Xót xa trước nỗi đau da cam ở A Lưới

Gần tròn 4 thập kỷ chiến trường lắng mùi khói súng. Chiến tranh lùi xa nhưng nỗi đau da cam còn ám ảnh nhiều thế hệ. Về A Lưới, Thừa Thiên-Huế.

Gần tròn 4 thập kỷ chiến trường lắng mùi khói súng. Chiến tranh lùi xa nhưng nỗi đau da cam còn ám ảnh nhiều thế hệ. Về A Lưới, Thừa Thiên-Huế, nơi từng là chiến địa tàn khốc nay chứng kiến bao cảnh đời da cam mà không khỏi xót xa

 2

Pi Riu Thị Xía ở thôn 2, xã A Ngo, huyện A Lưới ngay từ mới lọt lòng đã không được bình thường như bao đứa trẻ khác. Xía đã 16 tuổi, sống như người vô hồn, lúc nào cũng cười la như là một đứa trẻ nô đùa với mẹ.

Nhìn nụ cười ngây thơ, trong sáng đó có lẽ không ai nghĩ rằng em là nạn nhân của chất độc màu da cam. Em là con đầu trong một gia đình có ba chị em. Bố em từng tham gia cách mạng, bị nhiễm chất độc màu da cam và đã mất khi Xía còn rất nhỏ.

Xía hoàn toàn không nhận thức được mọi thứ xung quanh, những sinh hoạt hằng ngày của em đều phải có người giúp đỡ. Hai em của Xía còn nhỏ. Mọi sinh hoạt trong gia đình đều phải dựa vào đôi vai gầy gò của người mẹ. Chị Hồ Thị Bình – mẹ của em, phải làm đủ nghề từ làm rẫy đến làm thuê, phụ hồ để có tiền lo cho các con.

 3
 4

Chồng mẹ là liệt sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, con trai mẹ cũng mất từ lâu. Con gái mẹ thì bị ảnh hưởng của thứ chất độc quái ác nên nằm một chỗ, sống như vô thức. Mẹ là Kăn Thị Ngoái cũng ở thôn 2, xã A Ngo, huyện A Lưới. Sau ngày hòa bình trở lại tưởng chừng như mẹ có cuộc sống an nhàn ai ngờ ảnh hưởng của chất độc màu da cam không chỉ cướp đi người chồng của mẹ mà còn tác động đến nhiều người, nhiều thế hệ, cả thể chất đến tâm hồn những người thân.

Chúng tôi đến thăm mẹ vào những ngày cuối tháng 7 âm lịch. Đã bao mùa Vu Lan không một đóa hoa cài áo mẹ, báo hiếu công ơn sinh thành. Mẹ ngồi đó, nhìn ra xa xăm, nhìn chồng, con trai trên gian thờ, nhìn con gái người ngặt nghẽo. Đôi mắt già nhăn nheo lại trào nước mắt.

 5

Hồ Thị Ir ở Thôn Pơ Nghi 1, xã A Ngo, huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế sinh ra trong một gia đình mà bố và mẹ đều chiến đấu ở chiến trường miền nam. Họ bị nhiễm chất độc màu da cam. Từ ngày lọt lòng Hồ Thị Ir mắc căn bệnh teo cơ khiến chân tay co quắp.

Tuy tay và chân Ir không như người bình thường, thực hiện các động tác và sinh hoạt hằng ngày vô cùng khó khăn, nhưng nhờ ý chí vươn lên không biết mệt mỏi Ir đã dần khuất phục được căn bệnh của mình. Hiện tại chị đang mở một cửa hàng tạp hoá nhỏ tại nhà. Ngoài ra chiị còn tự học đan các sản phẩm thủ công để kiếm thêm thu nhập. Sự vượt khó của Ir khiến ai gặp chị lần đầu cũng không khỏi ngạc nhiên thán phục.

 6

Em trai của Hồ Thị Ir, Hồ Ri u Ơi sinh năm 1990, thuở nhỏ phát triển bình thường. Lớn lên Ơi vào Thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp. Đến năm 18 tuổi, Ơi phát bệnh, buộc phải trở về quê. Từ đó bệnh tình ngày càng nặng, Ơi lên cơn động kinh thường xuyên. Người nhà phải cho Ơi vào cái khung gỗ. Mọi sinh hoạt hằng ngày đều ở trong khung gỗ đó. Cái khung gỗ đóng kín từ đó đến nay chưa một lần được mở. Rơi sống cảnh gò bó khổ trong sự đau đớn bất lực của người thân.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại