Xe điện Trung Quốc ra mắt ồ ạt nhưng ít hãng nào có lãi, đa phần lỗ hoặc sắp phá sản, một hãng rất quen thuộc với người Việt được gọi tên

Quang Phong |

Thị trường xe điện Trung Quốc sẽ chứng kiến những xáo trộn lớn trong năm 2024 khi chính phủ nước này bắt đầu kiểm duyệt mảng xe điện đồng thời doanh số dồn hết về những thương hiệu lớn.

Vào giữa tháng 2 này, thương hiệu xe điện Trung Quốc HiPhi công bố ngừng sản xuất xe trong 6 tháng. Thương hiệu đang tiến gần tới việc tham chiến tại châu Âu này là cái tên tiếp theo trở thành nạn nhân cho sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường xe điện Trung Quốc.

2 nguồn tin nội bộ từ HiPhi cho biết hãng không có khả năng trả lương cho nhân viên trong tháng 1 và gần như chắc chắn là cả đợt lương tháng 2 tới. Hãng xe điện hạng sang quy mô nhỏ này chỉ là một ví dụ cho rất nhiều thương hiệu xe điện Trung Quốc có thể phải dừng cuộc chơi trong tương lai gần.

Cần nói thêm rằng trong số những hãng xe điện quy mô nhỏ của Trung Quốc, HiPhi có "bệ đỡ" không hề tầm thường. Công ty mẹ của họ là Human Horizons trong năm 2023 đã đạt thỏa thuận thành lập liên doanh nghiên cứu, phát triển, sản xuất và bán xe điện tại Trung Đông với Bộ Đầu tư Ả-rập Xê-út có trị giá lên tới 5,6 tỷ USD (137,4 nghìn tỷ đồng).

Xe điện Trung Quốc ra mắt ồ ạt nhưng ít hãng nào có lãi, đa phần lỗ hoặc sắp phá sản, một hãng rất quen thuộc với người Việt được gọi tên- Ảnh 1.

HiPhi từng có tương lai rất sáng nước nhưng tới đầu tháng 2 này đã không chịu được sức ép của thị trường để rồi phải ngừng sản xuất. Ảnh: Carscoops

Với nền tảng kinh tế vững chắc (trong quá khứ), HiPhi dù chỉ có 3 mẫu xe từ khi thành lập vào 2017 vẫn có tới 5.000 nhân viên.

Trong giai đoạn 2 năm trở lại đây, những ông lớn xe điện Trung Quốc đã xây dựng được vị thế cực vững chắc của riêng mình. Theo South China Morning Post - nguồn tin Trung Quốc dùng tiếng Anh có nhiều lượt đọc nhất tới từ quốc gia trên, chỉ có một vài thương hiệu xe điện lớn ở nước này là có lãi. Một số ví dụ có thể kể đến là BYD và Li Auto.

Xe điện Trung Quốc ra mắt ồ ạt nhưng ít hãng nào có lãi, đa phần lỗ hoặc sắp phá sản, một hãng rất quen thuộc với người Việt được gọi tên- Ảnh 2.

BYD là hãng xe cũng đang có kế hoạch đưa xe điện vào Việt Nam. Ảnh: BBC

Theo tính toán của một tờ báo Trung Quốc khác là China Business News vào cuối năm ngoái, ít nhất 15 hãng xe điện Trung Quốc với tổng sản lượng thường niên 10 triệu xe sẽ phá sản hoặc bị thâu tóm trong năm nay.

Từ tháng 10 năm ngoái, hãng xe điện WM Motor - một thời từng là hy vọng cạnh tranh với Tesla của người Trung Quốc đã nộp đơn phá sản. Thương hiệu này cách đây 3 năm từng công bố kế hoạch muốn mở rộng tầm hoạt động trong Đông Nam Á, trong đó có cả Việt Nam.

Chính phủ Trung Quốc, trong những ngày cuối tháng 1/2024, xác nhận sẽ kiềm hãm sự phát triển của nền công nghiệp xe điện nước nhà. Theo lý giải của Trung Quốc, nhu cầu mua xe ngoài Trung Quốc không đủ lớn so với tốc độ tăng trưởng của xe điện nước này hiện tại.

Xe điện Trung Quốc ra mắt ồ ạt nhưng ít hãng nào có lãi, đa phần lỗ hoặc sắp phá sản, một hãng rất quen thuộc với người Việt được gọi tên- Ảnh 4.

Các dòng sản phẩm của HiPhi luôn mang tầm vóc siêu xe cả về thiết kế và thông số, đồng thời có mức giá vô cùng đắt đỏ (trên 80.000 USD - gần 2 tỷ đồng) nên không tiếp cận được người dùng phổ thông. Ảnh: HiPhi

Theo tờ Financial Times trích dẫn lời Phó bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc Xin Guobin, chính phủ nước này sẽ thực hiện các biện pháp mạnh tay để hạn chế tình trạng ra mắt xe điện mới vô tội vạ. Đối tượng mà hạn chế này nhắm tới là "một số chính quyền và doanh nghiệp địa phương".

Việc hạn chế xe điện bùng nổ cũng có thể coi là một cách Trung Quốc áp dụng để giảm bớt căng thẳng với châu Âu và Mỹ. 2 thị trường này trong thời gian qua đang cực kỳ quan ngại sự lấn sân của xe điện giá rẻ của Trung Quốc. Châu Âu thậm chí đã tổ chức điều tra về việc xe điện Trung Quốc rẻ có phải vì các chính sách hỗ trợ của chính phủ gây thiếu công bằng hay không.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại