Cập nhật lúc

Đề nghị Singapore chuyển nhượng vaccine dôi dư cho Việt Nam; Tỷ lệ tiêm chủng thứ 2 ĐNA, láng giềng của VN sẽ mở cửa du lịch vào tháng 9

Tình hình dịch COVID-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp trên toàn thế giới.

Đề nghị Singapore chuyển nhượng vaccine dôi dư cho Việt Nam; Tỷ lệ tiêm chủng thứ 2 ĐNA, láng giềng của VN sẽ mở cửa du lịch vào tháng 9
26
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Campuchia dự định mở cửa du lịch vào tháng 11 tới

    Với việc Phnom Penh đang trên đà trở thành thành phố có tỉ lệ tiêm chủng cao nhất Đông Nam Á, Campuchia đang hướng tới việc mở lại biên giới cho các du khách quốc tế đã được tiêm phòng đầy đủ vào tháng 11 tới.

    Trang FTN News đưa tin Bộ Du lịch Campuchia vừa thông báo các du khách quốc tế đã tiêm vắc-xin đầy đủ, có giấy chứng nhận có thể được nhập cảnh Campuchia sớm nhất vào tháng 11.

    Để giúp việc du lịch được thuận tiện, Campuchia đang cân nhắc giảm bớt hoặc bỏ hoàn toàn chính sách cách ly 14 ngày đối với khách du lịch đã được tiêm phòng đầy đủ.

    Campuchia hiện là nước có tỉ lệ tiêm chủng cao thứ 2 ở Đông Nam Á sau Singapore. Campuchia đã tiêm vắc-xin Covid-19 cho trên 60% dân số và hơn 95% người trưởng thành ở thủ đô Phnom Penh đã tiêm xong hai mũi.

    Đề nghị Singapore chuyển nhượng vaccine dôi dư cho Việt Nam; Tỷ lệ tiêm chủng thứ 2 ĐNA, láng giềng của VN sẽ mở cửa du lịch vào tháng 9 - Ảnh 1.

    Campuchia dự tính đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối tháng 9. Ảnh: Heng Chivoan.

    Nước này dự báo đạt được miễn dịch cộng đồng vào cuối tháng 9, với 75% dân số được tiêm phòng. Chính phủ Campuchia cũng đã bắt đầu tiêm chủng cho trẻ em trên 12 tuổi từ tháng 8 qua.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Campuchia dự định mở cửa du lịch vào tháng 11 tớinld.com.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đề nghị Singapore chuyển nhượng vắc-xin dôi dư cho Việt Nam

    Ngày 7/9, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan, đề nghị Singapore xem xét hỗ trợ hoặc chuyển nhượng lại vắc-xin dôi dư cho Việt Nam sớm nhất có thể, trong đó có nhượng chuyển trong cơ chế COVAX.

    Hà Nội phá kỉ lục quan trọng; Nhật Bản phát hiện người thứ 3 tử vong sau khi tiêm Moderna - Ảnh 1.

    Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và đồng cấp Singapore Vivian Balakrishnan. (Ảnh: Bộ Ngoại giao).

    Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá cao sự ủng hộ của Singapore dành cho Việt Nam, đặc biệt là cam kết hỗ trợ các trang thiết bị, vật tư y tế thiết yếu để chống dịch COVID-19.

    Ngày 6/9 Quỹ Temasek của Singapore đã trao tặng Việt Nam 16 máy thở và hàng trăm ngàn trang thiết bị bảo hộ y tế; coi đây là biểu hiện sinh động cho mối quan hệ hữu nghị gắn bó và Đối tác chiến lược giữa hai nước. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh chiến lược vắc-xin là vấn đề hết sức cấp bách với Việt Nam hiện nay nhằm bảo vệ sức khoẻ cho người dân, bao gồm cả chuyên gia và công dân nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

    Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chúc mừng Singapore trở thành nước đầu tiên trên thế giới đạt tỷ lệ 80% dân số được tiêm đủ 2 mũi; đề nghị Singapore xem xét hỗ trợ hoặc chuyển nhượng lại vắc-xin dôi dư cho Việt Nam sớm nhất có thể, trong đó có nhượng chuyển trong cơ chế COVAX, nhằm giúp Việt Nam tiêm chủng đầy đủ cho người dân; góp phần thúc đẩy khôi phục hoạt động kinh tế xã hội và ngăn chặn đứt gãy chuỗi sản xuất và cung ứng trong khu vực.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Đề nghị Singapore chuyển nhượng vắc-xin dôi dư cho Việt Nam tienphong.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật phát hiện người thứ 3 tử vong sau khi tiêm Moderna

    Các cơ quan y tế Nhật Bản mới đây đã xác nhận rằng một người thứ 3 đã tử vong sau khi được tiêm liều thứ 2 vắc xin Moderna từ một trong những lô nhiễm tạp chất đã được thu hồi.

    Cụ thể, người đàn ông 49 tuổi được tiêm liều thứ 2 vắc xin Moderna vào ngày 11/8 và được xác nhận tử vong vào sáng hôm sau (12/8) - truyền thông địa phương đưa tin, trích dẫn từ Bộ Y tế Nhật Bản. Cho đến nay vẫn chưa rõ liệu cái chết của người này có liên quan đến việc tiêm phòng hay không.

    Ngoài ra, cũng không rõ liệu có bất kỳ bệnh lý nền nào khiến người đàn ông tử vong hay không. Có thông tin cho rằng người đàn ông nói trên bị dị ứng với kiều mạch.

    Người đàn ông được tiêm một liều Moderna đến từ một trong những lô vắc xin hiện đã bị đình chỉ. Khoảng 2,6 triệu mũi vắc xin Moderna đã được thu hồi trên khắp Nhật Bản sau khi các tạp chất lạ được phát hiện bên trong một số lọ vắc xin. Các nhà chức trách ban đầu thu hồi khoảng 1,63 triệu liều có nguồn gốc từ 3 lô khác nhau, 1 triệu liều khác sau đó đã được thu hồi ở các tỉnh Okinawa và Gunma sau khi chúng cũng được phát hiện là bị nhiễm tạp chất.

    Mời độc giả bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Vắc xin Moderna nhiễm bẩn: Phát hiện người thứ 3 tử vong ít giờ sau tiêm, Nhật Bản 'ngồi trên đống lửa'soha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội lập kỷ lục số người tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong một ngày

    Tối 6-9, theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, thành phố đã triển khai tiêm 103.198 mũi vắc xin Covid-19 trong ngày hôm nay. Đây là số lượng tiêm trong một ngày cao nhất kể từ khi thành phố bắt đầu tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19. Sở Y tế Hà Nội cho biết, tốc độ tiêm đang tiếp tục tăng nhanh hơn, nhưng vẫn bảo đảm an toàn.

    Hà Nội lập kỉ lục tiêm chủng; Quốc gia thân thiết với Việt Nam thành nước đầu tiên triển khai chiến dịch tiêm chưa từng có trên thế giới - Ảnh 1.

    Bệnh viện Đa khoa Đống Đa triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho bệnh nhân lọc máu.

    Như vậy, tính đến nay, tổng cộng thành phố đã triển khai tiêm được 2.405.585 mũi (gồm 2.157.559 mũi 1; 248.026 mũi 2), tương đương với 35% người dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm chủng.

    Thành phố đặt ra mục tiêu hoàn thành tiêm chủng mũi 1 vắc xin phòng Covid-19 cho 100% người dân từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn theo Nghị quyết số 21/NQ-CP, ngày 26-2-2021, và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15-9-2021 trên cơ sở số vắc xin được phân, giao của Bộ Y tế. Cùng với đó, thành phố triển khai tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian theo quy định; đặc biệt ưu tiên tiêm vắc xin cho lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi, các trường hợp có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai trên 13 tuần và đẩy nhanh việc tăng độ bao phủ tiêm chủng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Từ cuối tháng 10, Malaysia sẽ bắt đầu coi Covid-19 như bệnh cúm

    Malaysia sẽ bắt đầu coi Covid-19 là một bệnh đặc hữu (endemic), thay vì đại dịch (pandemic), từ cuối tháng 10 - Bộ trưởng Bộ Công thương nước này, ông Mohamed Azmin Ali, cho biết ngày 7/9.

    Thông tin mới nhất về vaccine do Việt Nam phát triển - Tiêm muộn vaccine Moderna có làm giảm hiệu quả bảo vệ hay không? - Ảnh 1.

    Ảnh minh hoạ - Ảnh: Reuters.

    Covid sẽ trở thành bệnh đặc hữu khi virus Sars-CoV2 gây ra bệnh này hiện diện vĩnh viễn trong cộng đồng và tiếp tục lây nhiễm. Các bệnh đặc hữu khác gồm có bệnh cúm, bệnh sốt xuất hiện, và bệnh sốt rét.

    Đến thời điểm hiện tại, Malaysia vẫn đang nỗ lực kiểm soát đà leo thang của số ca nhiễm mới Covid-19 hàng ngày. Kể từ khi đại dịch bắt đầu, Chính phủ Malaysia đã phải áp nhiều đợt phong toả liên tiếp, chấp nhận hy sinh tăng trưởng kinh tế để chống sự lây lan của virus. Tháng trước, Ngân hàng Trung ương Malaysia hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 còn 3-4%, từ mức 6-7,5% đưa ra trước đó.

    Số ca nhiễm mới bình quân 7 ngày gần nhất ở Malaysia hiện đã giảm dưới 20.000 ca, từ mức đỉnh khoảng 22.000 ca hồi cuối tháng 8 - theo dữ liệu từ Our World in Data. Số ca tử vong đang dao động quanh mức 300 ca/ngày.

    Tuy nhiên, theo ông Azim, nền kinh tế Malaysia khá vững vàng trong đợt bùng dịch này, với sự phục hồi tiếp tục diễn ra nhờ nhu cầu mạnh tại các thị trường xuất khẩu và các dự án hạ tầng đang được triển khai.

    "Sự sẵn có và dễ tiếp cận của vaccine là những nhân tố chủ trong việc đảm bảo phục hồi kinh tế", ông Azim nói với hãng tin CNBC.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tiêm muộn vaccine Moderna có làm giảm hiệu quả bảo vệ?

    Trước thông tin, hiện đã hết vaccine Moderna để tiêm cho những người đã tiêm mũi 1 loại vaccine này và đã đến hẹn tiêm mũi 2 (sau 4 tuần) tại TP. HCM khiến nhiều người lo lắng, ThS BS. Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng Đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM cho biết: 28 ngày là khoảng thời gian tối thiểu cần thiết để kích thích trí nhớ miễn dịch giữa 2 lần tiêm vaccine Moderna và không có quy định về khoảng thời gian tối đa.

    Tiêm muộn vaccine Moderna có làm giảm hiệu quả bảo vệ hay không? - Hé lộ thời gian Việt Nam tự chủ vaccine - Ảnh 1.

    Vaccine ngừa Covid-19 Moderna

    Vaccine mRNA-1273 của Moderna (tên khác là vaccine Spikevax) được cấp phép tại Mỹ, chỉ định tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên và cũng đã được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19 vào tháng 6/2021.

    Tất cả người tiêm vaccine Moderna cần tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 28 ngày. Liều thứ 2 không được chỉ định tiêm sớm hơn. Sau mũi 2, cơ thể mất khoảng 2 tuần để xây dựng khả năng miễn dịch đầy đủ. Sau khoảng thời gian đó, vaccine có hiệu lực bảo vệ khoảng 94%.

    28 ngày là khoảng thời gian tối thiểu cần thiết để kích thích trí nhớ miễn dịch giữa 2 lần tiêm vaccine Moderna và không có quy định về khoảng thời gian tối đa. Khi các tế bào nhớ của hệ miễn dịch đã hình thành thì việc tiêm những mũi vaccine tiếp theo nếu có muộn hơn cũng không làm trí nhớ miễn dịch mất đi hoàn toàn.

    Do vậy, nếu mũi thứ 2 của vaccine Moderna được tiêm sau khoảng thời gian tối thiểu 28 ngày thì người dân cũng đừng nên hoang mang và lo lắng. Thời gian cách xa nhau của 2 mũi vaccine Moderna có thể lên đến 6 tuần – 16 tuần (tuỳ nghiên cứu) sau liều đầu tiên mà vẫn đạt được hiệu quả bảo vệ. Vì vậy không cần tiêm vaccine lại từ đầu nếu tiêm vaccine mũi 2 trễ hơn khoảng thời gian tối thiểu được khuyến cáo.

    Đánh giá trong thử nghiệm lâm sàng cấp phép của Moderna cho thấy ngay cả khi chỉ tiêm một liều thì hiệu lực bảo vệ chung của vaccine đạt 80%, và tiêm 2 mũi sau tối thiểu 14 ngày là 92.1%.

    Nghiên cứu vaccine Moderna trong thế giới thực cho thấy sau tối thiểu 14 ngày tiêm một liều Moderna, hiệu quả chống bệnh Covid-19 có triệu chứng là 72% với biến thể Delta; 83% với biến thể Alpha và khả năng giảm nguy cơ nhập viện, tử vong lên tới 96%.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc đã tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19 cho gần 1 tỷ dân

    Tính đến ngày 6/9, Trung Quốc đã tiêm hơn 2,11 tỷ liều vaccine COVID-19 cho người dân. Trong đó, trên 969,7 triệu người đã hoàn thành tiêm chủng đủ 2 mũi vaccine, theo ông Mễ Phong, người phát ngôn Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Biến thể Mu dễ lây nhiễm và có thể kháng vaccine lan ra 49/50 bang của Mỹ

    Kể từ khi được phát hiện ở Colombia hồi tháng 1/2021, biến thể Mu đã lan ra gần 40 quốc gia trên thế giới. Hiện biến thể này được ghi nhận ở 49 bang của Mỹ, ngoại trừ Nebraska là bang duy nhất chưa phát hiện ca nhiễm biến thể Mu.

    Các nhà chức trách y tế cho rằng biến thể Mu thậm chí còn dễ lây nhiễm hơn biến thể Delta và có nguy cơ kháng vaccine. Theo Newsweek, tại Mỹ biến thể Mu được phát hiện ở 49 bang và thủ đô Washington.

    California là bang ghi nhận số ca nhiễm biến thể Mu cao nhất với 384 trường hợp, trong đó 167 trường hợp được phát hiện ở hạt Los Angeles.

    "Việc phát hiện ra các biến thể như Mu và sự lan rộng của các biến thể trên toàn cầu đã cho thấy, các cư dân của hạt Los Angeles cần tiếp tục thực hiện các biện pháp để tự bảo vệ bản thân và người khác", Barbara Ferrer, giám đốc Cơ quan Y tế Công cộng hạt Los Angeles cho hay trong một thông báo.

    "Điều này tức là việc tiêm vaccine và thực hiện sự bảo vệ từng tầng có vai trò vô cùng quan trọng. Đây là những hành động phá vỡ chuỗi lây nhiễm và hạn chế sự tăng nhanh của số ca mắc Covid-19, điều có thể làm virus đột biến thành dạng mới nguy hiểm hơn".

    Ngày 30/8, Tổ chức Y tế Thế giới đã gọi biến thể Mu là biến thể cần quan tâm do khả năng dễ lây nhiễm hơn bất kỳ biển thể nào của virus SARS-CoV-2.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cụ bà 116 tuổi ở Thổ Nhĩ Kỳ chiến thắng COVID-19

    NÓNG: Thông tin mới nhất về vaccine do Việt Nam phát triển; hé lộ thời gian Việt Nam tự chủ vaccine - Ảnh 1.

    Cụ Ayse Karatay hiện đã được chuyển đến khu chăm sóc bệnh nhân có triệu chứng vừa và nhẹ. Ảnh: wfla

    Một cụ bà 116 tuổi ở Thổ Nhĩ Kỳ đã bình phục sau khi mắc COVID-19, trở thành một trong những bệnh nhân cao tuổi nhất trên thế giới chiến thắng căn bệnh này.

    Cụ Ayse Karatay hiện đã được chuyển đến khu chăm sóc bệnh nhân có triệu chứng vừa và nhẹ. Con trai của cụ Ayse Karatay cho biết cụ đã phải nằm ở khu chăm sóc tích cực trong 3 tuần sau khi mắc COVID-19. Hiện tại, tình trạng sức khoẻ của cụ rất tốt và đang cải thiện.

    Cụ Ayse, đến từ huyện Emirdag thuộc tỉnh Afyonkarahisar, miền Tây Thổ Nhĩ Kỳ. Cụ Ayse được sinh ra dưới thời Đế chế Ottoman - thời kỳ hiếm khi ngày sinh chính xác được ghi lại. Tháng trước, cụ Ayse có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 và được điều trị tại bệnh viện thành phố Eskisehir. Cụ lây nhiễm COVID-19 từ một thành viên trong gia đình. Trước khi mắc bệnh, cụ đã được tiêm một mũi vaccine ngừa COVID-19.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan: Địa điểm tiêm vaccine Sinopharm đông nghịt người, ban tổ chức phải xin lỗi

    Thái Lan: Địa điểm tiêm vaccine Sinopharm đông nghịt người, BTC phải xin lỗi - Hé lộ thời gian Việt Nam tự chủ vaccine - Ảnh 1.

    Ảnh: Facebook

    Mới đây, Future Park Rangsit, một trung tâm mua sắm ở tỉnh Pathum Thani, thuộc miền Trung Thái Lan, đã phải xin lỗi sau khi có quá đông người đổ xô đến địa điểm này để tiêm vaccine COVID-19.

    Theo Thaiger, đây là buổi tiêm chủng vaccine Sinopharm của Trung Quốc do chính quyền tỉnh đứng ra tổ chức tại trung tâm mua sắm Future Park Rangsit. Tuy nhiên, đã có quá đông người đổ xô về đây - số lượng nằm ngoài dự kiến của ban tổ chức, dẫn đến tình trạng đám đông chen chúc và không đảm bảo giãn cách xã hội.

    Những người dùng mạng xã hội đã chia sẻ hình ảnh và video cho thấy cảnh người người chen chúc tại địa điểm tiêm chủng này. "Có khi tôi sẽ nhiễm COVID-19 trước khi được tiêm vaccine mất thôi", một Tiktoker bình luận.

    Phía trung tâm mua sắm ngay sau đó đã lên tiếng xin lỗi và cho biết các quan chức địa phương đang nỗ lực khắc phục tình hình.

    Về phía Cơ quan quản lý tỉnh Pathum Thani, người đại diện của cơ quan này cho biết việc người dân chen chúc đông như vậy là do một người nào đó đã làm đứt hàng rào. Cơ quan này khẳng định việc đông người chen chúc như trên sẽ không tái diễn.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc "nhắn nhủ" Mỹ về vấn đề điều tra nguồn gốc COVID-19


    Ngày 6/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết, nước này hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói khách quan và sáng suốt của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 và truy tìm nguồn gốc của virus SARS-CoV-2.

    Quan chức ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Mỹ đóng vai trò là người ủng hộ trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 và truy tìm nguồn gốc của virus SARS-CoV-2.

    Người phát ngôn Uông Văn Bân đưa ra tuyên bố trên tại cuộc họp báo thường kỳ khi được đề nghị bình luận về những phát biểu mới đây của người đứng đầu Ủy ban Lancet Covid-19 của Mỹ Jeffrey Sachs.

    Ông Sachs nói rằng, cách thức đối phó toàn cầu đối với đại dịch hoàn toàn không thỏa đáng và một trong những vấn đề địa chính trị chính có thể là Mỹ không thể phối hợp với Trung Quốc tìm ra các giải pháp toàn cầu.

    Theo người phát ngôn Uông Văn Bân, cách đối phó với Covid-19 và nghiên cứu nguồn gốc đại dịch cần có sự đoàn kết, hợp tác với tinh thần khoa học. Tuy nhiên, "một số người Mỹ hết lần này đến lần khác cố gắng chính trị hóa các nỗ lực trên cả hai mặt trận để làm chệch hướng sự chỉ trích cho phản ứng thất bại của chính họ".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ấn Độ chạy đua ngăn bùng dịch virus nguy hiểm hơn COVID-19

    Giới chức bang Kerala, miền nam Ấn Độ đang chạy đua để kiểm soát đợt bùng phát virus Nipah. Virus Nipah không liên quan đến virus SARS-CoV-2 gây đại dịch toàn cầu hiện nay và nguy hiểm hơn nhiều.

    Virus Nipah đã cướp đi sinh mạng một bé trai 12 tuổi ở Kerala vào ngày 5.9. Giới chức đã nỗ lực lần vết các ca tiếp xúc với cậu bé và các ca lây nhiễm mới đã được ghi nhận.

    1 nước châu Á gấp rút ứng phó virus nguy hiểm hơn SARS-CoV-2; Việt Nam muốn vay khẩn cấp Ấn Độ 10 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 - Ảnh 1.

    Giới chức đưa một con dơi vào thùng chứa sau khi bắt được trong giếng ở bang Kerala, Ấn Độ năm 2018. Ảnh: AFP/GETTY

    Cậu bé 11 tuổi nhập viện cách đây một tuần trong tình trạng sốt cao. Khi bệnh nhân diễn biến nặng hơn và các bác sĩ nghi ngờ cậu bé bị viêm não, các mẫu máu đã được gửi đến Viện Virus học Quốc gia. Tại đây, xét nghiệm xác nhận cậu bé nhiễm virus Nipah.

    Theo lãnh đạo y tế của bang Kerala Veena George, 188 người tiếp xúc với cậu bé đã được xác định tính đến 6.9. Trong số đó, 20 người được coi là những người tiếp xúc chính có nguy cơ cao - chủ yếu là các thành viên trong gia đình cậu bé, đều đang bị cách ly nghiêm ngặt hoặc nhập viện.

    Hai nhân viên y tế tiếp xúc với nạn nhân cũng đã có các triệu chứng của nhiễm Nipah vào ngày 6.9 đã nhập viện và lấy mẫu máu xét nghiệm.

    Giới chức Kerala phong tỏa khu vực trong bán kính khoảng 3,2km từ nhà của cậu bé và kiểm tra những người có triệu chứng ở tất cả các quận lân cận trong bang. Bang Tamil Nadu tiếp giáp cũng trong tình trạng báo động cao về bất kỳ trường hợp đáng ngờ nào bị sốt.

    Đây là lần thứ 2 trong vòng 3 năm, đợt bùng phát virus Nipah được ghi nhận ở Kerala, nơi đang đối mặt với tỉ lệ nhiễm COVID-19 cao. Bang chiếm khoảng 68% trong số khoảng 40.000 ca mắc mới mỗi ngày của Ấn Độ.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vì sao nhiều quốc gia phải điều chỉnh chiến lược tiêm vaccine Covid-19?

    Tình trạng thiếu vaccine, tâm lý ngần ngại tiêm ngừa và những khó khăn trong việc triển khai chương trình tiêm chủng trên diện rộng đã khiến một số quốc gia bỏ lỡ mục tiêu tiêm chủng đề ra ban đầu.

    Tờ Straits Times của Singapore dẫn chứng trường hợp của Hồng Kông (Trung Quốc) - nơi mà chính quyền Đặc khu vừa phải gia hạn thêm 1 tháng - đến cuối tháng này - để đạt mục tiêu tiêm ngừa ít nhất 1 mũi vaccine cho khoảng 70% trong tổng số 7,5 triệu dân số. 

    Tương tự, nước Mỹ cũng hoàn thành mục tiêu chậm hơn 1 tháng so kế hoạch. Theo đó, chính phủ Mỹ dự kiến tiêm tối thiểu 1 liều vaccine ngừa Covid-19 cho 70% dân số trưởng thành vào tháng 7, nhưng đến đầu tháng 8 nước này mới đạt được ngưỡng đề ra.

    Trong khi đó, việc thực hiện chiến dịch tiêm ngừa vaccine tại Hàn Quốc cũng không khả quan hơn, do thiếu nguồn cung vaccine Moderna đã làm lệch mục tiêu ban đầu dự kiến tiêm ít nhất 1 mũi vaccine cho 70% trong 51,3 triệu người dân vào ngày 18/9 tới. 

    Trước lo ngại về đà lây lan của biến thể Delta, một số nước Đông Nam Á đang đẩy mạnh chương trình tiêm vaccine Covid-19. 

    Kế hoạch tiêm chủng cho 80% dân số của Malaysia vào quý I/2022 đã được đẩy sớm lên tháng 12 năm nay. Trước đó, hồi tháng 7 vừa qua, cựu Thủ tướng Muhyiddin Yassin cho biết, đến tháng 10/2021, tất cả dân số trưởng thành sẽ được tiêm đủ 2 liều vaccine. 

    Trong khi đó, chính phủ Indonesia lên kế hoạch từ tháng 9 này sẽ tiêm 2 triệu liều vaccine mỗi ngày để hoàn thành mục tiêu đề ra vào tháng 1/2022.

    Thái Lan đặt mục tiêu mới tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa Covid-19, thay vì ít nhất 1 liều vaccine, cho 70% dân số 70 triệu người trong năm nay, để chuẩn bị việc mở cửa trở lại rộng rãi hơn vào năm 2022.

    Khi mục tiêu tiêm chủng trên khắp thế giới bắt đầu có thay đổi thì định nghĩa về tiêm chủng đầy đủ cũng đã khác trước. Phần lớn các chính phủ vẫn công nhận việc tiêm 2 mũi vaccine là tiêm chủng đầy đủ, song một số quốc gia đã thực hiện tiêm mũi vaccine thứ 3 hoặc đang xem xét việc này, chẳng hạn như Israel, Mỹ và Campuchia.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca mắc Covid-19 giảm - Nhật Bản vẫn có kế hoạch kéo dài tình trạng khẩn cấp


    Hôm qua (6/9) số ca mắc mới COVID-19 tại Nhật Bản đã giảm xuống còn hơn 8.000. Đây là lần đầu tiên con số này ở mức dưới 10.000 kể từ hôm 2/8.

    Thủ đô Tokyo cũng xác nhận 968 trường hợp mắc Covid-19, lần đầu tiên dưới 1.000 ca kể từ ngày 19/7. Mặc dù dịch bệnh có những dấu hiệu tích cực những ngày gần đây, nhưng chính phủ Nhật Bản vẫn có những lo ngại về nguy cơ lây lan nhanh chóng của biến thể Delta.

    Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch gia hạn tình trạng khẩn cấp COVID-19 cho Tokyo, các tỉnh lân cận dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 12/9 và cho rằng mức độ căng thẳng của hệ thống y tế vẫn chưa đủ để dỡ bỏ các hạn chế đối với các hoạt động kinh doanh.

    Các nguồn tin chính phủ cho biết, tuyên bố khẩn cấp có thể được gia hạn thêm khoảng 2 đến 3 tuần. Nhưng với việc đương kim Thủ tướng Suga Yoshihide đã tuyên bố sẽ từ chức, thì thời gian kéo dài có thể là 1 tháng để cho phép người kế nhiệm ông Suga với tư cách là lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền (được chọn vào ngày 29/9) sẽ quyết định khi nào kết thúc tình trạng khẩn cấp.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tiến sĩ Fauci nêu bí quyết bảo vệ trẻ em dưới 12 tuổi trước COVID-19

    Việt Nam muốn vay khẩn cấp Ấn Độ 10 triệu liều vaccine ngừa COVID-19; Sinovac lên tiếng việc Brazil đình chỉ 12 triệu liều vaccine - Ảnh 1.

    Các em nhỏ tại một trường mẫu giáo ở New York (Mỹ). Ảnh: AP

    Kênh CNN (Mỹ) ngày 5/9 dẫn lời ông Fauci nêu rõ: "Cách bạn bảo vệ những đứa trẻ chưa được tiêm vaccine COVID-19 là bao quanh các em với những người đã được tiêm chủng. Họ có thể là người thân, giáo viên, nhân viên trong trường học…"

    Theo một nghiên cứu gần đây của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), ngày càng có nhiều trẻ em cần đến phòng cấp cứu và nhập viện ở các tiểu bang có tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 thấp.

    Trong khoảng thời gian hai tuần từ giữa đến cuối tháng 8, số trẻ em dưới 17 tuổi nhập viện khẩn cấp ở các bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất đã tăng 3,4 lần, còn các bang có tỷ lệ tiêm chủng cao hơn là tăng 3,7 lần.

    Một số tiểu bang đang đẩy mạnh chương trình tiêm chủng. Bang Washington đã ban hành quy định từ tháng 10 mọi giáo viên và nhân viên trường học sẽ phải tiêm vaccine COVID-19.

    Lãnh đạo Sở y tế Washington, ông Umair Shah vào ngày 2/9 cho biết có 41% thiếu niên từ 12-15 tuổi đã được tiêm vaccine COVID-19 và gần một nửa trong nhóm từ 16-17 tuổi đã được tiêm đủ 2 liều vaccine.

    Tiến sĩ Fauci cũng bổ sung rằng nếu Mỹ muốn trẻ em được đến trường trong năm học này thì mọi người cần phải đeo khẩu trang. Một số khu vực tại Mỹ đã áp dụng quy định bắt buộc đeo khẩu trang và tiêm vaccine nhưng nhiều nơi khác lại bỏ qua.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam muốn vay khẩn cấp Ấn Độ 10 triệu liều vaccine ngừa COVID-19

    Việt Nam muốn vay khẩn cấp Ấn Độ 10 triệu liều vaccine ngừa COVID-19; Sinovac lên tiếng việc Brazil đình chỉ 12 triệu liều vaccine - Ảnh 1.

    Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đại sứ Ấn Độ Verma tại buổi tiếp. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

    Chiều 6/9, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma.

    Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi lời cảm ơn Tổng thống Ấn Độ đã gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhân dịp 76 năm Quốc khánh Việt Nam.

    Chúc mừng Ấn Độ kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, Chủ tịch nước bày tỏ cảm ơn Chính phủ Ấn Độ đã hỗ trợ Việt Nam máy tạo ôxy và các thiết bị y tế.

    Chủ tịch nước mong muốn Đại sứ thúc đẩy Chính phủ Ấn Độ cho Việt Nam vay khẩn cấp 10 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 trong thời gian tới, đồng thời cung cấp các thuốc điều trị COVID-19 cũng như các vật tư, trang thiết bị y tế cho Việt Nam.

    Bày tỏ tán thành với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc về nhiều nội dung thúc đẩy hợp tác hai nước, Đại sứ Ấn Độ vui mừng nhận thấy dù đại dịch COVID-19 nhưng hợp tác thương mại hai bên vẫn tăng trưởng tốt và có thể đạt 15 tỷ USD trong năm nay.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mũi tăng cường vaccine Sinovac thúc đẩy kháng thể chống biến thể Delta

    Reuters đưa tin, nghiên cứu do Viện Khoa học Trung Quốc, Đại học Phúc Đán, Sinovac và các viện nghiên cứu khác của Trung Quốc hợp tác thực hiện - được đưa ra trong bối cảnh những lo ngại về hiệu quả vaccine COVID-19 Sinovac đối với biến thể Delta. Biến thể này đã trở thành biến thể thống trị trên toàn cầu và đang thúc đẩy sự gia tăng các ca nhiễm mới ngay cả ở những quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng cao nhất.

    Một số quốc gia sử dụng chủ yếu vaccine COVID-19 của Sinovac đã bắt đầu triển khai tiêm mũi tăng cường do các nhà sản xuất phương Tây phát triển cho những người đã tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vaccine Sinovac.

    Theo kết quả nghiên cứu được công bố ngày 5.9 nhưng chưa trải qua đánh giá ngang hàng, các hoạt động trung hòa kháng thể chống lại biến thể Delta không được phát hiện trong các mẫu lấy từ những người đã tiêm mũi thứ 2 vaccine CoronaVac của Sinovac từ 6 tháng trước.

    Tuy nhiên, những người đã được tiêm các mũi vaccine tăng cường cho thấy kháng thể trung hòa chống biến thể Delta cao hơn 2,5 lần tại thời điểm 4 tuần sau khi tiêm liều thứ 3, so sánh với mức được thấy trong 4 tuần sau khi tiêm vaccine liều thứ 2.

    Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm thực hiện trên các mẫu lấy từ 66 người tham gia, trong đó có 38 tình nguyện viên đã được tiêm 2 hoặc 3 liều vaccine COVID-19.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dự kiến Việt Nam sẽ tự chủ vaccine trong nước đầu năm 2022

    Ngày 6/9, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thông tin, hiện Việt Nam đang thử nghiệm 3 loại vaccine, dự kiến đầu năm 2022 Việt Nam sẽ tự chủ vaccine trong nước.

    Trao đổi với báo chí tại họp báo, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, hiện Việt Nam đang thử nghiệm lâm sàng vaccine Nanocovax của Nanogen ở giữa giai đoạn 3. Giữa tháng 8.2021, Nanogen và các đơn vị nghiên cứu là Học viện Quân Y và Viện Pasteur TP.HCM đã nộp hồ sơ lên Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia (HĐĐĐQG).

    Việt Nam dự kiến tự chủ vaccine trong nước đầu năm 2022; Thái Lan mở lại quán ăn, tiệm cắt tóc như thế nào? - Ảnh 1.

    Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trả lời tại họp báo. Ảnh T.Vương

    Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, vaccine vẫn còn một số tồn tại mà Hội đồng cấp phép kiến nghị giải quyết: "Chúng ta đều mong muốn, trong nước có sớm nhất, nhanh nhất có vaccine COVID-19 trong nước. Nhưng vaccine là sản phẩm đặc biệt, ảnh hưởng không chỉ tới một người mà còn liên quan đến cả cộng đồng và có thể là nhiều thế hệ. Với chủ trương chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế về phát triển vaccine, chúng ta hướng tới phát triển vaccine nhanh chóng, nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn và hiệu quả".

    Ông Thuấn cho biết, trên cơ sở ý kiến của Hội đồng cấp phép, Công ty Nanogen và các đơn vị nghiên cứu cần thiết phải hoàn thành và bổ sung cập nhật dữ liệu an toàn cho toàn bộ những tình nguyện viên tham gia thử nghiệm vaccine, gồm các đối tượng đã tiêm ít nhất 1 liều vaccine tới thời điểm hiện tại và giải thích rõ các trường hợp, sự cố, bất lợi nghiêm trọng. Bên cạnh đó, bổ sung, cập nhật dữ liệu theo đề cương sửa đổi mới được Hội đồng Đạo đức thông qua về tính sinh miễn dịch, bao gồm đánh giá tính sinh miễn dịch trên biến thể virus mới (như Delta, biến thể xuất hiện tại Anh…).

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cuba trở thành quốc gia đầu tiên tiêm chủng đại trà cho trẻ em từ 2-11 tuổi

    Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, ngày 6/9, Cuba đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới tiến hành chiến dịch tiêm chủng đại trà vaccine phòng chống COVID-19 cho trẻ em từ 2-11 tuổi.

    Sinovac lên tiếng việc Brazil đình chỉ 12 triệu liều vaccine - Cuba tiêm vaccine COVID-19 đại trà cho trẻ 2-11 tuổi - Ảnh 1.

    Một em nhỏ 3 tuổi được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại La Habana, Cuba ngày 24/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

    Cuba bắt đầu chiến dịch này vào đúng ngày khai giảng năm học mới tại tỉnh miền Trung Cienfuegos, với loại vaccine tự sản xuất Soberana 2. Trước đó 1 ngày, đảo quốc Caribe này cũng đã khởi động chiến dịch tiêm chủng đại trà cho thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 12-18 tuổi.

    Phát biểu với báo giới, ông Yury Valdez Balbín, Giám đốc Viện Vaccine Carlos Finlay (IFV), đơn vị phát triển 2 loại vaccine chống COVID-19 của Cuba đã được cấp phép sử dụng là Soberana 2 và Abdala, cho biết: "Kể từ khi bắt đầu dự án Soberana, chúng tôi đã nghĩ tới khả năng áp dụng cho trẻ em và thanh thiếu niên, vì đây là loại vaccine an toàn và được tạo ra trên nền tảng các vaccine dành cho trẻ em khác".

    Bộ Y tế Cuba đã công bố kế hoạch tiến hành tiêm chủng mũi đầu – trong liệu trình 3 mũi – cho toàn bộ trẻ em, thanh thiếu niên từ 2-18 tuổi trên cả nước ngay trong tháng 9 bằng các vaccine Soberana 2 và Abdala, với mục tiêu mở cửa trở lại trường học từ tháng 11 tới sau 2 tháng học từ xa.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ấn Độ tăng cường sản xuất oxy phòng ngừa làn sóng dịch COVID-19 thứ 3

    Ấn Độ đặt mục tiêu tăng mạnh năng lực sản xuất oxy y tế lên mức 15.000 tấn/ngày nhằm phòng ngừa nguy cơ bùng phát làn sóng dịch bệnh COVID-19 thứ 3, được dự báo có thể xảy ra sớm nhất là vào giữa tháng 9 này.

    Sinovac lên tiếng việc Brazil đình chỉ 12 triệu liều vaccine - Nước láng giềng của Việt Nam mở lại quán ăn, tiệm cắt tóc ra sao? - Ảnh 1.

    Công nhân nạp oxy vào các bình chứa tại một cơ sở ở Chennai, Ấn Độ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

    Theo ông Moloy Banerjee, Giám đốc công ty Linde South Asia thuộc tập đoàn Linde India, chính phủ có kế hoạch tăng 50% sản lượng oxy y tế, từ mức 10.000 tấn/ngày hiện nay. Đây là mức đạt được trong thời gian cao điểm của làn sóng dịch COVID-19  thứ hai vào đầu năm nay. Vào thời điểm đó, hệ thống bệnh viện tại Ấn Độ thiếu hụt oxy y tế nghiêm trọng, buộc người nhà bệnh nhân phải tự tìm nguồn oxy bên ngoài cơ sở nhà nước. Theo thống kê, khi đó hãng Linde India cung cấp gần 33% nhu cầu oxy y tế của Ấn Độ.

    Tháng trước, giới chức y tế Ấn Độ cho biết sẽ tăng sản lượng oxy y tế bằng cách thành lập thêm các cơ sở sản xuất mới hoặc tăng công suất của những cơ sở hiện nay. Linde India đang đánh giá năng lực sản xuất và khả năng tăng sản lượng của các cơ sở đang hoạt động. Ngoài ra, đại diện của tập đoàn cũng đang có các cuộc trao đổi với chính quyền các bang Andhra Pradesh và Madhya Pradesh về khả năng hỗ trợ thiết lập thêm các kho dự trữ và lắp đặt thêm các cơ sở sản xuất oxy y tế mới.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan: Được ăn nhà hàng từ 1-10 nếu tiêm vắc-xin Covid-19 đầy đủ

    Bắt đầu từ ngày 1-10, chỉ những người đã tiêm vắc-xin Covid-19 đầy đủ hoặc có kết quả xét nghiệm kháng nguyên âm tính mới được phép dùng bữa tại nhà hàng ở các tỉnh "vùng đỏ" của Thái Lan.

    Theo ông Suwannachai Wattanayingcharoenchai, cục trưởng Cục Kiểm soát Dịch bệnh của Bộ Y tế Thái Lan, động thái này là một phần trong nỗ lực của chính phủ để cho phép các doanh nghiệp mở cửa trở lại bất chấp số ca mắc bệnh Covid-19 vẫn ở mức cao.

    Các khách hàng sẽ được yêu cầu điền vào một biểu mẫu nêu chi tiết nguy cơ lây nhiễm của họ thông qua ứng dụng "Thai Save Thai" của chính phủ trước khi vào các cơ sở được coi là địa điểm có nguy cơ cao, bao gồm nhà hàng, tiệm làm tóc, cơ sở làm đẹp và spa.

    Ngoài ra, họ sẽ được yêu cầu trình giấy chứng nhận tiêm vắc-xin hoặc kết quả xét nghiệm kháng nguyên âm tính (cách đó không quá 1 tuần) trước khi đến các địa điểm trên. Các bệnh nhân đã khỏi Covid-19 phải cung cấp bằng chứng cho thấy họ đã hồi phục.

    Sinovac lên tiếng việc Brazil đình chỉ 12 triệu liều vaccine - Nước láng giềng của Việt Nam mở lại quán ăn, tiệm cắt tóc ra sao? - Ảnh 1.

    Ảnh: Reuters

    Ông Suwannachai nói thêm rằng những người điều hành các doanh nghiệp trên phải tuân thủ nghiêm quy định chống dịch hiện có của tỉnh thành địa phương. Nhân viên làm việc tại đây phải được tiêm chủng đầy đủ, tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội và xét nghiệm Covid-19 hàng tuần. Thêm vào đó, tất cả cửa hàng phải thường xuyên khử trùng các bề mặt sau mỗi 1-2 giờ.

    Trước đó, vào ngày 1-9, Thái Lan đã cho phép các cửa hàng mua sắm ở thủ đô Bangkok mở cửa trở lại và các nhà hàng được hoạt động 1 nửa công suất sau gần 3 tháng phong tỏa nghiêm ngặt.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chile cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine của Sinovac cho trẻ em trên 6 tuổi

    Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 6/9, Viện Y tế Chile (ISP) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp loại vaccine ngừa COVID-19 của công ty Trung Quốc Sinovac cho trẻ em từ 6-12 tuổi trong bối cảnh 86% dân số quốc gia Nam Mỹ này đã hoàn tất số mũi tiêm miễn dịch theo quy định.

    Sinovac phản hồi việc Brazil bất ngờ đình chỉ 12 triệu liều vaccine - Ảnh 1.

    Vaccine phòng COVID-19 của hãng Sinovac tại một điểm tiêm chủng ở Santiago, Chile, ngày 26/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

    Phát biểu trong một cuộc họp báo, Bộ trưởng Y tế Chile, Enrique Paris nhấn mạnh đây là một thông tin tuyệt vời đối với trẻ em đang độ tuổi đến trường, đối tượng chưa được xem xét trong các chương trình tiêm chủng trước đó. Theo dự kiến, cơ quan y tế sẽ triển khai chương trình tiêm chủng cho trẻ em ngay tại các trường học.

    Chile là một trong những quốc gia đi đầu ở Mỹ Latinh trong việc triển khai việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đại trà cho người dân. Dù mới bắt đầu khởi động kế hoạch tiêm vaccine từ đầu tháng 2 năm nay, song đến nay đã có hơn 13 triệu người dân Chile từ 12 tuổi trở lên hoàn tất 2 mũi tiêm theo quy định, tương đương với 86% dân số. Ngoài ra, có khoảng 1,8 triệu người Chile tiêm đủ 2 mũi vaccine của Sinovac đã được tiêm bổ sung thêm một mũi thứ 3 bằng vaccine của hãng AstraZeneca.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sinovac Trung Quốc lên tiếng việc Brazil đình chỉ 12 triệu liều vaccine

    Ngày 4.9, cơ quan quản lý y tế liên bang của Brazil (Anvisa) đã đình chỉ hơn 12 triệu liều vaccine COVID-19 của Sinovac sản xuất tại một nhà máy chưa được cấp phép, Reuters đưa tin.

    Sinovac lên tiếng việc Brazil bất ngờ đình chỉ 12 triệu liều vaccine - Chuyên gia Malaysia cảnh báo về biến thể Mu - Ảnh 1.

    Vaccine CoronaVac của Sinovac Trung Quốc. Ảnh: CFP

    Ngày 5.9, Hoàn cầu Thời báo dẫn thông tin từ Sinovac cho biết hãng đang làm việc chặt chẽ với Viện Butantan của Brazil để đệ trình các tài liệu bổ sung cho Anvisa.

    Phát ngôn viên của Sinovac, ông Liu Peicheng, nói rằng Anvisa đã kiểm tra dây chuyền chiết rót của Sinovac tại địa điểm Yongda ở Bắc Kinh vào tháng 12.2020. Vào thời điểm này, chỉ có một nhà máy tại địa điểm này được hoàn thành.

    Sau đó, để tăng năng lực sản xuất cho nhu cầu sử dụng toàn cầu, Sinovac đã xây dựng một số dây chuyền chiết rót mới tại địa điểm này sau khi Anvisa kiểm tra. Ông Liu cho hay, các dây chuyền chiết rót đó đã được chính quyền Trung Quốc kiểm tra và phê duyệt vào tháng 3.2021.

    Theo ông Liu, vaccine CoronaVac của Sinovac đã được phê duyệt để sử dụng khẩn cấp hoặc cấp phép tiếp thị có điều kiện tại hơn 50 quốc gia trên toàn cầu kể từ tháng 1.2021.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Từng là tâm dịch Covid-19, vì sao số ca bệnh ở Nam Mỹ đột nhiên giảm nhanh và mạnh?

    Chỉ cách đây một vài tuần, Covid-19 lây lan với tốc độ đáng báo động ở khắp các quốc gia Nam Mỹ, làm hệ thống y tế quá tải và khiến hàng nghìn người tử vong mỗi ngày. Tuy nhiên, khu vực từng là tâm chấn của đại dịch này đang "thở phào" nhẹ nhõm khi số ca mắc mới giảm mạnh ở gần như tất cả quốc gia giữa bối cảnh chiến dịch tiêm vaccine được tăng cường. 

    Trong khi biến thể Delta hoành hành ở những nơi khác trên thế giới thì sự thuyên giảm số ca mắc ở Nam Mỹ diễn ra nhanh và mạnh tới mỗi các chuyên gia cũng chưa thể lý giải.

    Brazil, Argentina, Chile, Peru, Colombia, Uruguay và Paraguay đã trải qua sự tăng mạnh số ca mắc Covid-19 trong những tháng đầu tiên của năm nay, ngay khi vaccine bắt đầu đến khu vực này. Các biện pháp hạn chế được thực hiện không đồng đều và lỏng lẻo bởi các chính phủ đang chật vật khôi phục nền kinh tế suy thoái.

    "Hiện nay, tình hình dịch bệnh đã dịu bớt ở khắp Nam Mỹ. Đây là hiện tượng mà chúng tôi cũng không thể giải thích", Carla Domingues, một nhà dịch tễ học điều hành chương trình tiêm chủng của Brazil cho biết.

    Tại Brazil, nơi từng có một chiến lược tiêm chủng chậm chạp và hỗn loạn, nay đã tiêm cho gần 64% dân số ít nhất 1 mũi vaccine. 

    Tại Chile và Uruguay, hơn 70% dân số đã được tiêm vaccine đầy đủ.

    Tại Argentina, hơn 61% dân số đã nhận được ít nhất 1 liều vaccine.

    Khi số ca mắc giảm, các trường học trong khu vực đã mở lại các lớp học trực tiếp. Các sân bay trở nên bận rộn hơn khi ngày càng nhiều người bắt đầu đi lại làm việc và du lịch.

    Jairo Méndez Rico, một chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm, đồng thời từng cố vấn cho Tổ chức Y tế Thế giới nhận định, biến thể Delta có lẽ đã lây lan chậm lại ở Nam Mỹ bởi nhiều người tại khu vực này đã có miễn dịch tự nhiên sau khi mắc Covid-19. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng biến thể này vẫn có thể gây ra những làn sóng lây nhiễm mới.

    "Việc này không dễ lý giải. Hiện còn quá sớm để khẳng định điều gì đang xảy ra", chuyên gia Jairo Méndez Rico đánh giá.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia y tế Malaysia cảnh báo về biến thể Mu

    Giới chuyên gia y tế Malaysia cảnh báo cần theo dõi chặt chẽ biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có tên "Mu" vì biến thể này có khả năng lây nhiễm cao hơn, độc lực mạnh hơn và có thể vô hiệu hóa vaccine ngừa COVID-19.

     - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Klang, Selangor, Malaysia. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN

    Biến thể Mu, còn được gọi là biến thể B.1.621, lần đầu tiên được phát hiện ở Colombia vào tháng 1.

    Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Giáo sư dịch tễ học, Tiến sĩ Awang Bulgiba Awang Mahmud của Đại học Malaya cho biết, mặc dù biến thể Mu có thể không phải là biến thể có hậu quả nghiêm trọng (VOHC), song biến thể này vẫn có thể tàn phá cơ thể bằng cách dễ lây nhiễm hơn hoặc độc hại hơn. Chỉ một trong hai điều này đã có thể khiến biến thể Mu được phân loại là biến thể đáng lo ngại (VOC). 

    Nếu biến thể dễ lây lan nhanh hơn sẽ làm số ca lây nhiễm tăng nhanh chóng đến mức làm tê liệt hệ thống y tế, dẫn đến các dịch vụ y tế giảm sút dưới mức tiêu chuẩn và do đó, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong tăng lên. Nếu biến thể độc hại hơn sẽ khiến mức độ mắc bệnh trầm trọng hơn, gây tử vong nhiều hơn hoặc bệnh kéo dài hơn.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dịch bệnh chưa có dấu hiệu tạm lắng tại Đông Nam Á

    Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 6/9 (giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 221,7 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 4,58 triệu ca tử vong. Số ca hồi phục là trên 198 triệu ca.

     - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

    Mỹ - quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19, đang phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới trong bối cảnh chiến dịch tiêm chủng quốc gia bị trì trệ và biến thể Delta lây lan mạnh. Số ca mắc mới, nhập viện và tử vong do COVID-19 tại nước này đang ngày một tăng.

    Dịch bệnh cũng chưa có dấu hiệu tạm lắng tại Đông Nam Á. Ngày 6/9, Philippines ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 tăng cao nhất từ trước đến nay, với 22.415 ca, đưa tổng số ca mắc ở nước này lên 2.103.331 ca. Đây là ngày thứ tư liên tiếp số ca mắc mới ở Philippines vượt ngưỡng 20.000 ca. 

    Cùng ngày, Campuchia có 528 ca mới và 13 ca tử vong vì dịch COVID-19, trong đó có 188 ca nhập cảnh và 340 ca lây nhiễm cộng đồng. Số ca nhập cảnh vẫn ở mức cao khi lao động Campuchia tại Thái Lan tiếp tục đổ về nước

    Tại Thái Lan, số ca mắc mới trong ngày 6/9 đã lần đầu tiên giảm xuống dưới ngưỡng 14.000 ca, cụ thể là 13.988 ca, sau khi đạt đỉnh 23.418 ca hôm 13/8. Tuy nhiên, Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) đã cảnh báo về một đợt lây nhiễm mới vào tháng tới nếu người dân lơ là cảnh giác do các hạn chế được nới lỏng và số ca mắc mới ngày càng giảm.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại