Theo chân anh Nguyễn Văn Tùng, một nông dân bán vải tại Phố Kim, Phượng Sơn, Lục Ngạn (Bắc Giang), PV được dẫn về vườn vải của gia đình anh.
Mặc dù mùa vải năm nay không bội thu bằng những năm trước nhưng gia đình anh vẫn rất phấn khởi vì vải thiều năm nay được giá.
Anh chia sẻ, loại thường gia đình anh cũng bán được 14.000-16.000 đồng/kg; vải đẹp hơn bán cho các lái buôn với giá từ 21.000-25.000 đồng/1kg; những loại vải chất lượng thấp hơn được bán với giá từ 10.000-12.000 đồng/kg.
Hình ảnh quen thuộc khi mùa vải đến trên khắp các ngả đường Lục Ngạn.
Tại phố Kim, Phượng Sơn, Lục Ngạn (Bắc Giang), cảnh tắc đường trở nên phổ biến do người dân chở vải thiều xuống phố bán cho những “lái buôn” đóng thùng xốp xuất sang Trung Quốc hoặc vào TP.HCM và đi các tỉnh, thành phố lân cận.
Những ngày này, ngay từ sáng sớm, người dân đã ra vườn ngắt vải mang ra địa điểm tập kết. Trong ảnh là bác Nguyễn Thị Sang, Làng Áp, Tân Quang, Lục Ngạn, Bắc Giang, gia đình bác dành gần 2 mẫu đất trồng vải với 160 gốc.
Những người thu mua vải đứng tràn ra hai bên đường chờ những sọt vải được chở tới.
Vải được giá nhưng không được mùa bằng năm trước khiến niềm vui của người trồng vải không dược trọn vẹn.
Vào mùa vải, người dân từ các vùng lân cận đổ về Lục Ngạn nườm nượp để tìm kiếm những công việc thời vụ.
Theo chia sẻ của những người thợ đóng hộp vải thiều thì mỗi ngày một người có thể đóng 1,5 tấn vải, mỗi tấn được trả 450.000 đồng. Như vậy, trung bình một người thợ đóng vải có thể kiếm được khoảng 500.000-700.000 đồng/ngày.
Mỗi chuyến xe máy nông dân chở đến địa điểm tập kết được khoảng 2 tạ vải thiều và mỗi lần chở đi bán như vậy trung bình người trồng vải thu về 4 triệu đồng.
Nụ cười của một thanh niên "bốc vác" vải thiều.
Và niềm vui của một bác nông dân.
Có không ít ngôi nhà cao tầng mọc lên sau hơn 30 năm kể từ khi huyện Lục Ngạn chính thức coi cây vải thiều là cây chủ lực xóa đói, giảm nghèo. Đời sống của người nông dân trồng vải theo năm tháng có những đổi thay đáng kể.