Xà phòng rửa bát có gây ung thư không? Câu trả lời khiến nhiều người ngã ngửa

Thùy Linh |

Nhiều người sợ nước rửa chén gây ung thư, vậy điều đó có cơ sở khoa học hay không?

Nước rửa bát là sản phẩm gia đình nào cũng phải sử dụng khi rửa chén bát hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người nói rằng sản phẩm này độc hại, thậm chí gây ung thư. Vậy đây có phải sự thật không? Nước rửa bát là sản phẩm hóa học, có chứa thành phần hóa học, liệu sử dụng lâu dài có ảnh hưởng gì không?

Trước hết cần hiểu, nước rửa bát nói riêng hay chất tẩy rửa nói chung bao gồm các chất hoạt động bề mặt như natri dodecyl sulfonat, natri lauryl ete sunfat... kết hợp cùng hương liệu và chất tạo màu. Trong số đó, thành phần có thể gây rủi ro cho sức khỏe, tồn tại trong chất tẩy rửa, chủ yếu là formaldehyde và các chất hoạt động bề mặt.

Xà phòng rửa bát có gây ung thư không? Câu trả lời khiến nhiều người ngã ngửa  - Ảnh 1.

Nước rửa chén bát có gây hại cho sức khỏe? (Ảnh minh họa)

Formaldehyde quả thực là chất gây ung thư nhưng để gây ung thư thì nó phải đạt đến một liều lượng nhất định. Theo quy định, hàm lượng formaldehyde được thêm vào trong chất tẩy rửa loại A phải nhỏ hơn 0,05%. Do đó, nếu bạn sử dụng nước rửa bát có hàm lượng Formaldehyde trong ngưỡng này, bạn có thể yên tâm rằng sản phẩm không gây ung thư và có thể yên tâm sử dụng.

Ngay cả các chất hoạt động bề mặt, để gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, cũng cần liều lượng lớn và được hấp thu qua đường miệng. Do đó, khi tiếp xúc bình thường với nước rửa bát, rất khó để bạn gặp nguy hiểm sức khỏe, do chất hoạt động bề mặt không thể đạt đến liều lượng độc hại.

Trên thực tế, công nghệ nghiên cứu và phát triển các sản phẩm chất tẩy rửa hiện nay đã tương đối hoàn thiện. Vì vậy, chỉ cần sản phẩm được mua từ các kênh thông thường và đủ tiêu chuẩn là bạn có thể yên tâm sử dụng.

Vậy miếng bọt biển rửa bát có gây ung thư không?

Miếng bọt biển rửa bát là sản phẩm được sử dụng phổ biến để rửa bát đũa. Tuy nhiên, có người cho rằng nó có chứa chất formaldehyde, một chất độc hại có thể gây ung thư.

Không thể phủ nhận rằng miếng bọt biển có thể có formaldehyde, melamine, tuy nhiên formaldehyde cũng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên như trái cây và rau quả, hàm lượng formaldehyde trong đó khoảng 3-60mg/kg, cao hơn nhiều so với ở miếng bọt biển rửa bát. Chỉ có một lưu ý, dù bọt biển không gây ung thư nhưng có thể có nhiều vi khuẩn tồn tại trong đó.

Một nghiên cứu của Đại học Giessen, Đức và Viện Helmz, Munich cho thấy miếng rửa bát đã qua sử dụng rất dễ nhiễm vi khuẩn, thậm chí có tới 362 loại vi khuẩn tồn đọng, có thể gây bệnh. Điều rắc rối là những vi khuẩn này khó tiêu diệt ngay cả khi đã được làm sạch và khử trùng. Vì vậy, quan trọng là phải thường xuyên thay đổi miếng bọt biển và khăn lau bát đĩa.

Xà phòng rửa bát có gây ung thư không? Câu trả lời khiến nhiều người ngã ngửa  - Ảnh 2.

Nên rửa bát kỹ, tráng nước sôi sau khi rửa bát cho an toàn 100% (Ảnh minh họa)

Làm thế nào để an tâm dù dùng nước rửa chén và miếng bọt biển rửa bát

Sau khi rửa bát xong, nên tráng bát qua nước sôi, vệ sinh miếng rửa càng sớm càng tốt. Khử trùng miếng rửa thường xuyên, có thể chần qua nước sôi khoảng 10 phút. Một vài tháng, nên thay miếng rửa một lần.

Tuyệt đối không mua nước rửa chén bát được sản xuất bằng phương pháp thủ công, gia công không theo dây chuyền công nghiệp, không tuân thủ quy định về sản xuất nước tẩy rửa. Các sản phẩm này có nhược điểm là không an toàn, không thân thiện với da, không thân thiện với môi trường, không đáng tin cậy và không tiết kiệm tiền. Khi mua, cần kiểm tra thông tin sản xuất sản phẩm, thông tin sử dụng, thành phần sản phẩm...

Báo Trung Quốc đưa tin một người đàn ông ở tỉnh Chiết Giang bị khó thở sau khi ngửi chất tẩy rửa đậm đặc, dẫn đến sốc, phải đi cấp cứu. Giám đốc Khoa Dị ứng của Trường Đại học Y khoa Chiết Giang chỉ ra, nhiều người bị dị ứng với mùi sộc, nặng, do đó, cần hạn chế mua những sản phẩm có mùi hương liệu quá mạnh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại