Tại sao lại phản đối hợp đồng bán bom?
Ông Chuck Schumer cũng cho rằng các Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ sẽ đoàn kết để phản đối hợp đồng này. Theo tính toán, muốn nghị quyết để ngăn cản thương vụ này có hiệu lực, phe phản đối cần ít nhất 51 phiếu ở Thượng viện.
Điều đó có nghĩa là toàn bộ các Thượng Nghĩ sĩ Đảng Dân chủ và các đảng phải độc lập khác cùng ít nhất 3 thượng nghị sĩ Đảng Cộng Hòa cùng bỏ phiếu chống.
Tiếp đó, đề xuất về nghị quyết ngừng bán bom kể trên còn phải được Hạ viện thông qua. Tuy nhiên, triển vọng thành công không cao, nhưng quyết định của Schumer biến ông thành một trong những người quyền lực nhất ủng hộ việc ngăn cản thương vụ này.
"Tôi sẽ ủng hộ nghị quyết phản đối hợp đồng này của Thượng nghị sĩ Murphy. Các vấn đề về quyền con người và tinh thần nhân đạo cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng, phải được thừa nhận và đều hết sức quan trọng", Thượng nghĩ sĩ Đảng Dân chủ đại diện bang New York tuyên bố trong một thông điệp trên báo The Huffington Post.
Ông Schumer nói: "Tôi quan ngại rằng Chính phủ Saudi Arabia tiếp tục tài trợ và ủng hộ chủ nghĩa khủng bố thông qua mối quan hệ của họ với (một trường Hồi giáo theo trường phái cứng rắn gọi là) Wahhabism và tài trợ cho các trường truyền bá tư tưởng cực đoan trên khắp thế giới".
Các Thượng nghi sĩ Rand Paul, Chris Murphy, và Al Franken, đã đưa ra giải pháp để ngăn cản hợp đồng này từ cuối thàng 5 vừa qua như là một lời cảnh báo nghiêm khắc đối với sự can thiệp thô bạo của những thế lực do Saudia Arabia đứng đầu vào cuộc nội chiến đã kéo dài 2 năm ở Yemen, và có sự ủng hộ của Quân đội Mỹ mà không được sự chấp thuận của Quốc hội.
Theo Liên Hợp quốc, đã có hơn 7.600 người thiệt mạng trong cuộc nội chiến, và đất nước này đang đứng bên bờ vực của nạn đói.
Cuộc bỏ phiếu của Thượng viện có thể diễn ra sớm nhất vào ngày mai.
Tiêm kích F-15 của Không quân Hoàng gia Saudi Arabia.
Theo Đạo luật Kiểm soát xuất khẩu vũ khí, bất kỳ Thượng nghị sĩ nào cũng có thể nộp đơn khởi kiện để buộc phải tổ chức một cuộc tranh luận (điều trần) đầy đủ và cuối cùng là bỏ phiếu quyết định.
Trong trường hợp này, mục tiêu của cuộc bỏ phiếu nhắm vào hợp đồng bán vũ khí mà Chính quyền của Tổng thống Obama đã đóng băng từ tháng 12 năm ngoái do những lo ngại liên quan tới những thương vong của dân thường Saudia Arabia.
Nghị quyết này nếu được thông qua sẽ "ngáng chân" 3 hợp đồng đã dự kiến.
Những mục tiêu ngăn cản các gói hợp đồng này gồm có vũ khí tấn công liên hợp có điều khiển (JSAM) có thể được lắp trên các máy bay tiêm kích F-15 của KQ Hoàng gia Saudi Arabia; bom điều khiển bằng laser Paveway dùng cho các máy bay Typhoon và Tornado của nước này; và tích hợp ngòi Kaman FMU-152A/B cho các loại bom MK-80, BLU-109 và BLU-100.
Nhiều lần ngáng đường chỉnh phủ Mỹ bán vũ khí
Trước đó, Schumer cũng từng là một trong số những người đã bỏ phiếu tán thành đề xuất của các Thượng nghị sĩ Paul, Murphy, Franken và Mike Lee, phản đối thương vụ bán xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams, xe thiết giáp hạng nặng cũng như nhiều loại vũ khí và đạn dược trị giá tới 1,15 tỷ USD cho Riyadh.
Cuộc bỏ phiếu lần đó có tỷ số là 71-27, với 4 người thuộc phe thiểu số của Đảng Cộng hòa và hơn 20 nghị sĩ của Đảng Dân chủ thuộc phe đa số. Sau đó, các nhà lập pháp có thể không muốn cô lập thêm Riyadh.
3 loại máy bay chiến đấu chủ lực trong biên chế Không quân Hoàng gia Saudi Arabia.
Quốc hội Mỹ gần đây đã thông qua đạo luật cho phép các gia đình nạn nhân của vụ khủng bố đẫm máu 11/9 được phép sử dụng Tòa án Hoa Kỳ để kiện Saudi Arabia như là một chính phủ bị cáo buộc đã đóng vai trò vào sự kiện này, dù đạo luật trên không hề đề cập đích danh tới Saudi Arabia.
Hiện nay, cuộc bỏ phiếu này cũng có thể coi như là một lời khiển trách đối với Tổng thống Donald Trump, người gần đây đã tuyên bố có thể sẽ bán cho Saudia Arabia tới 110 tỷ USD vũ khí các loại và giành được sự tín nhiệm trong cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Vương quốc này với Qatar trong việc Doha bị cáo buộc ủng hộ chủ nghĩa cực đoan.
Chính quyền Israel đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại đối với những thỏa thuận lớn hơn có thể khiến lợi thế về sức mạnh quân sự của Israel bị suy giảm, điều mà Mỹ phải có nghĩa vụ bảo vệ.
Thượng nghị sĩ Schumer không phải là người duy nhất của Đảng Dân chủ tuyên bố rằng sẽ bỏ phiếu phản đối. Thượng nghĩ sĩ Ben Cardin, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Thượng viện tuần trước đã cam kết bỏ phiếu "CÓ", đồng ý với nghị quyết phản đối thỏa thuận bán vũ khí kể trên.
Ông Cardin tuyên bố ông bỏ phiếu chống thương vụ này vì Chính quyền của Tổng thống Trump chưa đưa ra được chiến lược phù hợp để chấm dứt cuộc nội chiến ở Yemen thông qua các giải pháp chính trị.
Hôm thứ Hai, ông đã nói với các phóng viên rằng ông còn quan ngại lớn hơn đối với chính sách của Nhà Trắng đối với các hợp đồng xuất khẩu vũ khí tới Trung Đông và duy trì ưu thế sức mạnh quân sự của Israel.
"Chúng tôi nhận thấy rằng Chính quyền của ông Trump khát khao bán được thêm ngày càng nhiều vũ khí ở khu vực này, tới nhiều quốc gia, không riêng gì mỗi Saudi Arabia", ông Cardin nói.
"Chúng tôi biết rằng có một mối quan ngại mang tính truyền thống là duy trì ưu thế sức mạnh quân sự cho Israel, và các loại vũ khí trong khu vực có thể 'phả hơi nóng' nhằm vào Israel. Chúng tôi cũng biết rằng không có các giải pháp (ngoại giao) nào đối với các xung đột đang tồn tại trong khu vực này".