà Nội tối 30/3 cho biết, chiều cùng ngày, Thường trực Thành uỷ Hà Nội đã họp nhằm kiểm điểm các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo các nhiệm vụ chính trị, trong đó có nhiệm vụ số một là phòng, chống dịch Covid-19.

    Tại cuộc họp, trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai , Thường trực Thành uỷ, HĐND, UBND TP Hà Nội chia sẻ những khó khăn mà Bệnh viện đang gặp phải.

    Ukraine lục lại thiết kế máy thở của Liên Xô để chống COVID-19; Số ca nhiễm ở Tây Ban Nha vượt Trung Quốc - Ảnh 1.

    Hà Nội khẳng định sẽ đồng hành, ủng hộ Bệnh viện quyết tâm sớm dập dịch. Trước mắt là những nội dung cụ thể:

    Đồng ý việc tổ chức cách ly tập trung cho cán bộ, nhân viên, y bác sĩ của bệnh viên Bạch Mai tại một khách sạn trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo đảm chăm sóc sức khoẻ lâu dài cho các y bác sĩ trong công tác phòng, chống dịch dự kiến còn phức tạp, kéo dài.

    Giao cho Bộ Tư lệnh thủ đô thực hiện đưa đón và tổ chức cung cấp suất ăn, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

    Lãnh đạo Hà Nội cũng giao cho Công an TP chỉ đạo Công an Quận Đống Đa hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để BV Bạch Mai đưa suất ăn vào bệnh viện, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho y, bác sỹ và người dân đang cách ly trong bệnh viện, thực hiện ngay từ ngày 30/3.

    Trong điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phòng, chống dịch còn khó khăn nhưng Hà Nội quyết định ưu tiên hỗ trợ cho bệnh viện Bạch Mai phương tiện, thiết bị xét nghiệm Covid-19 và tổ chức xét nghiệm sớm cho toàn bộ các y bác sĩ, các bệnh nhân theo yêu cầu của bệnh viện Bạch Mai. Việc hỗ trợ này sẽ được thực hiện ngay từ ngày mai (31/3).

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dịch Covid-19 ở Hàn Quốc: Thêm vụ lây nhiễm tập thể trong giáo hội tại Seoul

    Ukraine lục lại thiết kế máy thở của Liên Xô để chống COVID-19; Số ca nhiễm ở Tây Ban Nha vượt Trung Quốc - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng trước cửa một nhà thờ ở Deagu, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap

    China News ngày 30/3 đưa tin, Hàn Quốc phát hiện thêm một vụ lây nhiễm Covid-19 hàng loạt tại nhà thờ Trung tâm Wanmin ở quận Guro, Seoul, Hàn Quốc và quy mô lây nhiễm đang tiếp tục lan rộng. Tính đến chiều ngày 30/3 (giờ địa phương), ít nhất 28 người liên quan đến nhà thờ này đã được xác nhận dương tính với SARS-CoV-2.

    Được biết, 2 người trong số đó được xác nhận làm việc trong một trung tâm cuộc gọi ở Yeocheon-gu, Seoul và cơ quan phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc đã quyết định kiểm tra và cách ly 71 nhân viên làm việc trong trung tâm cuộc gọi này.

    Trong một diễn biến khác, đến nay, một "ổ dịch" tại Hàn Quốc là khác là bệnh viện Tâm thần Meiju thứ 2 ở thành phố Daegu, đã có thêm 58 ca nhiễm mới được xác nhận vào ngày 30/3, nâng tổng số ca nhiễm được ghi nhận riêng tại bệnh viện này lên 133 người, bao gồm 127 bệnh nhân và 6 nhân viên . Bệnh viện Meiju nằm trong cùng tòa nhà với một trung tâm điều dưỡng nơi cũng xảy ra vụ lây nhiễm tập thể khác.

    Cùng ngày, thủ tướng Moon Jea-in đã đưa ra thông báo quyết định trợ cấp thảm họa cho các hộ gia đình có thu nhập thấp tại Hàn Quốc, với tiêu chuẩn 1 triệu won (khoảng 19,2 triệu đồng) đối với hộ gia đình có 4 thành viên.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vì dịch Covid-19, hơn 100 nhà khoa học kẹt trên con tàu phá băng giữa Bắc Băng Dương

    Suốt sáu tháng qua, con tàu phá băng Polarstern của Đức nằm im lìm giữa Bắc Băng Dương. Không phải lớp băng dày bám lấy thuyền ngăn con tàu này về với đất liền, mà những người có mặt trên Polarstern không còn cách nào khác. 

    Trên tàu là hàng trăm nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới, đi đây đó mấy tháng trời này để thực hiện chuyến thám hiểm MOSAiC, nỗ lực nghiên cứu khoa học tại vùng cực nhằm hiểu hơn về nơi đây trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu.

    Ukraine lục lại thiết kế máy thở của Liên Xô để chống COVID-19; Số ca nhiễm ở Tây Ban Nha vượt Trung Quốc - Ảnh 1.

    Theo dự định, khoảng giữa tháng Tư, con tàu Polarstern sẽ nhận nhóm thám hiểm mới tại Svalbard, Na Uy và đưa đoàn các nhà khoa học hiện tại về nghỉ ngơi. Nhưng vì tình hình đại dịch Covid-19 đang hoành hành, kế hoạch này bị gián đoạn. Hiện tại, nhóm các nhà khoa học sẽ ở thêm 6 tuần nữa trên tàu, với mục đích giữ cho chuyến thám hiểm không “đứt gánh giữa chừng”.

    Đầu tháng này, chính phủ Svalbard - một quần đảo nằm trên Bắc Băng Dương - đã tuyên bố dừng nhập cảnh do lo sợ dịch Covid-19, khiến khoảng 100 nhà khoa học và thủy thủ đoàn không thể cập bến Svalbard mà bắt chuyến bay về nhà. Trong thời gian tới, nhiều khả năng những người chỉ đạo dự án MOSAiC sẽ điều phà chở đồ tiếp tế tới cho các nhà khoa học đang “cố thủ” trên con tàu phá băng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     Xem thêm:

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bang New York có hơn 1.000 ca tử vong vì COVID-19

    CNN dẫn lời quan chức địa phương cho biết, bang New York, Mỹ đã ghi nhận hơn 1.000 trường hợp tử vong do virus corona. Tính tới hết ngày hôm qua, con số tử vong là 965 trường hợp.

    Thống đốc bang kêu gọi cả bang toàn lực chống lại đại dịch trong bối cảnh Mỹ đã huy động thêm nhiều trang thiết bị y tế, nhân sự và các cơ sở khám điều trị cho bệnh nhân.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bệnh nhân 24 rơm rớm nước mắt trong ngày khỏi bệnh: "Tôi từng nghĩ mình đã cận kề cái chết, nhưng các bác sĩ Việt Nam đã cứu tôi"

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ukraine lục lại thiết kế máy thở của Liên Xô để chống dịch COVID-19

    Reuters đưa tin, Ukraine đang tìm lại những mẫu thiết kế máy thở từ thời Liên Xô - bị lãng quên trong một nhà máy quân sự không sử dụng nhiều năm - nhằm đẩy mạnh sản xuất trong nước thiết bị phục vụ chống lại dịch bệnh COVID-19 này.

    Theo đó, để hưởng ứng lời kêu gọi khẩn cấp từ các bệnh viện gửi tới tổng thống Volodymyr Zelenskiy, các nhà tài phiệt của Ukraine đã tìm cách thu mua trang thiết bị y tế từ nước ngoài.

    Trong khi đó, tập đoàn công nghiệp quốc phòng nhà nước Ukraine Ukroboronprom - đơn vị vận hành nhà máy quốc doanh Burevisnyk ở thủ đô Kiev - đang đi đầu trong sáng kiến thúc đẩy sản xuất trong nước dự trên những công nghệ được phát triển từ nhiều năm trước.

    Phó tổng giám đốc Ukroboronprom, ông Mustafa Nayyem, nói với Reuters rằng một máy tính chứa các thông tin về kỹ thậut liên quan đã biến mất, còn những kỹ sư thiết kế máy thở thời Liên Xô cũ đã nghỉ hưu hoặc qua đời.

    Các quan chức Ukraine cuối cùng đã tìm ra người biết nơi cất giữ các bản in thiết kế trong nhà máy. Người này hiện làm việc trong một siêu thị địa phương.

