Xe điện: Sức ép đang tăng cấp từ nơi sát vách Việt Nam, riêng Ford 'cắn răng' lỗ 5 tỷ USD

Nhật Quỳnh |

Các nhà sản xuất châu Âu và Mỹ đang phải chịu sức ép lớn về giá trước các mẫu xe điện Trung Quốc.

CUỘC ĐUA BẤT ĐẮC DĨ

Reuters dẫn nhiều bình luận của giới chuyên gia cho rằng trước sức ép lớn từ các đối thủ Trung Quốc, nhiều nhà sản xuất xe lớn tại châu Âu Và Mỹ đang phải gồng ép để giảm chi phí sản xuất xe điện để có sản phẩm giá thấp nhưng vẫn phải có lợi nhuận tương đương với các mẫu xe sử dụng động cơ đốt trong.

TIêu biểu, tập đoàn xe Stellantis và thương hiệu Renault của châu Âu đang cố gắng phát triển các mẫu xe điện dễ tiếp cận hơn. Những mẫu xe này có thể vẫn sẽ có mác giá cao hơn các mẫu xe xăng tương đương nhưng vẫn sẽ cần thiết khi doanh số xe điện tại Mỹ đang có dấu hiệu chững lại. Tương tự, tập đoàn xe General Motors và Ford của Mỹ đang tìm các hợp tác có thể giúp họ hạ giá xe điện.

Giá cao đã trở thành rào cản lớn trong công cuộc xanh hóa giao thông. Nhiều nhà sản xuất đã phải rất nỗ lực để theo được Tesla - thương hiệu dẫn đầu tại Mỹ và châu Âu, nhưng các mẫu xe Trung Quốc với giá rẻ hơn lại cho thấy một mối nguy khác với miếng bánh thị phần.

CEO Carlos Tavares của tập đoàn xe Stellantis cho biết: "Nếu như tôi không chọn đánh đường dài, tôi có thể tăng doanh số ngay tức thì đơn giản bằng cách mặc kệ lợi nhuận giảm sút". Phát biểu của ông Carlos Tavares diễn ra sau khi tập đoàn Stellantis công bố lợi nhuận cả năm 2023 và dự báo một năm đầy khó khăn phía trước.

Xe điện: Sức ép đang tăng cấp từ nơi sát vách Việt Nam, riêng Ford 'cắn răng' lỗ 5 tỷ USD- Ảnh 1.

CEO Stellantis - ông Carlos Tavares. Ảnh: ROBYN BECK, AFP / Getty Images

Các mẫu xe điện giá rẻ từ Trung Quốc khi xuất hiện tại châu Âu được xem như chất xúc tác thúc đẩy công cuộc phát triển xe điện giá rẻ mạnh hơn nữa. BYD và nhiều hãng xe phổ thông Trung Quốc đang cố gắng đưa thêm xe tới châu Âu và nhiều khu vực khác; các nhà sản xuất xe từ Mỹ thì đang tỏ ra lo ngại về việc các hãng xe Trung Quốc sẽ đặt nhà máy tại Mexico, vượt qua hàng rào thuế quan của Mỹ và rồi đưa xe giá rẻ tới đây.

CEO Luca de Meo của Renault khi được hỏi về giá và lợi nhuận thì cho biết rằng "tất nhiên, ai cũng cố gắng giảm chi phí sản xuất xe điện" để đạt được mức tương đồng với các mẫu xe sử dụng động cơ đốt trong.

Sau khi Renault công bố kết quả kinh doanh năm 2023, CEO Luca de Meo cho biết rằng xe càng nhỏ thì càng dễ giảm giá vì nhà sản xuất có thể giảm kích thước bộ pin - bộ phận đơn lẻ có giá trị cao nhất một chiếc xe điện, có thể chiếm tới 40% chi phí. Tuy nhiên, ngược lại thì các mẫu xe cần pin lớn lại khó có khả năng hạ giá.

Hiện tại, hãng xe Ford đang cân nhắc chiến lược pin của mình và cũng đã thành lập một tổ chuyên trách thiết kế pin xe điện giá rẻ, đủ sức cạnh tranh với BYD của Trung Quốc. 

CEO Jim Farley của Ford cho biết: "Chúng tôi có thể cạnh tranh tốt hơn. Chúng tôi có thể chuyển sang làm viên pin hình trụ mà có thể gia tăng lợi thế giá bán. Có lẽ chúng tôi nên thực hiện với một nhà sản xuất khác".

Xe điện: Sức ép đang tăng cấp từ nơi sát vách Việt Nam, riêng Ford 'cắn răng' lỗ 5 tỷ USD- Ảnh 3.

Ford dự định hợp tác để giảm chi phí sản xuất xe điện. Ảnh: Ford

BÀI TOÁN LỢI NHUẬN

Các nhà sản xuất ở cả Mỹ và châu Âu đang phải đối mặt với một bài toán khó khi họ buộc phải giảm giá bán xe điện, nhưng đồng thời vẫn phải giữ được mức lợi nhuận mà các nhà đầu tư của họ kỳ vọng.

Ford và General Motors phải đối mặt với sức ép từ các nhà đầu tư trong việc kiểm soát chi tiêu cho xe điện; Ford dự kiến lỗ khoảng 5 tỷ USD (122,5 nghìn tỷ) đến 5,5 tỷ USD (135 nghìn tỷ) cho mảng xe điện.

Hồi tháng 10 năm ngoái, thương hiệu Citroen thuộc Stellantis đã giới thiệu mẫu xe điện gầm cao giá rẻ e-C3 có mức giá khởi điểm khoảng 25.000 USD (hơn 600 triệu đồng) nhằm đối phó với các đối thủ từ Trung Quốc.

Xe điện: Sức ép đang tăng cấp từ nơi sát vách Việt Nam, riêng Ford 'cắn răng' lỗ 5 tỷ USD- Ảnh 4.

Fiat e-C3 có thể đi được 320km mỗi lần sạc, giá khởi điểm hơn 600 triệu đồng tại châu Âu.

Theo CEO Stellantis - Carlos Tavares, nhờ giá nguyên liệu thô giảm mà chênh lệch lợi nhuận giữa xe điện và xe sử dụng động cơ đốt trong đang xích lại gần nhau hơn, và ông cũng hy vọng có thể đẩy nhanh quá trình này.

Fiat 500 là một mẫu xe cỡ nhỏ phổ biến tại châu Âu. Mẫu xe này có giá khởi điểm khoảng 21.000 USD (khoảng 515 triệu đồng) tại Anh; tuy nhiên, phiên bản chạy điện e500 lại có giá từ 35.500 USD (khoảng 870 triệu đồng).

Giám đốc Tài chính của Renault, ông Thierry Pieton, cho biết rằng mẫu xe điện Scenic của hãng ra mắt vào năm nay sẽ có giá khởi điểm khoảng 43.000 USD (khoảng 1 tỷ đồng). Ông tự tin: "Nếu nhìn vào đối thủ, bao gồm cả đối thủ từ Trung Quốc, Scenic sẽ có một vị trí rất thuận lợi".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại