Cựu thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến: Chưa từng một ngày được đào tạo quản lý đất đai

Hoàng Đan |

16:53 ngày 19/05/2020

Phiên tòa kết thúc phần xét hỏi

HĐXX tuyên bố kết thúc phần xét hỏi, chuyển sang phần tranh luận. Tuy nhiên, theo HĐXX, việc tranh luận sẽ bắt đầu vào sáng mai và bắt đầu từ 7h15.

Phiên tòa kết thúc.

15:37 ngày 19/05/2020

Bị cáo Vũ Thị Hoan: Đứng tên công ty nhưng chỉ nhận lương kế toán

Trả lời câu hỏi của luật sư bào chữa sau đó, bị cáo Vũ Thị Hoan cho biết, nếu biết sai sẽ không ký hợp đồng. Bị cáo Hoan nghẹn ngào cho rằng, mình coi bị cáo Hệ như cha và nói gì cũng nghe. Khi đứng tên thành lập công ty Yên Khánh, bị cáo không đóng đồng vốn nào. Chỗ ngồi làm việc của bị cáo là chung với các nhân viên kế toán khác, không được hưởng lợi ích gì và chỉ được nhận lương của nhân viên kế toán. 

Út trọc: Bị cáo năng lực kém không điều hành công việc nhưng bất cứ ai hỗ trợ việc gì khi cần thì bị cáo ký - Ảnh 1.

Bị cáo Vũ Thị Hoan

Lúc đầu mới ra trường là 500.000 đồng, sau đó tăng lên là 15 triệu, 18 triệu và lên được 25 triệu, nhận trong 2 tháng thì bị bắt. Bị cáo Hoan trả lời tiếp chỉ nghĩ đứng tên hộ, tất cả công việ bị cáo Hệ đều giao cho bị cáo Diệt còn bị cáo không biết và không tham gia các cuộc họp. Về việc vì sao mua 2 căn hộ không để bị cáo hay công ty Yên Khánh sử dụng mà lại cho vợ, con ông Hệ dùng? 

Bị cáo Hoan cho rằng, bản chất đây là công ty của ông Hệ nên ông này có quyền quyết định về tài sản này. Trả lời câu hỏi của luật sư sau đó, bị cáo Đinh Ngọc Hệ cho rằng, bị cáo Hoan vào ở nhà của mẹ bị cáo còn chuyện tình cảm ruột thịt như thế nào bị cáo không nhớ. Bị cáo Hệ nói thêm, Hoan nói về những việc khác bị cáo không biết còn về tài sản thì không đúng. Hiện bị cáo Hệ và vợ đã ly hôn.

14:43 ngày 19/05/2020

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến: Chưa đủ sát sao quyết liệt nên mới nhận khuyết điểm

Luật sư Hoàng Văn Hướng bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn Hiến đã đề nghị hỏi đại diện công ty Hải Thành về loại hình doanh nghiệp của đơn vị này. 

Theo đại diện Công ty Hải Thành đây là công ty TNHH hữu hạn một thành viên, đơn vị chủ quản là Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân, 100% vốn Nhà nước. Sau đó, luật sư đề nghị hỏi bị cáo Nguyễn Văn Hiến một số câu hỏi. 

Về việc có bao giờ được đào tạo về quản lý kinh tế không? Bị cáo Hiến nói được đào tạo rất cơ bản 9 năm ở nước ngoài về chỉ huy quân sự còn chưa từng một ngày được đào tạo quản lý kinh tế, nhất là quản lý đất đai. 

Luật sư hỏi tiếp việc khi đưa ra quyết định với vai trò chỉ huy sẽ, căn cứ vào các điều kiện nào? Bị cáo Hiến trả lời nhưng HĐXX ngắt lời vì hôm qua đã trả lời rồi nên không trả lời nữa. Bị cáo Hiến sau đó nói đã trả lời rồi và nói thêm việc căn cứ còn do "căn cứ của cơ quan pháp luật". 

Luật sư hỏi tiếp bị cáo Hiến về việc thời gian vừa qua, ông đã bị xử lý kỷ luật hành chính như thế nào và nội dung vi phạm có liên quan đến vụ án này hay là vụ việc độc lập? Bị cáo Hiến trả lời, trước khi vụ việc này xảy ra chưa bị xem xét kỷ luật lần nào, còn trong vụ việc này, bị cáo bị xem xét kỷ luật hành chính, về Đảng gồm cách chức Phó Bí thư Đảng ủy quân chủng, đảng ủy viên quân chủng, Ủy viên quân ủy Trung ương, xóa Tư cách nguyên Tư lệnh quân chủng Hải quân. 

Út trọc: Bị cáo năng lực kém không điều hành công việc nhưng bất cứ ai hỗ trợ việc gì khi cần thì bị cáo ký - Ảnh 1.

Bị cáo Nguyễn Văn Hiến

Luật sư hỏi thêm về việc trong cáo trạng quy kết bị cáo không thực hiện việc kiểm tra, vậy, có hoàn toàn đồng tình không? Bị cáo Hiến không đồng tình với nội dung đó và báo cáo với HĐXX về việc đã ra lệnh tổng kiểm tra tất cả dự án làm kinh tế, công ty Hải Thành theo chỉ thị kiểm tra của Tư lệnh Hải quân về việc chấp hành các quy định của pháp luật, của Bộ, quân chủng. 

"Tôi yêu cầu đến từng khu đất, từng công ty và công ty phải cử cán bộ có năng lực làm việc với đoàn. Tôi đã ra chỉ thị rất kỹ", bị cáo Hiến nói và nhấn mạnh có làm nhưng chưa đủ sát sao quyết liệt nên mới nhận khuyết điểm. 

Trả lời câu hỏi của luật sư, bối cảnh xảy ra vụ việc được giao những nhiệm vụ gì? Bị cáo Hiến cho biết thời gian đó đang là Ủy viên TƯ Đảng nên một năm mất khoảng 20 ngày nghiên cứu nghị quyết, họp, quán triệt nghị quyết. Đồng thời, là ĐBQH nên một năm mất 2-3 tháng họp Quốc hội, triển khai kết quả, tiếp xúc cử tri, công nhân. 

Ngoài ra còn nhiệm vụ nặng nề nữa trong giai đoạn này là Bộ chỉ định tham gia lớp cán bộ nguồn cao cấp toàn quân đi làm nghiên cứu sinh từ 2003-2008 phải học tập trung, chiếm hầu hết thời gian ngày nghỉ, lễ. Nhiệm vụ làm Tư lệnh Hải quân lo nắm bắt tình hình, xử lý tình huống trên biển. 

HĐXX sau đó cho hay, cáo trạng đã nêu rõ nên bị cáo không cần trình bày cụ thể. Bị cáo Hiến cũng trả lời lại việc từng được tặng Huân chương bảo vệ tổ quốc hạng Nhất năm 2014 và Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học. Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nói thêm, hiện còn 1 mẹ già 91 tuổi, góa chồng từ năm 30 tuổi khi bị cáo mới hơn 5 tuổi. 

Mẹ bị cáo đang ở quê và bị cáo trước đây đau đáu khi nghỉ hưu sẽ về ở với mẹ để bù đắp cho mẹ. Trả lời thêm câu hỏi về việc nhận một phần lỗi trong vụ án này, bị cáo Hiến nhấn mạnh, vẫn giữ thái độ này. "Tôi nhận phần lỗi của mình và hoàn toàn chịu trách nhiệm về lỗi của mình trước tổ chức, pháp luật, anh em, đồng đội", bị cáo Hiến nói.

14:03 ngày 19/05/2020

Nữ bị cáo khẳng định không thương thảo với ai liên quan đến ký hợp đồng liên doanh khu đất

Chiều 19/5 phiên tòa xét xử Đô đốc Nguyễn Văn Hiến và các đồng phạm tiếp tục phần xét hỏi của các luật sư với các bị cáo. Luật sư Nguyễn Huy Thiệp bào chữa cho bị cáo Bùi Văn Nga đã hỏi bị cáo Vũ Thị Hoan, Giám đốc Công ty Yên Khánh. 

Bị cáo Hoan cho biết, không tham gia bất cứ buổi đàm phán liên doanh nào với công ty Hải Thành mà chỉ tham gia buổi ký kết hợp đồng liên doanh với thời gian khoảng 15 phút thì ra về. Bị cáo Hoan cũng khẳng định, bản thân không hề thương thảo với bất cứ ai liên quan đến ký hợp đồng liên doanh khu đất.

11:48 ngày 19/05/2020

Bị cáo Nguyễn Văn Hiến trả lời câu hỏi của luật sư

Luật sư hỏi bị cáo Nguyễn Văn Hiến, cựu Tư lệnh Quân chủng Hải quân là trong Quân chủng Hải quân cơ quan nào tham mưu về quản lý đất quốc phòng của hải quân? Bị cáo Hiến trả lời là Bộ tham mưu, trực tiếp là phòng tác chiến và bị cáo Hiến xác nhận, cơ quan này tương tự như cơ quan Tài nguyên - Môi trường như bên ngoài. 

Về việc trước khi quyết định việc chuyển 3 khu đất sang liên doanh với các đối tác có tham khảo ý kiến của Bộ tham mưu không? Bị cáo Hiến trả lời, việc này, Thường vụ Quân chủng quyết định chứ Tư lệnh Quân chủng không đủ thẩm quyền mang đất đai ra làm kinh tế. 

Bị cáo Hiến nói thêm, hôm qua đã nói rõ, công ty Hải Thành báo cáo với Thường vụ Đảng ủy và Thường vụ có mời phòng kinh tế, tài chính. Trong kết luận đã nêu rõ, Thường vụ quyết định báo cáo Bộ đưa các khu đất này vào làm kinh tế chứ không phải Tư lệnh quyết định. 

Út trọc: Bị cáo năng lực kém không điều hành công việc nhưng bất cứ ai hỗ trợ việc gì khi cần thì bị cáo ký - Ảnh 1.

Bị cáo Nguyễn Văn Hiến

Luật sư hỏi thêm, một số tờ trình bị cáo gửi Thủ trưởng Bộ Quốc phòng lại do đơn vị tác chiến soạn thảo?

Bị cáo Hiến trả lời, tác chiến nằm trong tổ công tác mà Thường vụ Đảng ủy QC giao cho. Cụ thể, vì Tư lệnh bận nhiều việc liên quan đến sẵn sàng chiến đấu nên cho cho một nhóm công tác bao gồm, Phó Tư lệnh phụ trách, phòng tác chiến theo dõi về đất đai, phòng kinh tế, phòng tài chính, phòng quản lý Nhà đất và công ty Hải Thành. 

Việc này có văn bản của Thường vụ Đảng ủy quân chủng ngày 13/3/2006 giao nhiệm vụ cho nhóm công tác. Luật sư sau đó tiếp tục hỏi bị cáo Hiến nhưng có các câu hỏi đã trùng với nội dung trước đó nên HĐXX yêu cầu dừng, không hỏi lại. 

Luật sư hỏi thêm theo nhiệm vụ được giao của ông Lê Văn Đạo là Phó Tư lệnh phụ trách trong lĩnh vực được phân công, vậy trách nhiệm của ông Đạo như thế nào? Bị cáo Hiến trả lời, việc này Thường vụ Đảng ủy trực tiếp phân công nên ông Đạo phải triển khai nhiệm vụ của nhóm công tác. Luật sư Thủy, bào chữa cho bị cáo Thiềm đề nghị hỏi bị cáo Hiến, tuy nhiên, do nội dung trùng với trước đó nên HĐXX đã đề nghị không hỏi lại.

Phiên tòa buổi sáng kết thúc lúc 11h40 và sẽ tiếp tục lúc 13h15

10:35 ngày 19/05/2020

Bị cáo Đinh Ngọc Hệ khai bất cứ ai hỗ trợ việc gì khi cần là bị cáo ký

Tại phần xét hỏi, khi HĐXX hỏi về việc bị cáo Hoan khai làm giám đốc là bị cáo nhờ đúng không thì bị cáo Đinh Ngọc Hệ cho rằng, bị cáo Hoan khai vậy không đúng vì bị cáo không có quyền lợi, lợi ích ngoài Thái Sơn Bộ Q.P. 

Bị cáo không biết Hoan và Diệt có mâu thuẫn gì. Bị cáo Vũ Thị Hoan sau đó khai làm giám đốc từ 2005 – 2017 và khi đó, đang là sinh viên năm 1 trường Cao đẳng công nghiệp TP.HCM, lúc đó 21 tuổi và ở nhờ nhà cậu Hệ. Cậu Hệ có nói chuẩn bị thành lập công ty và nhờ bị cáo đứng tên hộ. 

Cựu thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến: Chưa từng một ngày được đào tạo quản lý đất đai - Ảnh 1.

Bị cáo Đinh Ngọc Hệ

Bị cáo Hệ sau đó, cho rằng, bị cáo Hoan khai không đúng. Về việc bị cáo Phạm Văn Diệt nói bị cáo Hệ còn làm chủ của các ông ty khác như Yên Khánh, Cái Mép, Xăng dầu Thái Sơn..., bị cáo Hệ bác bỏ và cho rằng, không phải. 

Bị cáo Hệ khai việc quen chỉ là quan hệ xã hội, ai nhờ gì cũng giúp. Khi vụ án được khởi tố, bị cáo mới biết mình có hỗ trợ là tài sản hỗ trợ vốn, đây là hỗ trợ công việc, đúng quy định pháp luật. HĐXX sau đó cho trình chiếu chứng cứ là chứng thư bảo lãnh của Hệ bảo lãnh tại ngân hàng ACB để cho công ty Yên Khánh vay vốn. 

Cựu thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến: Chưa từng một ngày được đào tạo quản lý đất đai - Ảnh 2.

Bị cáo Đinh Ngọc Hệ sau đó cho rằng, chữ viết không phải bị cáo còn chữ ký chỉ gần giống. HĐXX đọc lời khai tại cơ quan điều tra, trong đó, bị cáo Hệ khai do mình ký, hoàn toàn tự nguyện và hỏi lại việc bị cáo khai chữ ký do mình ký? 

Bị cáo Hệ xác nhận nhưng không biết bảo lãnh cho Yên Khánh làm gì. Út "trọc" tiếp tục khai "bị cáo năng lực điều hành kém, ở công ty bị cáo có Ban giám đốc điều hành. Bị cáo không có điều hành được các công việc nhưng bất cứ ai hỗ trợ việc gì khi cần thì bị cáo ký".

"Bất cứ ai nhờ tôi thấy tình nghĩa, niềm tin thì tôi bảo lãnh, không cần đặc biệt vẫn hỗ trợ được. Lập chứng thư không hưởng lợi gì", bị cáo Hệ khai. 

Bị cáo Hệ cũng khai, không biết khu 7 – 9 đường Tôn Đức Thắng. Về việc các bị cáo ở Quân chủng Hải quân khai bị cáo đến Hải Thành khi ký hợp đồng, bị cáo Hệ nói, không liên quan việc ký kết hợp đồng. Bị cáo không liên quan đến Đức Bình, khi khởi tố mới biết Đức Bình của cháu rể bị cáo làm giám đốc Đặng Thái Hà đứng tên. 

Cựu thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến: Chưa từng một ngày được đào tạo quản lý đất đai - Ảnh 3.

 Năm 2006, bị áo và vợ ly thân, có dùng số điện thoại từ năm 90. Cháu rể bị cáo có nói đưa số của chú vào của cháu, cháu nộp tiền. Đến 2017, Cty Đức Bình có đóng tiền điện thoại cho bị cáo và bị cáo có đưa lại. Về ngôi nhà 72 khu 4 phường Thảo Điền, theo bị cáo Hệ, gần năm 2000, mẹ ruột mua cho nhưng mẹ bị cáo ở. 

Năm 2010, bị cáo lấy vợ lần 2 mới về đó. Bị cáo không biết sao Yên Khánh đặt trụ sở ở đó, và mẹ bị cáo quản lý. 

HĐXX hỏi về nội dung họp là nhận toàn bộ khu đất 7 – 9 của Yên Khánh Hải Thành để vay tiền của BIDV, việc này đúng không? Bị cáo Hệ cho hay, việc này hoàn toàn đúng. Bị cáo là Chủ tịch, đại diện pháp luật nhưng Cty của bị cáo ủy quyền cho ban giám đốc điều hành. Có ai đề xuất gì bị cáo đều xin ý kiến anh Khương Đình Minh. Bị cáo không biết vay bao nhiêu ở BIDV. Thái Sơn Bộ Q.P độc lập, không liên quan tới Đức Bình.

10:12 ngày 19/05/2020

Bị cáo Nguyễn Văn Hiến cho biết nhiều lần được khen thưởng trong quá trình công tác

Được HĐXX yêu cầu lên bục khai báo sau đó, cựu Thứ trưởng Nguyễn Văn Hiến cho biết, quá trình công tác được nhiều lần khen thưởng và phần thưởng cao nhất là Huân chương độc lập hạng 2 và giải thưởng Hồ Chí Minh về nghiên cứu khoa học quân chủng, được tặng 23 huân huy chương các loại. 

Gia đình bị cáo có anh trai cả là liệt sỹ hy sinh tại Quảng Trị năm 1972. Theo bị cáo Hiến, hiện tại, sau khi nghỉ hưu do quá trình công tác trong quân đội, nhất là trên biển đảo nên phát ra một số bệnh như huyết áp, tiểu đường, thoái hóa xương khớp, gút, bệnh tiêu hóa, một số bệnh khác. Bị cáo Hiến cho hay, quá trình giải quyết vụ án không bị thu giữ gì.

10:02 ngày 19/05/2020

Đại diện Quân chủng Hải quân nói về các khu đất bị chuyển đổi mục đích sử dụng

Đại diện Quân chủng Hải quân là bị hại trong vụ án sau đó được HĐXX mời lên hỏi. Đại diện Quân chủng cho rằng, qua việc xét hỏi, lời khai của các bị cáo đúng. Về chủ trương đưa 3 khu đất sang làm kinh tế, theo đại diện Quân chủng là do Thường vụ Đảng ủy Quân chủng quyết định và Tư lệnh Nguyễn Văn Hiến khi đó ký văn bản xin ý kiến Bộ Quốc phòng và được chấp nhận. 

Theo đại diện Quân chủng, tại thời điểm đó, ông Nguyễn Văn Hiến là Tư lệnh quân chủng hải quân chịu trách nhiệm chung về mọi mặt hoạt động của quân chủng, trong đó có quản lý, sử dụng đất quốc phòng đảm bảo đúng mục đích, quy định. 

Tư lệnh Nguyễn Văn Hiến khi đó thực hiện theo chủ trương kết luận được Thường vụ Đảng ủy thông qua, ký các văn bản theo đề xuất của cơ quan chức năng như phòng kinh tế, tài chính, công ty Hải Thành. Về việc thiệt hại của quân chủng Hải quân, theo vị này, với sai phạm của các bị cáo, quân chủng đã bị mất quyền quản lý, sử dụng 3 khu đất, các khu đất đã sang tên cho các công ty liên doanh. 

Riêng với khu đất số 7-9 thì quân chủng bị các bị cáo Hệ, Diệt, Hoan lừa đảo chiếm đoạt giá trị quyền sử dụng đất, đem đi thế chấp ngân hàng, đến nay chưa giải chấp. Nếu như vụ việc không được phát hiện kịp thời, có nguy cơ cao khu đất bị phát mại. 

Về số tiền thiệt hại hơn 939 tỷ đồng là tiền sử dụng đất 3 khu đất do công ty Hải Thành không nộp về cho Quân chủng. Về việc quân chủng bị lừa như thế nào? Vị này nêu rõ, quân chủng bị các bị cáo Hệ, Diệt, Hoan gian dối trong việc lập tờ trình số 10 ngày 8/3/2006 phản ánh về năng lực tài chính, nguồn nhân lực và các dự án công ty Yên Khánh đã, đang thực hiện với các đối tác trong, ngoài quân đội gửi QCHQ để xin liên danh thực hiện dự án cao ốc văn phòng cho thuê. 

Vì tin tưởng nên Quân chủng không thẩm tra năng lực tài chính, kinh doanh, nguồn nhân lực của cty Yên Khánh nên chấp thuận về liên doanh với cty này. 

Thực chất, đến nay khi làm việc với cơ quan điều tra, quân chủng mới biết, tại thời điểm đó, năm 2006, cty Yên Khánh mới được thành lập 7 tháng, không có vốn, không có cơ cấu, nguồn nhân lực. Vũ Thị Hoan là giám đốc công ty nhưng chỉ là sinh năm năm nhất cao đẳng là cháu ruột của bị cáo Đinh Ngọc Hệ. 

Cựu thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến: Chưa từng một ngày được đào tạo quản lý đất đai - Ảnh 2.

Bị cáo Nguyễn Văn Hiến.

 Sau khi ký được hợp đồng liên doanh, các đối tượng của công ty Yên Khánh Hải Thành đã làm thủ tục chuyển Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sang công ty Yên Khánh Hải Thành và thế chấp tại ngân hàng và hiện đang thế chấp tại Ngân hàng BIDV, đến nay không có khả năng trả nợ mà QCHQ, cty Hải Thành không biết. 

Về giá trị khu đất 7-9 theo vị này là hơn 525 tỷ đồng vào thời điểm định giá năm 2010. Sau đó, tòa công bố về kết luận định giá khu đất này và hỏi các bị cáo Hệ, Hoan, Diệt có ý kiến gì không? Cả 3 bị cáo đều nói không có ý kiến gì. 

HĐXX sau đó hỏi đại diện QCHQ về quan điểm xử lý 3 khu đất và số tiền chuyển mục đích sử dụng như thế nào? Vị đại diện cho hay, đối với 3 khu đất đề nghị tòa buộc các đối tượng, công ty liên doanh liên quan trả lại quyền sử dụng cho quân chủng để quản lý theo đúng quy định pháp luật, Bộ Quốc phòng. 

Cựu thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến: Chưa từng một ngày được đào tạo quản lý đất đai - Ảnh 3.

Bị Cáo Bùi Như Thiềm

Đối với số tiền hơn 939 tỷ đề nghị cty Hải Thành nộp về trả QCHQ quản lý, sử dụng do TPHCM đã cho phép giữ lại để xây dựng, củng cố doanh trại, phúc lợi. 

Về khu đất số 2 và số 9-11, theo đại diện quân chủng, việc tham gia góp vốn bằng quyền sử dụng đất không đúng quy định pháp luật và Bộ Quốc phòng, tuy nhiên, hiện các đối tác đã đầu tư số tiền rất lớn vào các dự án nói trên nhưng chưa thu hồi được vốn nên quan điểm của QCHC là đề nghị tòa xử lý theo quy định của pháp luật, đồng thời, quân chủng sẽ đề nghị các cấp thẩm quyền có cơ chế phù hợp để đảm bảo quyền lợi cho các bên.

09:31 ngày 19/05/2020

Bị cáo Đinh Ngọc Hệ khai chỉ đưa vợ tới cơ quan, không biết đây là cuộc họp

Về việc tại sao công ty Đức Bình có văn bản về nghỉ và thưởng 2/9 gửi các công ty, trong đó, có công ty Thái Sơn Bộ Q.P? Bị cáo Hệ nói  "không có quy định, phổ biến nội dung, chỉ đạo bằng miệng và cá nhân nào làm, cá nhân đó phải chịu". 

Việc này bị cáo khẳng định, có thể công ty Đức Bình đánh nhầm tên nơi gửi là Công ty Cổ phần Thái Sơn Bộ Q.P. HĐXX sau đó nhấn mạnh, bị cáo là Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc nên tất cả các việc điều hành của Công ty, các văn bản đến đi, mặc dù theo phân cấp nhưng cả quá trình diễn ra thời gian dài và các hoạt động này đều liên quan giữa các công ty, trong đó có Công ty Đức Bình, Thái Sơn mà bị cáo quản lý nhưng lại khai như vậy. Việc bị cáo khai tòa sẽ xem xét cùng các chứng cứ khác. 

HĐXX hỏi tiếp bị cáo Hệ về việc biết gì về khu đất 7-9 Tôn Đức Thắng (TPHCM)? 

Bị cáo Hệ khai không biết gì về các dự án ngoài làm việc ở công ty Thái Sơn theo đúng quy định pháp luật và được trên giao. HĐXX đã yêu cầu bộ phận trình chiếu lại một số hình ảnh có liên quan đến bị cáo Hệ chủ trì họp. 

HĐXX nêu lại lời khai của bị cáo Diệt về việc bị cáo Hệ là người chủ trì liên quan đến việc triển khai dự án văn phòng cao ốc tại khu đất số 7. Bị cáo Hệ sau đó cho rằng, bị cáo Diệt nói không đúng. 

Cựu thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến: Chưa từng một ngày được đào tạo quản lý đất đai - Ảnh 1.

"Khi cơ quan điều tra đưa các bức ảnh này, bị cáo đã có giải trình với cơ quan điều tra rằng, công ty của bị cáo, các cán bộ, ban điều hành có quan hệ làm ăn rộng nên các phòng ban có thể họp. Hôm đó, bị cáo và vợ đi công việc về thì vợ bị cáo có muốn xin một pho tượng đặt ở phòng cơ quan và bị cáo có dẫn vào cơ quan coi. 

Bị cáo gặp, chào hỏi mọi người rồi ra, bị cáo không liên quan, không biết các việc đây là cuộc họp, chỉ khi hình ảnh nói đây là cuộc họp mới biết. Bị cáo chỉ biết đưa vợ coi pho tượng", bị cáo Hệ khai. HĐXX sau đó nêu, như vậy, bị cáo không thừa nhận bị cáo Diệt khai đúng? Bị cáo Hệ nói đúng. Tiếp đó, HĐXX cho bị cáo Hệ về chỗ.

08:28 ngày 19/05/2020

Xét hỏi nữ bị cáo duy nhất trong vụ án

Sáng 19/5, phiên tòa xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến cùng đồng phạm tiếp tục phần xét hỏi. 

Mở đầu phần xét hỏi, HĐXX đã hỏi bị cáo Vũ Thị Hoan, bị cáo Phạm Văn Diệt và bị cáo Đinh Ngọc Hệ (còn gọi là Út trọc). Bị cáo Hoan khai năm thành lập công ty bị cáo 21 tuổi và được bị cáo Hệ là cậu nhờ đứng tên. Đối chất sau đó, bị cáo Đinh Ngọc Hệ cho rằng, lời khai của bị cáo Hoan không đúng.

Bị cáo Hệ cho rằng, không có quyền lợi liên quan tới các lời khai của bị cáo Diệt và Hoan nói. Bị cáo Hoan là con chị gái ruột bị cáo còn bị cáo Diệt là biết nhau qua quan hệ xã hội. Bị cáo Hệ nói không biết gì về công việc và công ty Yên Khánh hoặc Yên Khánh Hải Thành.

Lên trên
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại