Theo đánh giá của các chuyên gia, phương tiện chiến đấu này được coi là tốt nhất trong các loại xe chiến đấu trong thập niên 1950-1970. Về đặc tính kỹ chiến thuật, nó vượt qua M103 của Mỹ và FV 214 Conqueror của Anh.
Được biết, mẫu xe tăng được làm lại được ra mắt vào năm 1965 và tổng cộng từ năm 1958 đến năm 1966 có 1.079 chiếc T-10M và 100 chiếc T-10MK được sản xuất.
Các nhân viên bảo tàng không chỉ tái tạo lại diện mạo của T-10M mà còn khôi phục khả năng di chuyển khá nhanh của nó, giống như hầu hết các cuộc triển lãm ở Padikovo. Mới đây, phương tiện chiến đấu đáng gờm này đã tham gia cuộc đọ sức giữa xe tăng hạng nặng IS-3 và PT-76.
Vũ khí chính của xe tăng T-10 là pháo 122 mm D-25TA, có tốc độ bắn lên 3-4 viên/phút, trong khi ở các mẫu tăng hạng nặng trước đây chỉ đạt tốc độ 2-3 viên/phút.
T-10A nhận được khẩu pháo với bộ ổn định theo chiều dọc, thiết bị ngắm mới và kính nhìn đêm. Trong khi T-10B là sự phát triển xa hơn, được phân biệt bởi bộ ổn định hai mặt phẳng và kính ngắm tiên tiến hơn.
Đối với biến thể T-10M. Xe tăng này nhận được pháo M-62-T2, với đạn đạo cao và bộ ổn định hai mặt phẳng mới 2E12 Liven.
Ngoài ra, thay vì trang bị súng máy 12,7 mm DShK, T-10M được lắp đặt súng máy KPVT 14,5 mm. Giáp tháp pháo được gia cố thêm 250 mm ở phía trước. Tất cả các thành viên, ngoại trừ người nạp đạn, đều nhận được thiết bị nhìn ban đêm.
Tổng cộng, hơn 1.500 xe tăng hạng nặng T-10 đã được Liên Xô sản xuất. Theo các chuyên gia, phương tiện chiến đấu này có thể duy trì sức cạnh tranh cho đến cuối những năm 1980, với điều kiện phải lắp đặt thêm hệ thống điều khiển hỏa lực mới và hệ thống bảo vệ động lực học.
Dòng xe tăng hạng nặng T-10 cuối cùng của Liên Xô hoàn thành sứ mệnh hoạt động vào năm 1993.
Xe tăng hạng nặng cuối cùng do chế tạo Liên Xô được phục chế tại Nga