Khoảng 18h30, ve sầu từ dưới lòng đất bắt đầu chui lên
Chúng bò một cách chậm rãi để tìm gốc cây
Chúng leo lên gốc cây gần nhất vừa tìm thấy.
Tuy nhiên, không phải loại cây nào cũng được ve sầu chọn làm nơi 'rũ bỏ xiêm y'. Những cây thường hay có ve sầu lột xác thường là những cây có vỏ sần sùi cho chúng dễ bám và đặc biệt là những cây mà chúng hay hút nhựa để làm thức ăn.
Loại cây mà ve sầu hay bám nhất chính là xà cừ. Hiện cũng chưa có một nghiên cứu nào rõ ràng nào để giải thích về 'thói quen' này của loài ve sầu.
Sau khoảng 7 - 10 phút bám lên cây, quá trình lột xác của ve sầu từ từ được bắt đầu.
Lớp vỏ cứng bên ngoài của ve sầu từ từ tách ra ở phần lưng
Ve sầu cố cựa mình để thoát ra khỏi lớp vỏ cứng. Đây là lúc chúng tiêu tốn nhiều năng lượng nhất.
Quá trình này mất khoảng từ 4 - 5 phút. Nhìn cảnh tượng này khiến nhiều người sẽ liên tưởng đến quá trình tách vỏ trứng để chui ra của các chú chim non
Tuy nhiên, khi nở ra, các chú chim non còn được trợ giúp bởi chim mẹ (mổ vỏ giúp con chui ra) còn với các chú ve sầu này thì không có bất kì một sự trợ giúp nào từ bên ngoài cả. Tất cả quá trình lột xác đều phải 'tự lực cánh sinh'.
Lúc này toàn thân ve sầu rất mềm
Chúng gần như kiệt sức sau cuộc lột xác
Làm sao chúng có thể bám vào cây sau khi lột xác với một hình dạng như thế này? Đó là câu hỏi của không ít người.
Câu trả lời cũng chính là điều thú vị nhất trong suốt quá trình lột xác của loài ve sầu: Sau khoảng 3 phút, chúng bất ngờ bật ngược trở lên và bám vào cây. Đây là điều kì diệu nhất bởi để tạo ra sức bật như vậy đòi hỏi phải tốn nhiều năng lượng và không phải bất kì chú ve sầu nào cũng làm được. Làm được điều này chỉ có ở những cá thể ve sầu khỏe mạnh, rất nhiều cá thể ve sầu đã bị rơi xuống đất và chết hoặc làm mồi cho các loài vật khác bởi quá trình 'ngược dòng' đầy 'mạo hiểm' này.
Thường thì trong mỗi cuộc lột xác, mỗi gốc cây có tới hàng chục cá thể cùng lột.
Sau cú 'bật ngược dòng', cơ thể ve sầu vẫn còn khá mềm và yếu. Chúng còn phải mất thêm từ 5 - 7 phút để chờ cho khô cánh.
Sau 5 phút, cánh ve sầu bắt đầu duỗi thẳng...
... và khô
Toàn thân của chúng toát lên một màu xanh mờ ảo dưới ánh đèn.
Cùng với cánh, thân của ve sầu cũng bắt đầu khô cứng.
Cũng như châu chấu, lớp vỏ bên ngoài của ve sầu là lớp kitin nên chúng rất nhanh cứng.
Đây cũng là lúc ve sầu có hình dáng và màu sắc đẹp nhất.
Đôi cánh của ve sầu sau khi lột xác mịn màng và xanh óng.
Trong khi nhiều người săn nhộng ve (lúc ve sầu đang trong quá trình lột xác) về để làm 'mồi nhậu'...
... thì nhiều người lại có thu vui khác là chụp ảnh quá trình lột xác của ve sầu...
Bởi hơn lúc nào hết, chính 'sứ giả mùa hè' này đã khiến nhiều người gợi nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ của mình.