    Hiện trạng nhà máy Burevisnyk không còn cho phép tái khởi động dây chuyền sản xuất, do đó Ukroboronprom sẽ chia sẻ công nghệ với các doanh nghiệp tư nhân quan tâm, và đề nghị hỗ trợ đăng ký chứng nhận sản phẩm mới một cách nhanh chóng, cũng như cung cấp cơ sở sản xuất - ông Nayyem nói.

     

    Chúng tôi sẽ cho mọi người tiếp cận tài liệu này, bởi chúng tôi hiểu rõ tình hình cuộc khủng hoảng hiện này.

    Mustafa Nayyem - Phó tổng giám đốc tập đoàn Ukroboronprom, Ukraine

     "Nếu hỏi tôi rằng liệu sẽ có một phù thủy xuất hiện và làm mọi thứ thì tôi sẽ muốn tin vào điều đó, nhưng lúc này tôi cho rằng chúng ta cần chấp nhận là lĩnh vực công nghiệp ở đất nước này đã chết đi trong nhiều thập kỷ."

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tây Ban Nha thêm 812 ca tử vong, số ca nhiễm COVID-19 vượt Trung Quốc

    Tây Ban Nha ngày 30/3 thông báo nước này có thêm 812 người tử vong do COVID-19 trong vòng 24 giờ, nâng tổng số trường hợp không qua khỏi tại nước này lên 7.340 ca, đứng thứ hai thế giới sau Italy. 

    Trong khi đó, tổng số người nhiễm virus SARS-CoV-2 tại nước này cũng đã tăng lên 85.195 trường hợp, vượt qua cả Trung Quốc nơi khởi phát dịch bệnh với 81.470 trường hợp.

    Trong số các ca nhiễm mới có người đứng đầu Trung tâm y tế khẩn cấp của Tây Ban Nha, ông Fernando Simon. Ông Simon là người lãnh đạo công tác phòng chống dịch COVID-19 và thường xuyên liên lạc với Thủ tướng Pedro Sanchez.

    Tây Ban Nha: Lãnh đạo chống dịch COVID-19 nhiễm virus, tổng số ca nhiễm vượt Trung Quốc - Ảnh 1.

    Ông Fernando Simon

    Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên số ca tử vong mới được ghi nhận trong 24 giờ tại Tây Ban Nha giảm kể từ ngày 26/3 vừa qua. Trước đó một ngày, Tây Ban Nha đã ghi nhận 838 ca tử vong mới, mức cao kỷ lục trong một ngày. 

    Giới chức Tây Ban Nha đánh giá tốc độ lây lan có xu hướng chậm lại xét cả về số ca tử vong lẫn số ca nhiễm, đồng thời bày tỏ hy vọng nước này đang tiến gần tới đỉnh dịch. Theo chuyên gia y tế Maria Jose Siera, tỷ lệ nhiễm mới hiện vào khoảng 12%/ngày, so với khoảng 20% được ghi nhận trước ngày 25/3 vừa qua.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Tây Ban Nha thêm 812 ca tử vong, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 vượt Trung Quốc baotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam: Thêm 9 ca mắc Covid-19 mới, 7 ca là nhân viên công ty Trường Sinh, 1 là bệnh nhân tới BV Bạch Mai khám

    18h ngày 30/3, Bộ Y tế tiếp tục công bố thêm các ca mắc bệnh Covid-19 mới, nâng tổng số ca mắc tại Việt Nam lên 203 trường hợp.

    Theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh , tới 18h chiều nay, đã ghi nhận thêm 9 ca mắc mới, trong đó 7 người là nhân viên công ty TNHH Trường Sinh, 1 bệnh nhân tới khám tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới BV Bạch Mai và một bệnh nhân từ nước ngoài về được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý công bố dịch Covid-19 toàn quốc và yêu cầu tiếp tục rà soát mọi đối tượng có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

    Phát biểu tại cuộc họp Thường trực Chính phủ nghe Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh Covid-19 báo cáo tình hình và đưa ra các quyết sách, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ngành y tế phối hợp chặt chẽ với TP. Hà Nội và ngành công an, các cơ quan khác, chớp thời gian, tranh thủ từng phút, từng giờ, rà soát khoanh vùng những đối tượng nguy cơ lây nhiễm ở ổ dịch Công ty Trường Sinh, Bệnh viện Bạch Mai.

    "Tinh thần là thần tốc và cương quyết, dồn mọi nguồn lực dập bằng được ổ dịch này", Thủ tướng nhấn mạnh.

    Thủ tướng chỉ đạo ngành công an phối hợp với ngành y tế làm rõ nhân thân, các mối quan hệ của nhân viên Công ty Trường Sinh để tìm hết các cá nhân liên quan dễ bị lây nhiễm.

    Nhấn mạnh phải kiểm soát để không lây lan trên diện rộng trên địa bàn Hà Nội, Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế, các bộ ngành hỗ trợ cho Hà Nội.

    Người đứng đầu Chính phủ cũng nêu rõ, cách ly xã hội là cần thiết để ngăn chặn hiệu quả việc lây lan ra cộng đồng.

    Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

     

    Chúng ta không được chủ quan, không được lơ là vì chúng ta có nhiều biện pháp mạnh mẽ nhưng trên đường phố vẫn đông người, trên bãi biển vẫn còn rất nhiều người và trong một số điểm vẫn chưa thực hiện nghiêm về số người tụ tập. Đây thực sự là nguy cơ lây nhiễm cao.

     Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu "tỉnh nào ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó, thôn nào ở thôn đó, khu phố nào ở khu phố đó, nhà nào ở nhà đó" ít nhất trong vòng 15 ngày để tránh lây nhiễm.

    Các cơ quan bố trí cán bộ làm việc ở nhà và xử lý công việc qua công nghệ thông tin trừ trường hợp đặc biệt phải đến cơ quan, ví dụ như xử lý tài liệu mật, bộ phận trực sẵn sàng chiến đấu, trực cơ quan đầu não, bộ phận sản xuất dịch vụ thiết yếu, sản xuất công cụ cần thiết cho nền kinh tế…

    Người đứng đầu cơ quan phải chịu trách nhiệm nếu để cơ quan có nhiều người lây nhiễm do không nắm vững các quy định về phòng chống dịch Covid-19.

    Thủ tướng nêu rõ, cơ bản dừng vận chuyển công cộng, hạn chế tối đa phương tiện cá nhân. Yêu cầu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo việc tách riêng khu cách ly cũ và mới để tránh lây nhiễm chéo giữa người cũ và người mới vào khu cách ly.

    Đối với các bệnh viện trong toàn hệ thống, Bộ Y tế nên có quy định phù hợp để tránh trường hợp một cá nhân nhiễm Covid-19 đi khám mà ảnh hưởng đến toàn bộ bệnh viện.

    Người đứng đầu Chính phủ biểu dương cán bộ nhân viên ngành y tế; cảm ơn bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai tình nguyện ở lại bệnh viện với bệnh nhân nặng và các y bác sĩ tình nguyện khác.

    Thủ tướng đồng ý cho phép Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục nhận bệnh nhân nặng cấp cứu, yêu cầu Bệnh viện đảm bảo tổ chức chặt chẽ, đảm bảo an toàn cho cả nhân viên y tế và bệnh nhân.

    Thủ tướng cũng nhất trí với đề xuất của Ban Chỉ đạo là yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu hoặc không triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm đối với bệnh Covid-19; cùng với đó, đồng ý công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Thủ tướng đồng ý công bố dịch Covid-19 trên toàn quốcsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Israel: Thủ tướng Netanyahu tự cách ly sau khi trợ lý dương tính với SARS-Cov-2

    Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cùng một số nhân viên văn phòng của ông sẽ tự cách ly, sau khi trợ lý thân cận của thủ tướng - ông Rivkah Paluch - có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-Cov-2.

    Thông cáo của văn phòng ông Netanyahu nói rằng thủ tướng cùng các đồng nghiệp tự cách ly là biện pháp phòng ngừa, trong khi công tác điều tra dịch tễ đang được triển khai nhằm vào bất kỳ khả năng phơi nhiễm virus nào.

    Bộ Y tế Israel sẽ tham vấn với bác sĩ riêng của ông Netanyahu để xác định thời gian kết thúc cách ly đối với thủ tướng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    CNN: Thái tử Charles của Anh kết thúc 7 ngày cách ly, tình trạng sức khỏe tốt

    Đài CNN dẫn nguồn tin hoàng gia Anh cho hay: "Clarence House ngày hôm nay xác nhận rằng, sau khi tham vấn với bác sĩ riêng, Thân vương xứ Wales (tức Thái tử Charles) sẽ kết thúc tự cách ly."

    Thời gian tự cách ly 7 ngày tại tư dinh ở Scotland được Thái tử Charles thực hiện theo hướng dẫn của chính phủ và giới chức ngành y tế Anh, sau khi ông có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-Cov-2 hồi tuần trước.

    Phu nhân thái tử Camilla, nữ công tước xứ Cornwall, vẫn tiếp tục tự cách ly để theo dõi xem bà có xuất hiện các triệu chứng của COVID-19 hay không - nguồn tin của CNN hé lộ.

    Olympic 2020 sẽ khởi tranh ngày 23/7/2021; Philippines xin lỗi vì chê bộ xét nghiệm của Trung Quốc - Ảnh 1.

    Thái tử Charles của Anh (Ảnh: Eamonn M. McCormack/WPA Pool/Getty Images)

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đức có thêm 4.751 ca mắc Covid-19 chỉ trong 24 giờ

    Tổng số ca mắc Covid-19 ở Đức đã lên đến 57.298 với 4.751 ca nhiễm mới, Viện Robert Koch (RKI) cho biết ngày 30/3.

    Tuy nhiên, Đức vẫn là quốc gia có tỷ lệ tử vong vì dịch Covid-19 thấp hơn nhiều so với các nước hàng xóm như Italy hay Pháp, các nước có tổng số người chết sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 lần lượt là 10.779 và 2.606.

    Chính phủ Đức đã cấm tất cả các hoạt động tập trung hơn 2 người nhằm làm giảm sự lây lan của dịch bệnh. 

    Helge Braun - Chánh văn phòng của Thủ tướng Angela Merkel cho biết các quy định phong tỏa sẽ chưa được dỡ bỏ cho tới ngày 28/4. Bản thân Thủ tướng Merkel cũng đã cách ly tại nhà sau khi gặp một bác sĩ - người sau đó dương tính với SARS-CoV-2.

    Đến nay, thế giới ghi nhận hơn 723.000 trường hợp mắc Covid-19 và gần 34.000 người tử vong vì dịch bệnh này với Mỹ là nước có nhiều ca nhiễm nhất và Italy là quốc gia có nhiều ca tử vong nhất./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    NHK: Olympic Tokyo 2020 sẽ khởi tranh ngày 23/7/2021

    Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và Nhật Bản ngày hôm nay, 30/3, đã đồng thuận thay đổi lịch trình khởi tranh Đại hội Thể thao Olympic Tokyo 2020 sang ngày 23/7/2021, và khởi tranh Đại hội Thể thao người khuyết tật Paralympic Tokyo 2020 vào ngày 24/8/2021 - đài NHK (Nhật Bản) đưa tin.

    Thông tin về lịch trình mới được hé lộ gần 1 tuần sau khi nước chủ nhà Nhật Bản và IOC quyết định hoãn tổ chức Olympic 2020 và dời thời hạn sang năm 2021, do lo ngại dịch COVID-19 lây lan. Đây là lần đầu tiên trong thời bình, một kỳ Olympic bị hoãn tổ chức.

    Trước đó, Olympic Tokyo 2020 dự kiến diễn ra từ ngày 24/7 đến 9/8 năm nay. Dù thay đổi thời gian tổ chức, sự kiện vẫn giữ nguyên tên gọi.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Chung sức, đồng lòng để chiến thắng đại dịch COVID-19!

    Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động... để chiến thắng dịch COVID-19.

    Trước tình hình đại dịch COVID-19 đang tiếp tục lan rộng trên toàn cầu, tác động sâu sắc toàn diện tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia, trong đó có Việt Nam, ngày 30/3, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đồng thời nỗ lực hợp tác thiết thực, phối hợp kịp thời với các nước, bảo đảm chiến thắng đại dịch này.

    TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng:

    Olympics 2020 sẽ khởi tranh ngày 23/7/2021; Philippines xin lỗi vì chê bộ xét nghiệm của Trung Quốc - Ảnh 1.

    Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN.

    "LỜI KÊU GỌI CỦA TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG

    gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài

    Thưa đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, 

    Đại dịch COVID-19 đang tiếp tục lan rộng trên toàn cầu, tác động sâu sắc toàn diện tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia. Đến nay, đã có trên 72 vạn người nhiễm bệnh, gần 3,5 vạn người tử vong ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường, có thể còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn nữa.

    Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ngành, các cấp, các địa phương, cả hệ thống chính trị đã đoàn kết, thống nhất triển khai quyết liệt nhiều biện pháp đồng bộ, vừa ngăn chặn, hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh, vừa bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, an toàn xã hội; bước đầu đã thu được nhiều kết quả tích cực, thể hiện sức mạnh đoàn kết dân tộc, sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong cuộc chiến đấu chống đại dịch, được thế giới ghi nhận và đánh giá cao.

    Thay mặt Đảng và Nhà nước, tôi nhiệt liệt hoan nghênh và biểu dương sự vào cuộc của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền từ Trung ương tới cơ sở; biểu dương sự nỗ lực không mệt mỏi của ngành Y tế, lực lượng quân đội, công an và các ban, bộ, ngành Trung ương; sự vào cuộc kịp thời, tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan thông tấn, báo chí. Đặc biệt, tôi cảm ơn đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài đã tin tưởng, ủng hộ và nhiệt tình hưởng ứng công tác phòng, chống dịch bệnh.

    Hiện nay, chúng ta đang ở vào thời điểm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng ngày càng lớn, toàn hệ thống chính trị phải tập trung cao độ để tiếp tục chủ động ngăn chặn và kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh; không quá hốt hoảng nhưng tuyệt đối không được chủ quan, lơi lỏng; phải nắm chắc tình hình, dự báo khả năng xấu nhất, kịp thời đề ra các biện pháp hữu hiệu để kiểm soát, ngăn chặn bằng được sự lan rộng lây nhiễm. Mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức, mỗi địa phương cần bám sát sự chỉ đạo của cấp trên, chủ động và phối hợp chặt chẽ hơn nữa để thực hiện các công việc phòng, chống dịch; ưu tiên nguồn lực, thời gian và công sức cho công việc hệ trọng này.

    Thưa đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài,

    Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, nhân nghĩa. Mỗi khi đất nước gặp khó khăn, truyền thống đó lại càng được nhân lên gấp bội. Thời gian qua, toàn dân ta đã đồng lòng, cùng chung sức với Đảng, Nhà nước ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh bước đầu có hiệu quả. Thời gian tới đây, chúng ta có thể sẽ còn phải đối mặt với khó khăn lớn hơn gấp nhiều lần, đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa, kiên quyết hơn nữa.

    Trong cuộc chiến phòng, chống dịch ở vào thời điểm vô cùng quan trọng này, một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của các tổ chức, cá nhân, cũng như cuộc sống hằng ngày của đồng bào ta. Với tinh thần coi sức khỏe và tính mạng của con người là trên hết, tôi kêu gọi toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh.

    Là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam bày tỏ sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông sâu sắc và đang hết sức cố gắng, nỗ lực hợp tác thiết thực, phối hợp kịp thời với các nước, nhất là các nước bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19. Tôi cho rằng, trong tình hình hiện nay, sự đoàn kết và phối hợp hành động toàn cầu là cơ sở bảo đảm chắc chắn cho chiến thắng cuối cùng của thế giới trước đại dịch này.

    Toàn thể dân tộc Việt Nam ta hãy cùng chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch COVID-19!

    Thân ái,

    NGUYỄN PHÚ TRỌNG

    (Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam)

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Chung sức, đồng lòng để chiến thắng đại dịch COVID-19!baotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tỉnh nào ở tỉnh đó, nhà nào ở nhà đó

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dịch bệnh ở Anh có dấu hiệu chậm lại

    Dịch Covid-19 ở Anh đang có dấu hiệu chậm lại, nhà dịch tễ học Neil Ferguson, trường Hoàng gia London cho biết.

    "Chúng tôi nghĩ dịch bệnh đang chậm lại. Đây là kết quả từ hành động của người dân và chính phủ", ông trả lời BBC vào hôm thứ Hai. 

    Tuy nhiên, ông cũng thận trọng cho rằng, dịch bệnh đang trong một giai đoạn mới ở một số khu vực tại nước Anh.

    Anh hiện có hơn 19.500 người dương tính vào hôm Chủ nhật; ít nhất 1.228 người đã tử vong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Philippines xin lỗi chỉ sau 1 ngày chê bộ test của Trung Quốc không chính xác

    Philippines hôm 29/3 đã xin lỗi vì phát ngôn rằng hai lô dụng cụ xét nghiệm Covid-19 do Trung Quốc cung cấp không đạt tiêu chuẩn trước đó một ngày.

    Trước đó, vào ngày 28/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Philippines Maria Rosario Vergeire cho biết rằng một số bộ dụng cụ do BGI Group và Sansure Biotech của Trung Quốc sản xuất chỉ chính xác 40% trong chẩn đoán Covid-19 và một số bộ xét nghiệm sẽ phải bị loại bỏ.

    Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila đã bác bỏ những cáo buộc đó, nói rằng các bộ dụng cụ tuân thủ các tiêu chuẩn của WHO và đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chính phủ Philippines đối phó với dịch Covid-19.

    Chất lượng của 2.000 bộ thử nghiệm từ Tập đoàn BGI và 100.000 bộ dụng cụ thử nghiệm axit nucleic từ Sansure Biotech là rất tốt và không tồn tại bất kỳ vấn đề chính xác nào, Đại sứ quán Trung Quốc tuyên bố.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thực phẩm hết hạn chất đầy thùng rác ở Anh sau cuộc hoảng loạn tích trữ vì COVID-19

    Theo trang Daily Mail (Anh), nhiều người dùng mạng xã hội đã vô cùng bất bình trước hình ảnh những chiếc thùng rác ở thành phố Derby, miền Trung nước Anh tràn ngập thức ăn bỏ đi. Trong bức ảnh, có rất nhiều đồ ăn chưa dùng đến như bánh mì, đùi gà, đều bị vứt bỏ vì quá hạn sử dụng.

    Một người đàn ông đã đăng những bức ảnh lên mạng xã hội Twitter kèm chú thích: "Gửi tới tất cả người dân ở thành phố Derby tuyệt vời của chúng ta, nếu bạn đã ra ngoài tích trữ thực phẩm và chất đống thực phẩm trong nhà khi không cần đến, bạn cần xem xét lại bản thân mình".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ đưa máy bay sang châu Á mua gom đồ bảo hộ y tế chống COVID-19

    Hôm qua, một chuyến bay chở những đồ dùng y tế cần thiết trở về New York. Đây là đợt đầu tiên trong hàng loạt chuyến hàng sẽ được thực hiện trong 30 ngày tới để giúp Mỹ đối phó với đại dịch COVID-19, Reuters dẫn lời một quan chức Nhà Trắng cho biết.

    Chiếc máy bay thương mại hạ cánh tại sân bay John F. Kennedy mang theo găng tay, quần áo và khẩu trang để phân phát cho New York, New Jersey và Connecticut, 3 bang đang trở thành tâm dịch COVID-19 của Mỹ.

    Chuyến bay từ Thượng Hải, Trung Quốc, là chuyến đầu tiên trong tổng số 20 chuyến hàng sẽ được thực hiện từ nay đến đầu tháng 4, quan chức Mỹ cho biết. Các chuyến bay khác sẽ vận chuyển các đồ tương tự từ Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á, vị quan chức nói.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tokyo xuất hiện ổ dịch Covid-19 mới, Nhật Bản cấm du khách nhiều nơi nhập cảnh

    Tokyo ghi nhận ít nhất 68 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới trong ngày 29/3, mức tăng cao nhất trong một ngày, nâng tổng số ca nhiễm tại Tokyo lên 430.

    Trong số 68 ca nhiễm mới, có 27 trường hợp đến từ Bệnh viện Đa khoa Eiju ở quận Taito, khiến bệnh viện này trở thành ổ dịch mới ở Nhật Bản, với tổng số 96 ca nhiễm.

    "Tokyo đang phải đối mặt với giai đoạn quan trọng trong việc ngăn chặn sự bùng phát về số lượng người nhiễm virus corona chủng mới", Thống đốc Yuriko Koike cho biết.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia y tế cảnh báo người chết do Covid-19 ở Mỹ có thể lên 200.000

    Phát biểu trên kênh Truyền hình CNN ngày 29/3, Tiến sĩ Anthony Fauci, thành viên Nhóm đặc trách chống Covid-19 của Nhà Trắng nhấn mạnh: "Dựa trên những gì chúng ta đang chứng kiến lúc này, tôi cho rằng nước Mỹ có thể có từ 100.000 - 200.000 người tử vong. Chúng ta cũng sẽ có hàng triệu ca mắc bệnh Covid-19. Nhưng tôi không nghĩ rằng chúng ta cần thực sự đưa ra dự báo khi những số liệu đó đang thay đổi".

    Tiến sĩ Fauci đã liên tục kêu gọi duy trì "giãn cách xã hội" ở Mỹ trong thời gian dài nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Theo ông Fauci, việc gỡ bỏ những hạn chế đó sẽ phụ thuộc vào việc có sẵn các bộ dụng cụ xét nghiệm có thể cho kết quả chẩn đoán trong vòng 15 phút.

    Tính tới chiều ngày 29/3 (theo giờ Mỹ), Mỹ đã có khoảng 2.400 người tử vong vì Covid-19 và ít nhất 135.000 trường hợp nhiễm bệnh. Số ca nhiễm bệnh ở Mỹ tăng trung bình 15.000 người mỗi ngày trong vòng mấy ngày qua.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Ấn Độ xin lỗi toàn thể người dân vì những khó khăn do lệnh phong tỏa

    COVID-19: Bệnh viện Mỹ quá tải, phải đặt thi thể trong túi đựng rác; một Bộ trưởng Đức tự tử vì tuyệt vọng - Ảnh 1.

    Ảnh: AP

    Hiện tại, số ca nhiễm COVID-19 tại Ấn Độ đã vượt mốc 1.000 người, trong đó bao gồm 27 ca tử vong và 95 trường hợp đã được xuất hiện.Ấn Độ đã quyết định áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

    Trong một tuyên bố trên đài phát thanh hôm Chủ nhật (29/3), Thủ tướng Narendra Modi đã gửi lời xin lỗi tới toàn thể người dân nước này vì đã buộc phải đưa ra quyết định khó khăn như vậy.

    "Tôi xin lỗi vì những quyết định này đã gây ra nhiều khó khăn cho cuộc sống của mọi người, đặc biệt là những người dân nghèo. Tôi biết là sẽ có người cảm thấy tức giận, nhưng những biện pháp [phòng dịch] triệt để này là rất cần thiết để chúng ta có thể chiến thắng cuộc chiến này", ông Modi nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Trump: Tôi rất muốn đến New York nhưng Sở Mật vụ đã ngăn cản tôi

    COVID-19: Bệnh viện Mỹ quá tải, phải đặt thi thể trong túi đựng rác; một Bộ trưởng Đức tự tử vì tuyệt vọng - Ảnh 1.

    Bệnh viện dã chiến ở New York. Ảnh: Getty

    Phát biểu trong cuộc họp báo của đội đặc nhiệm ứng phó với COVID-19 tại Nhà Trắng, ông Trump chia sẻ rằng ông đã định tham dự buổi lễ khai trương bệnh viện dã chiến ở trung tâm Javits, thành phố New York, nhưng Sở Mật vụ đã ngăn cản ông làm điều đó.

    Được biết, nhằm ứng phó với số ca nhiễm COVID-19 tăng mạnh trong những ngày gần đây, thành phố New York đã xây dựng khẩn cấp bệnh viện dã chiến với sức chứa khoảng 2.900 giường.

    "Họ sẽ khai trương bệnh viện trong ngày mai", ông Trump nói. "Tôi rất muốn đến đó, nhưng Sở Mật vụ và những người liên quan không cho tôi làm điều đó, vì những lý do mà mọi người đều đã biết".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ tăng hơn 4 lần chỉ trong vòng 1 tuần

    COVID-19: Bệnh viện Mỹ quá tải, phải đặt thi thể trong túi đựng rác; một Bộ trưởng Đức tự tử vì tuyệt vọng - Ảnh 1.

    Ảnh: AP

    Trong những ngày gần đây, số ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tại Mỹ đã tăng chóng mặt, vượt qua Trung Quốc và Italy, trở thành quốc gia có nhiều người nhiễm COVID-19 nhất thế giới.

    Vào sáng ngày thứ 2 tuần trước (23/3), nước Mỹ mới chỉ ghi nhận khoảng 34.000 trường hợp nhiễm bệnh và 414 ca tử vong, theo số liệu của CNN, trong đó có nhiều bang hoàn toàn chưa có người chết vì dịch bệnh này.

    Thế nhưng, chỉ một tuần sau đó, tổng số người nhiễm COVID-19 đã tăng vọt lên hơn 140.000 người - hơn 4 lần so với số liệu được ghi nhận từ một tuần trước đó. Số ca tử vong thậm chí còn tăng mạnh hơn nữa.

    Tiến sĩ Anthony Fauci, một thành viên thuộc đội đặc nhiệm ứng phó với COVID-19 của Nhà Trắng, hôm 29/3 vừa qua đã dự đoán rằng số ca nhiễm bệnh tại Mỹ hoàn toàn có khả năng tăng lên tới 1 triệu người.

    Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 29/3 vừa qua cũng tuyên bố rằng nếu nước này có thể hạn chế số ca tử vong do COVID-19 dưới mốc 100.000 người thì đã có thể coi là "làm rất tốt".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    The Guardian: Các quốc gia nghèo cầu cứu vì Covid-19, TGĐ IMF nói "chưa bao giờ nhận được nhiều yêu cầu hỗ trợ như vậy"

    Kristalina Georgieva, người đứng đầu IMF nói rằng thế giới đang bước vào thời kỳ suy thoái nghiêm trọng hoặc tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009.

    Hơn 80 quốc gia nghèo và thu nhập trung bình thấp đang tìm kiếm sự giúp đỡ tài chính từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) trong những tuần gần đây khi họ đang cố gắng đối phó với sự sụp đổ kinh tế từ dịch bệnh Covid-19 .

    Bà Kristalina Georgieva cho biết quỹ cần tăng cường tiềm lực để giải quyết số lượng yêu cầu chưa từng có.

    IMF đặc biệt lo ngại về nguy cơ khủng hoảng nợ mới ở các nước nghèo nhất thế giới, bà Georgieva cũng nói thêm rằng có cả áp lực đối với tất cả các chủ nợ bao gồm cả khu vực tư nhân, họ phải đưa ra giải pháp trước khi quá muộn.

    Kristalina Georgieva, người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế

     

    Chúng tôi đang tìm giải pháp đặc biệt là cho các nước thu nhập thấp. Nhiều nước trong số đó không ở vị thế mạnh trước cuộc khủng hoảng này và có mức nợ cao. Chúng ta cần phải sớm có phương án cho các quốc gia đang nợ trước khi nó trở thành một vấn đề lớn đối với họ và nền kinh tế thế giới/

    https://soha.vn/neu-thang-vua-...

    David Malpass - Chủ tịch Ngân hàng Thế giới cho biết tổ chức của ông đang làm việc với IMF trong một kế hoạch cứu trợ. Ngân hàng sẽ tài trợ trước và hỗ trợ cho khoản vay mềm đối với các nước nghèo nhất, nhưng họ cũng sẽ cần miễn trừ nợ.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản: Phát hiện một ổ dịch lớn tại trung tâm cho người khuyết tật ở Tokyo

    Ít nhất 86 người tại một trung tâm dành cho người khuyết tật tại quận Chiba, phía Đông thủ đô Tokyo đã được xác nhận dương tính với virus corona chủng mới gây bệnh COVID-19, theo CNN.

    Giới chức quận Chiba hôm 29/3 vừa qua đã thông báo thêm 28 trường hợp nhiễm COVID-19, sau khi 58 ca bệnh được ghi nhận tại cơ sở này trong ngày 28/3.

    Được biết, dịch bệnh đã bùng phát tại cơ sở này sau khi một nữ nhân viên khoảng 40 tuổi, làm việc trong bếp ăn của trung tâm, có kết quả dương tính với virus corona chủng mới, theo đài NHK.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Một bộ trưởng Đức tự tử vì tuyệt vọng

    Bộ trưởng Tài chính bang Hesse – Đức, ông Thomas Schaefer, đã qua đời ở tuổi 54. Giới chức địa phương cho rằng ông tự tử vì tuyệt vọng trước khủng hoảng Covid-19, Bloomberg đưa tin ngày 29-3.

    Thi thể của ông Schaefer, thành viên Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của Thủ tướng Angela Merkel, được tìm thấy hôm 28-3, trên một đường ray xe lửa ở thị trấn Hochheim, gần TP Frankfurt.

    Cảnh sát và công tố viên khẳng định họ kết luận ông Schaefer tự tử dựa vào nhiều yếu tố, bao gồm lời khai của nhân chứng và quá trình quan sát hiện trường. Cảnh sát hiện chưa cung cấp thêm thông tin.

    Thống đốc Hesse Volker Bouffier tin cái chết của ông Schaefer liên quan đến khủng hoảng virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra đại dịch Covid-19.

    Ông Bouffier cho biết ông Schaefer từng bày tỏ nỗi lo về việc liệu ông có thể đáp ứng được sự kỳ vọng lớn lao của người dân, đặc biệt là ở khía cạnh hỗ trợ tài chính, hay không.

    "Có lẽ ông ấy đã quá lo lắng. Ông ấy không thể tìm thấy lối ra. Ông ấy tuyệt vọng và rời bỏ chúng ta" – Thống đốc Bouffier nói, đồng thời khẳng định chính quyền Hesse đau đớn khi biết tin ông Schaefer qua đời.

    Được biết, ông Schaefer đã giữ chức Bộ trưởng Tài chính bang Hesse trong hơn 1 thập kỷ. Đây là nơi có TP Frankfurt được mệnh danh là thủ đô tài chính của nước Đức.

    Trong khi đó, báo Frankfurter Allgemeine Zeitung (Đức) dẫn các nguồn tin điều tra khẳng định ông Schaefer để lại thư tuyệt mệnh trước khi tự kết liễu đời mình. Trong thư, theo các nguồn tin, ông Schaefer giải thích lý do tự tử.

    Truyền thông địa phương cho biết ông Schaefer thời gian qua thường xuyên xuất hiện trước công chúng để thông báo các biện pháp hỗ trợ tài chính nhằm giảm thiểu tác động của Covid-19.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ vượt mốc 142.000 người

    Moscow phong tỏa vô thời hạn; bệnh viện Mỹ quá tải, phải đặt thi thể trong túi đựng rác - Ảnh 1.

    Ảnh: AP

    Theo số liệu cập nhật trên trang thống kê worldometers.info, tính đến 10h sáng ngày hôm nay (theo giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm COVID-19 tại tất cả 50 tiểu bang và các vùng lãnh thổ của Mỹ đã tăng lên 142.178 trường hợp, số ca tử vong do dịch bệnh là 2.484 trường hợp.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca mắc COVID-19 tại Trung Quốc và Hàn Quốc giảm

    Theo số liệu được Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) công bố ngày hôm nay (30/3), nước này đã ghi nhận thêm 30 ca mắc COVID-19 mới, thấp hơn so với ngày 29/3 và chỉ thêm duy nhất 1 trường hợp "nội địa". Đặc biệt, tâm dịch Hồ Bắc đã 6 ngày liên tiếp không phát hiện ca nhiễm mới. 

    Trong khi đó, theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), tính đến cuối ngày 29/3, nước này đã ghi nhận thêm 78 ca nhiễm mới, thấp hơn so với ngày 29/3 (105 ca nhiễm mới) và ngày 28/3 (146 ca nhiễm mới).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lời từ biệt im lặng tại Trung Quốc

    Nhiều bình tro cốt vẫn chưa có người nhận đang được đặt tại lò hỏa táng ở TP Kinh Châu, tỉnh Hồ Bắc, nơi bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (Covid-19).

    Không chỉ tang lễ bị cấm tổ chức trên khắp Trung Quốc, những nơi như Kinh Châu, nhiều người có người thân mất cũng chưa thể ra ngoài nhận lại tro cốt vì đang trong thời gian cách ly.

    Giám đốc cơ sở hỏa táng Kinh Châu họ Sheng cho hay một số bình tro cốt hiện được cơ sở này giữ vì các thành viên gia đình của họ đang bị cách ly hoặc chưa thể quay lại nhận. "Không thể nói lời từ biệt cũng không có nghi lễ nào được phép tổ chức" – ông Sheng cho biết.

    Dù nguyên nhân cái chết là gì, các gia đình mất người thân của Trung Quốc đã không thể tổ chức tang lễ kể từ ngày 1-2 ngay cả khi dịch bệnh thuyên giảm trên cả nước, kể cả tỉnh Hồ Bắc, nơi bị xem là xuất phát của dịch bệnh từ tháng 12 năm ngoái.

    Theo ông Sheng, trước đây khi chưa có dịch bệnh, tang lễ sẽ diễn ra 3 ngày và nhân viên nhà hỏa táng mới thực hiện công việc của mình sau đó.

    Nhưng giờ đây, ngay khi có người chết, bệnh viện sẽ khử trùng và quá trình hỏa táng ngay lập tức diễn ra...

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Doanh nghiệp Việt góp công, góp của chống đại dịch COVID-19

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Covid-19 khiến đối tác của Apple đẩy nhanh kế hoạch rời Trung Quốc và Việt Nam là cái tên được nhắc nhiều lần!

    Wistron Corp, một trong những đối tác sản xuất của Apple, trong tuần này cho biết công ty sẽ chuyển một nửa công suất sản xuất khỏi Trung Quốc trong vòng 1 năm. Tuyên bố này minh hoạ cho việc các nhà sản xuất buộc phải thay đổi chiến lược vì đã phụ thuộc vào một quốc gia.

    Việc dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc đã được tiến hành kể từ khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đạt đỉnh vào năm ngoái. Và giờ dịch Covid-19 đang tiếp tục thúc đẩy quá trình đó. Các quyết định của những công ty như Wistron hay đối tác khác của Apple như Hon Hai Precision Industry Co. , Inventec Corp. và Pegatron Corp. có thể định hình lại chuỗi cung ứng công nghệ.

    Wistron đang nhắm đến Ấn Độn, nơi mà họ đã sản xuất một phần iPhone, cùng với Việt Nam và Mexico. Họ đã dành ra 1 tỷ USD để đầu tư cho mở rộng sản xuất trong năm nay và năm tới.

    Inventec, đối tác lắp ráp chính AirPod cũng cho biết hôm thứ 3 là đang chuẩn bị xây dựng cơ sở mới ở Việt Nam.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đại dịch Covid-19 đe doạ sự tồn tại của Liên minh châu Âu

    Đại dịch Covid-19 đang đặt ra thách thức khủng khiếp không chỉ với từng quốc gia thành viên Liên minh châu Âu- EU mà có thể đe doạ cả sự tồn tại của khối này khi các nước thiếu sự tương trợ và đoàn kết đủ mạnh để vượt qua cuộc khủng hoảng được xem là nghiêm trọng nhất với châu lục này từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2.

    Trong lần hiếm hoi gửi thông điệp quốc gia đến người dân Italy qua truyền hình cuối tuần qua, Tổng thống Italy, Sergio Mattarella đã phát đi một lời kêu gọi khẩn thiết, rằng ông hy vọng các nước châu Âu hiểu được mối đe doạ nghiêm trọng hiện nay mà châu Âu phải đối mặt, trước khi quá muộn.

    Tổng thống Italy không phải là người đầu tiên và chắc chắn cũng không phải là người cuối cùng phát đi thông điệp đó. Phát biểu trước một Nghị viện châu Âu vắng bóng thành viên đầu tuần trước, với một đôi găng tay bảo hộ để cầm bài phát biểu, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen cũng nói rằng, bi kịch đang diễn ra hàng ngày ở giữa trái tim châu Âu, ở quy mô chưa từng có trong lịch sử mà không ai có thể hình dung nổi trước đó vài tuần. Và điều đáng tiếc, theo bà Ursula von der Leyen, là một số nước châu Âu lại đang hành động đầy ích kỷ.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    'Người ghi bàn lội ngược dòng’ trong dịch SARS: Nếu mắc Covid-19 mà đi đi lại lại giống sản phụ H. thì không thể tưởng tượng nổi!

    Toát lên từ câu chuyện BS Nguyễn Hồng Hà kể là hình ảnh kiên gan, bền chí, tận tụy vô bờ của các y bác sĩ chiến đấu vì sinh mạng của bệnh nhân, bất kể đó là SARS, H5N1, SARS-CoV-2 hay bất kỳ con virus nào khác sẽ ập đến…

    Là một trong những người đóng vai trò then chốt trọng trong chiến thắng của Việt Nam trước đại dịch SARS 2003, bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, nguyên PGĐ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW, tiếp tục tham gia vào trận tuyến chống Covid-19 với vai trò thành viên Ban chống dịch, Hội đồng chuyên môn của Bệnh viện, Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế; tham gia tập huấn cho các tỉnh về phòng chống Covid-19. Công việc thì nhiều, nhưng quan trọng hơn cả, toát lên đằng sau những câu chuyện ông kể là hình ảnh kiên gan, bền chí, tận tụy vô bờ của các y bác sĩ chiến đấu vì sinh mạng của bệnh nhân, bất kể đó là SARS, H5N1, SARS-CoV-2 hay bất kỳ con virus nào khác sẽ ập đến…

    Moscow phong tỏa vô thời hạn; bệnh viện Mỹ quá tải, phải đặt thi thể trong túi đựng rác - Ảnh 1.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga phong tỏa Moscow vô thời hạn nhằm đối phó Covid-19

    Ngày 29/3, Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin thông báo, thành phố sẽ thực hiện lệnh phong tỏa vô thời hạn bắt đầu từ ngày 30/3 cho đến khi có thông báo mới. Lệnh này áp dụng đối với tất cả cư dân ở thủ đô Moscow bất kể tuổi tác, theo SCMP.

    Theo đó, người dân thủ đô Nga sẽ chỉ được phép rời khỏi nhà với các lý do cần thiết về y tế, làm việc tại công sở do không thể làm việc trực tuyến, mua sắm thực phẩm hoặc thuốc men.

    Trường hợp ngoại lệ có thể được xem xét đối với các nhân viên trong các ngành dịch vụ quan trọng.

    Trong khi đó, Moscow Times cho biết thêm, người dân có thể đi dạo trong bán kính 100m tính từ nơi ở hoặc đi đổ rác. Khi ra khỏi nhà, tất cả phải chấp hành quy định giữ khoảng cách tối thiểu 1,5 mét với người khác.

    Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin

     

    "Kể từ lúc lệnh phong tỏa có hiệu lực, hoạt động di chuyển trong thành phố đã giảm 2/3, đây là tín hiệu tốt mặc dù không phải tất cả người dân đều đã chấp hành nghiêm chỉnh"

     Thị trưởng Mosocow cũng cho biết thêm, giới chức thành phố sẽ triển khai hệ thống "giám sát thông minh" để giám sát việc thực thi lệnh hạn chế. Ngoài ra, Moscow cũng triển khai hệ thống mật khẩu đặc biệt để cấp phép cho người dân khi có nhu cầu ra khỏi nhà.

    Theo nghị quyết mới, chính quyền Moscow cũng sẽ hỗ trợ 250 USD/tháng cho những người thất nghiệp do bị ảnh hưởng bởi lệnh phong tỏa. Những người có triệu chứng nhẹ của Covid-19 sẽ được điều trị tại nhà và được hỗ trợ y tế miễn phí.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Philippines xin lỗi vì nói bộ kit xét nghiệm của Trung Quốc không chính xác

    Bộ Y tế Philippines hôm Chủ nhật đã lên tiếng xin lỗi vì những bình luận mà họ đưa ra trước đó rằng bộ kit xét nghiệm virus corona mới do Trung Quốc cung cấp không đạt chuẩn.

    Thứ trưởng Bộ Y tế Philippines Maria Rosario Vergeire cho biết hôm thứ Bảy rằng, một số bộ kit do Tập đoàn BGI và Sansure Biotech sản xuất có độ chính xác chỉ đạt 40% trong chẩn đoán khiến Philippines phải hủy nhiều kit thử.

    Tuy nhiên, Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila đã bác bỏ những cáo buộc trên và nói rằng các bộ kit của Trung Quốc tuân thủ tiêu chuẩn của Tổ chức thế giới WHO và đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chính phủ Philippines ứng phó dịch Covid-19.

     

    "Chất lượng của 2.000 bộ kit từ Tập đoàn BGI và 100.000 bộ kit xét nghiệm axit nucleic từ Sansure Biotech là rất tốt và không tồn tại bất kỳ vấn đề nào về độ chính xác nào"

    Đại sứ TQ tại Philippines

    Đại sứ quán Trung Quốc cáo buộc Bộ Y tế Philippines đã đưa ra bình luận "vô trách nhiệm", có thể dẫn đến sự hiểu lầm của công chúng, làm xáo trộn các nỗ lực hợp tác trong công tác chống dịch song phương.

    Đến Chủ nhật, Philippines đã chính thức xin lỗi và thừa nhận rằng chất lượng của bộ kit xét nghiệm do Trung Quốc cung cấp đáp ứng các tiêu chuẩn của WHO.

    Moscow phong tỏa vô thời hạn; bệnh viện Mỹ quá tải, phải đặt thi thể trong túi đựng rác - Ảnh 2.

    Manila đã xin lỗi vì cho rằng hai lô kit xét nghiệm Covid-19 do Trung Quốc cung cấp là không đạt tiêu chuẩn. Ảnh: Shutterstock

    Mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Philippines diễn ra chỉ một ngày sau khi công ty công nghệ sinh học Trung Quốc Shenzhen Bioeasy Biotechnology cam kết sẽ thay thế một loạt kit xét nghiệm không đạt tiêu chuẩn đã cung cấp cho Tây Ban Nha.

    Trước đó, Hiệp hội các bệnh truyền nhiễm và vi khuẩn lâm sàng Tây Ban Nha cho biết, bộ kit của Bioeasy có tỷ lệ chính xác dưới 30%.

    Đáp lại, Đại sứ quán Trung Quốc tại Madrid khẳng định, Bioeasy không nằm trong danh sách nhà cung cấp được chấp thuận bởi Bắc Kinh và Madrid.

    Trong khi đó, hôm 28/3, Bộ Y tế Hà Lan thông báo, họ đã thu hồi 600.000 trong số 1,3 triệu khẩu trang được sản xuất tại Trung Quốc vì chúng không đủ tiêu chuẩn về an toàn.

    Hiện nay, trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Trung Quốc đang tiếp tục vận chuyển vật tư y tế và triển khai chuyên gia tới nhiều quốc gia trên thế giới nhằm hỗ trợ cho cuộc chiến toàn cầu chống lại Covid-19.

    Ngày 28/3, một nhóm gồm 15 chuyên gia và 17,5 tấn vật tư y tế đã lên đường tới Anh, nơi đang đối mặt với số ca lây nhiễm ngày càng gia tăng, bao gồm Thủ tướng Boris Johnson và Hoàng tử Charles.

    Bắc Kinh cũng đã phái các đội y tế và vật tư tới nhiều quốc gia khác như Pakistan, Iran, Iraq, Campuchia, Ý và Serbia.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Từ 30/3 đến hết 15/4: Các hãng hàng không chỉ được bay 1 chuyến khứ hồi Hà Nội-TP.HCM mỗi ngày

    Để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm từ Hà Nội và TPHCM đối với các địa phương, kể từ 0h ngày 30/3 đến hết 15/4, các hãng hàng không Việt Nam chỉ được khai thác vận chuyển hành khách 1 chuyến/ngày trên đường bay: Hà Nội-TPHCM - Hà Nội; Hà Nội-Đà Nẵng/Phú Quốc-Hà Nội và chặng bay TPHCM-Đà Nẵng/Phú Quốc-TPHCM. 

    Toàn cầu có hơn 700.000 ca, tăng 100.000 ca chỉ trong 1 ngày, bệnh viện Mỹ quá tải, phải đặt thi thể trong túi đựng rác - Ảnh 1.

    Bộ GTVT yêu cầu dừng toàn bộ các chuyến bay trên các đường bay nội địa còn lại đi/đến Hà Nội và đi/đến TPHCM; không hạn chế khai thác đối với các chuyến bay không vận chuyển hành khách.

    Trong trường hợp đặc biệt phát sinh nhu cầu chuyên chở hành khách từ các cảng hàng không địa phương đến Hà Nội hoặc TPHCM và ngược lại, các hãng hàng không đề nghị đến Cục Hàng không từng trường hợp cụ thể để xem xét, quyết định.


    Bài viết được tham khảo từ kenh14.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://kenh14.vn/tu-30-3-den-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàn Quốc: Tăng 78 ca nhiễm

    Theo Yonhap (Hàn Quốc), nước này ghi nhận 78 ca nhiễm trong này hôm qua, nâng tổ số c nhiễm trên toàn quốc lên con số 9.661.

    Toàn cầu có hơn 700.000 ca, tăng 100.000 ca chỉ trong 1 ngày, bệnh viện Mỹ quá tải, phải đặt thi thể trong túi đựng rác - Ảnh 1.

    Hàn Quốc vốn là điểm nóng thứ hai sau tâm dịch Trung Quốc nhưng thời gian sau, nước này lại nổi lên như một quốc gia có kinh nghiệm với mô hình khống chế dịch bệnh phong phú đáng để học hỏi.

    Theo giới chuyên gia, "phép màu" tại Hàn Quốc chính là chiến lược "4 sẵn sàng": Chuẩn bị luật pháp, ngân sách; hậu cần cung ứng vật tư thiết bị y tế từ máy xét nghiệm, kit-test, khẩu trang y tế đúng chuẩn bác sĩ…; chuẩn bị cơ sở hạ tầng bệnh viện và năng lực hồi sức cấp cứu; tâm lý dân chúng.

    Để bảo đảm chiến lược đó, 3 yếu tố định lượng năng lực phòng dịch của một quốc gia được Hàn Quốc minh họa trong thực tế: Kho dự trữ khẩu trang đúng chuẩn cho nhân lực y tế, năng lực xét nghiệm sàng lọc đại trà và năng lực hồi sức cấp cứu qua số lượng giường và số máy thở.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đối mặt Covid-19, những quốc gia này hứng chịu rủi ro tồi tệ hơn cả khủng hoảng tài chính

    Từ Nam Á đến châu Phi, cho đến Mỹ Latinh, đại dịch đang khiến các quốc gia phát triển hứng chịu những khó khăn về tình trạng khẩn cấp y tế cộng động, cùng với đó là khủng hoảng kinh tế, khiến những vấn đề khác cũng trở nên trầm trọng hơn. Những yếu tố tương tự cũng diễn ra ở các quốc gia giàu có, nhưng đối với những nước nghèo – nơi hàng tỷ người "sống chung" với điều kiện khó khăn trong thời gian dài, thì mối đe doạ còn được khuyếch đại hơn nữa.

    Những khó khăn ngày càng lộ rõ khi nhiều chính phủ đang chịu gánh nặng nợ, khiến họ khó có thể hỗ trợ những người đang cần sự giúp đỡ. Kể từ năm 2007, tổng nợ công và tư nhân ở các thị trường mới nổi đã tăng từ 70% sản lượng kinh tế hàng năm lên 165%, theo Oxford Economics.

    Hơn nữa, đại dịch cũng khiến lượng đầu tư quốc tế vào các thị trường mới nổi sụt giảm mạnh, họ hướng đến những tài sản an toàn hơn như trái phiếu chính phủ Mỹ. Ví dụ như năm ngoái, theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF) một nhóm các nước gồm khoảng 12 thị trường mới nổi gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi và Brazil đã chứng kiến dòng vốn đầu tư đạt mức 79 tỷ USD. Còn trong 2 tháng vừa qua, 70 tỷ USD đã "bốc hơi" khỏi những thị trường này. Sự thay đổi bất ngờ này đã làm dấy lên lo ngại rằng một số quốc gia có thể hứng chịu rủi ro lớn và vỡ nợ, đặc biệt là Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TT Trump: Bệnh viện quá nhiều thi thể

    Trong chia sẻ mới đây, Tổng thống Donald Trump đã mô tả một cảnh tượng thảm khốc của Bệnh viện Elmhurst ở quận Queens (New York).

    Ukraine lục lại thiết kế máy thở của Liên Xô để chống COVID-19; Số ca nhiễm ở Tây Ban Nha vượt Trung Quốc - Ảnh 1.

    Bên ngoài bệnh viện Elmhurst ở Queens vào Chủ nhật, 29/3. Ảnh: Mary Altaffer / AP

    "Tôi đã xem họ mang theo xe container. Xe tải đông lạnh. Xe tải đông lạnh, vì họ không thể xử lý các thi thể do có quá nhiều", ông Trump nói, bệnh viện Elmhurst đã phải đựng thi thể vào những túi màu đen đưa vào xe tải đông lạnh.

    Tổng thống Mỹ nói thêm rằng, ông chưa bao giờ chứng kiến bất cứ cảnh tượng tương tự ở đất nước này.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump

     

    "Tôi đã thấy những điều mà tôi chưa từng thấy trước đây. Ý tôi là tôi đã nhìn thấy [những điều đó], nhưng là trên truyền hình và ở những vùng đất xa xôi, chứ không phải ở đất nước tôi".

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TQ chỉ có 1 ca nhiễm nội địa trong 1 ngày

    Theo thông báo ngày 30/3 của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, trong ngày 29/3, Trung Quốc đại lục chỉ ghi nhận 1 ca nhiễm nội địa nhưng lại có đến 30 ca "nhập khẩu".

    Ngoài ra số ca tử vong trong ngày hôm qua là 4 ca, tất cả đều ở tỉnh Hồ Bắc, tâm dịch Covid-19.

    Như vậy, tính đến nay, Trung Quốc có 723 ca "nhập khẩu" với 19 ca nặng, 93 ca đã được điều trị khỏi và ra viện, chưa có ca tử vong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    COVID-19 thay đổi phong tục tổ chức tang lễ tại nhiều quốc gia

    Khi nhà báo Fuad Nahdi – nhân vật đạo Hồi có danh tiếng tại Anh qua đời - cộng đồng bày tỏ tiếc thương sâu sắc. Theo truyền thống đạo Hồi, người thân sẽ tham gia lễ tang với một imam cầu nguyện cho người đã khuất.

    Thông thường, sẽ có hàng trăm đến hàng nghìn người dự đám tang của một nhân vật đạo Hồi có tiếng. Tuy nhiên, vào ngày 24/3, chỉ có 20 người thân đến nói lời tạm biệt với ông Nahdi.

    Nhưng từ Kenya tới Malaysia, hàng nghìn người đã theo dõi tang lễ của ông Nahdi được tường thuật trực tiếp trên mạng xã hội Facebook.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nỗ lực viện trợ nhưng chiến lược "ngoại giao khẩu trang" của TQ khiến các nước nghi ngại

    Khi các nhân viên y tế trên toàn cầu chật vật tìm đủ giường bệnh và vật tư y tế nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra, Trung Quốc đã bước tới.

    Đức, Mỹ, Liên minh châu Âu và nhiều nước khác cũng làm vậy. Nhưng những nỗ lực của Bắc Kinh - mà truyền thông Trung Quốc gọi là - "giải pháp chống lại đại dịch của Trung Quốc" - đã nhận lại phản ứng trái chiều.

    Marcin Przychodniak, một nhà phân tích tại Viện các vấn đề quốc tế Ba Lan, cho biết các nước tiếp nhận nguồn cung, đặc biệt là ở Trung và Đông Âu, sẽ đánh giá cao sự hỗ trợ của Bắc Kinh, nhưng có những lo ngại về động cơ chính trị và kinh tế tiềm ẩn đằng sau nó.

    Ông Josep Borrell, người đứng đầu Ủy ban chính sách đối ngoại của EU, đã cảnh báo về chiến dịch quyền lực mềm của Bắc Kinh, nói rằng Châu Âu phải nhận thức được nỗ lực giành ảnh hưởng thông qua nhà động hào phóng.

    Một ví dụ là việc quyên góp 800.000 khẩu trang của Huawei cho Hà Lan vào tuần trước. Các nhà phân tích đã đặt câu hỏi liệu điều này được thúc đẩy bởi lòng vị tha hay bởi cuộc đấu giá viễn thông 5G dự kiến ​​sẽ diễn ra tại Amsterdam vào tháng 6?

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Anh có thể kéo dài lệnh phong toả đến 6 tháng

    Vào ngày 29/3, Phó Giám đốc Cơ quan Y tế công cộng Anh Jenny Harries cho biết, hiện nay giới chức nước này chưa thể đưa ra một cột mốc chính xác khi nào họ sẽ gỡ bỏ các lệnh phong toả nhưng người dân Anh cần chuẩn bị tâm lý rằng thời gian thực hiện lệnh phong tỏa có thể tính bằng tháng chứ không phải bằng tuần.

    "Chúng tôi sẽ đánh giá tổng quan sau 3 tuần và mất khoảng 2 đến 3 tháng để xem xét liệu đã thực sự dập tắt được dịch bệnh hay chưa. Nhưng có thể sẽ phải mất từ 3 đến 6 tháng, với rất nhiều điều không chắc chắn. Hợp lý hơn là phải cần một khoảng thời gian dài hơn thế thì cuộc sống mới trở lại bình thường"

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam công bố thêm 7 ca mắc Covid-19

    Tới 6h sáng nay, đã ghi nhận thêm 7 trường hợp mắc mới, trong đó có 6 ca tại ổ dịch Công ty TNHH Trường Sinh, đơn vị cung cấp dịch vụ cho Bệnh viện Bạch Mai và 1 ca là người nhà của bệnh nhân điều trị tại Khoa Thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ kéo dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội

    Tổng thống Donald Trump tuyên bố hôm Chủ nhật, ông sẽ kéo dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội cho đến ngày 30/4.

    "Chúng tôi sẽ kéo dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội cho đến ngày 30/4, để làm chậm sự lây lan [của Covid-19]. Vào thứ Ba (31/3), chúng tôi sẽ hoàn thiện các kế hoạch này và cung cấp một bản tóm tắt các kết luận, dữ liệu hỗ trợ và chiến lược cho người dân Mỹ"

     

    Số ca nhiễm Covid-19 tăng chóng mặt, toàn cầu ghi nhận hơn 700.000 ca, Mỹ kéo dài thời gian giãn cách xã hội - Ảnh 2.

    Tổng thống Donald Trump. Ảnh: AP

    Tổng thống Trump dự đoán, tỷ lệ tử vong sẽ có thể đạt đỉnh trong hai tuần tới nhưng ông hy vọng nước Mỹ sẽ hồi phục vào ngày 1/6.

    "Chúng ta có thể hy vọng rằng vào ngày 1/6, nước Mỹ sẽ phục hồi rất tốt, chúng tôi nghĩ vào ngày 1/6, rất nhiều điều tuyệt vời sẽ xảy ra", ông Trump nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Toàn cầu có hơn 710.000 ca nhiễm

    Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, tính đến nay, toàn cầu đã ghi nhận 720.117ca nhiễm Covid-19, với số ca tử vong lên tới 33.925.

    Trong đó, Mỹ là quốc gia có số ca nhiễm Covid-19 cao nhất thế giới với 139.675 ca nhiễm còn Italia là quốc gia có số ca tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới với 10/779.

    Đáng chú ý, theo thống kê của BNO Newsroom (Hà Lan), số ca tích lũy trên toàn thế giới đã tăng từ 600.000 lên 700.000, tức là tăng 100.000 ca chỉ trong một ngày; mà từ 500.000 lên 600.000 và 400.000 lên 500.000 phải mất 2 ngày; từ 300.000 lên 400.000 cần 3 ngày. 

    Dữ liệu liên quan cho thấy, với sự lây lan nhanh chóng của Covid-19, thời gian cần thiết cho mỗi 100.000 ca trên toàn thế giới đang dần rút ngắn.

    Mốc thời gian cụ thể như sau (giờ địa phương)

    Ngày 19/1: hơn 100 ca

    Ngày 24/1: hơn 1.000 ca

    Ngày 12/2: hơn 50.000 ca

    Ngày 6/3: hơn 100.000 ca

    Ngày 18/3: hơn 200.000 ca

    Ngày 21/3: hơn 300.000 ca

    Ngày 24/3: hơn 400.000 ca

    Ngày 26/3: hơn 500.000 ca

    Ngày 28/3: hơn 600.000 ca

    Ngày 29/3: hơn 700.000 ca

    Moscow phong tỏa vô thời hạn; bệnh viện Mỹ quá tải, phải đặt thi thể trong túi đựng rác - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại