Ngủ trưa rất có lợi cho sức khỏe, giúp giảm nguy cơ mắc một số loại bệnh. Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh cho thấy rằng, thời gian ngủ trưa dài hay ngắn có ảnh hưởng lớn đến bệnh tim. Thời gian ngủ trưa khoảng 30 phút sẽ làm giảm mệt mỏi, nâng cao hiệu quả công việc. Nếu giữ thói quen ngủ như thế, chắc chắn sẽ giảm nguy cơ mắc một số bệnh liên quan đến tim.
Nhưng nếu không chú ý tư thế ngủ trưa, rất có thể gây ra hậu quả không tốt cho sức khỏe sau này. Dưới đây là những cách ngủ trưa không tốt cho sức khỏe nhưng rất nhiều người mắc phải.
1. Ngủ gục vào tay trên bàn
Đây là tư thế ngủ trưa nguy hiểm nhất. Không chỉ ảnh hưởng đến xương, gây khó khăn cho hô hấp, ngủ trưa với tư thế ngồi gục đầu trên bàn khiến nhịp tim dần chậm lại, gây thiếu máu não làm cho chức năng hệ thống thần kinh thực vật bị rối loạn tạm thời, dẫn tới chóng mặt, ù tai, chân bủn rủn, tê tay chân.
Theo thời gian, thói quen này gây tổn thương hệ thống tim mạch và mạch máu não, tương lai dẫn tới hình thành các bệnh tim mạch và bệnh về máu não mãn tính. Đặc biệt những người mắc bệnh tim mạch và mạch máu não không khỏe rất dễ bị nhồi máu não đột ngột.
Kiểu ngủ này còn ảnh hưởng đến mắt do có lực đè lên nhãn cầu, khiến mắt sưng, trục nhãn cầu dài ra, dễ làm tổn thương giác mạc và võng mạc, dẫn tới giác mạc biến dạng, độ cong thay đổi, làm tăng nhãn áp, gây vòng mắt xanh. Ngoài việc ảnh hưởng thị lực, gây cận thị độ nặng, tăng xác suất bị mắc vòng mắt xanh, rất có thể còn đẩy nhanh chứng loạn thị.
Ngủ gục đầu trên bàn lâu ngày khiến cho nửa thân trên luôn trong tình trạng chịu áp lực. Cơ ở cổ, vai và lưng bị căng, gây ra đau nhức và có thể biến dạng cột sống cổ hay xương ức. Một người nếu thường xuyên ngủ kiểu cúi đầu thế này có thể gặp tình trạng cột sống cổ có thể thay đổi theo hướng xuống dưới hình giống như chữ C.
Ngoài ra, nó còn tạo thành sự mất cân bằng cơ hai bên vai và cổ, một bên co lại, một bên giãn ra. Từ đó gây nên các bệnh liên quan đến cột sống, thần kinh hoặc căng cơ.
Tư thế này cũng khiến dạ dày về hệ tiêu hóa bị nhiều áp lực, lâu ngày gây ra viêm dạ dày mãn tính. Đặc biệt, với nữ giới, ngủ gục trên bàn còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phần tử cung, về lâu về dài có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
2. Nằm ngửa trên ghế sofa
Có một số nhân viên văn phòng thích nằm trên ghế sofa để chợp mắt vào buổi trưa. Tư thế này tưởng chừng thoải mái nhưng thực chất tác hại không hề nhỏ đến cột sống.
Ghế sofa thường mềm, khi người nằm trên đó, độ cong sinh lý bình thường của đốt sống cổ, ngực và thắt lưng sẽ thay đổi, đặc biệt khi ngủ tựa đầu vào tay vịn của ghế sofa, đốt sống cổ bị giữ ở trạng thái quá mức.
Tư thế gập người về phía trước trong thời gian dài, không chỉ dễ khiến cổ bị cứng mà còn gây căng đốt sống cổ, cản trở sự cung cấp máu của động mạch đốt sống cổ, dễ bị đau đầu, buồn nôn và các triệu chứng khác.
Ngoài ra, chúng ta biết rằng trong những trường hợp bình thường, mọi người luôn trở mình và thay đổi tư thế của họ khi ngủ. Dưới góc độ chăm sóc sức khỏe cột sống, động tác xoay người vô thức này có thể giúp điều chỉnh các khớp bị trật ở mức độ nhẹ và giảm áp lực lên đĩa đệm cột sống thắt lưng do ngồi lâu gây ra.
Tuy nhiên, sofa quá mềm, không gian nhỏ hẹp, người ngủ trên đó như bị "lún" vào bên trong, các khớp lệch của cột sống sẽ bị tăng độ lệch nặng hơn, lâu dần sẽ dẫn đến thoái hóa đốt sống.
Do đó, việc dân văn phòng nằm gục trên bàn, nằm sofa để ngủ trưa là điều không nên làm. Trên thực tế, chợp mắt không phải là cách duy nhất để giảm mệt mỏi. Nếu không đặc biệt buồn ngủ, tốt nhất bạn nên bước ra khỏi văn phòng và đi dạo một vòng. Điều này không chỉ hít thở không khí trong lành mà còn giảm mệt mỏi hiệu quả.
Tất nhiên, trong quá trình đi bộ, chúng ta cũng có thể thực hiện một số bài tập chăm sóc sức khỏe cột sống đơn giản như duỗi người, vặn eo, lắc tay đá chân… Những động tác nhỏ này cũng có thể giữ vững cột sống tốt và nhanh chóng loại bỏ cơn buồn ngủ.
Ngủ trưa thế nào cho khỏe mạnh?
Nếu muốn chợp mắt vì làm việc quá sức, bạn nên làm như sau:
- Bạn có thể mua một chiếc ghế xếp có chức năng mở ra như chiếc giường nhỏ, chọn một không gian phù hợp ở chỗ làm để ngủ nghỉ.
- Trước khi ngủ không nên ăn nhiều dầu mỡ và tránh ăn quá no để giảm gánh nặng cho dạ dày.
- Sau khi ăn khoảng 10 phút mới nằm xuống nghỉ ngơi.
- Sau khi ngủ dậy nên vận động nhẹ một chút. Từ từ ngồi dậy, uống một ly nước để bổ sung dung lượng máu.
(Nguồn: Healthdaily)