TS Nguyễn Đình Cung: Tăng phí, phạt là tư duy đang... thiếu tiền!

'Đừng có thu, đừng có phạt. Thu, phạt nghĩa là tư duy của việc ta đang thiếu tiền. Lúc nào cũng nhìn người dân luôn trong tình trạng vi phạm. Tức là rất ức chế. Hãy mở cho họ sự năng động, sáng tạo. Luôn luôn để họ dồn hết sức vào việc sáng tạo mà không lo đến phạt’.

TS Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương đã bày tỏ quan điểm về việc liên tục có những thông tin đề xuất thu thêm phí, phạt. Quan điểm này được nhiều người dân đồng tình khi câu chuyện nữ nhân viên thu phí tại trạm thu phí cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh) bị đánh ngày 28/4 cũng được cho là hậu quả của việc phí chồng phí.

Phí và phạt gây ức chế

Việc nữ nhân viên thu vé bị đánh tại trạm thu phí cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh) khiến dư luận chú ý và có người cho rằng đó là hậu quả của “phí chồng phí”.

Ngày 28/4, xe ô tô Mezcedes-Benz, BKS 19L-4036 lưu thông hướng khu du lịch Bãi Cháy - Hòn Gai, khi đi qua chốt soát vé lái xe không mua vé mà bấm còi đòi qua chốt. Lúc này, chị Nguyễn Thị Thoa (SN 1965) nhân viên soát vé yêu cầu lái xe phải mua vé theo quy định mới mở barie.

Tuy nhiên, người lái xe nói rằng đã đóng tiền phí bảo trì đường bộ rồi, không cần phải mua vé qua cầu nữa và yêu cầu chị Thoa phải mở barie cho xe đi qua.

Nữ nhân viên bị nhóm người đi ô tô lôi ra khỏi phòng bán vé đánh đập. Ảnh chụp từ clip
Nữ nhân viên bị nhóm người đi ô tô lôi ra khỏi phòng bán vé đánh đập. Ảnh chụp từ clip

Mặc cho chị Thoa cùng các nhân viên khác giải thích, sau một hồi "lời qua tiếng lại" giữa 2 bên, 4 đối tượng mở cửa xe lao đến chốt soát vé liên tục chửi bới, quát tháo, túm tóc chị Thoa, lôi kéo đánh đấm.

Trước vụ việc này, trên các diễn đàn nhiều ý kiến bày tỏ sự bất bình về cách hành xử “xã hội đen’ của nhóm thanh niên trên nhưng cũng lo ngại về việc “phí chồng phí”. Đây có thể là nguồn cơn dẫn đến mâu thuẫn, bức xúc của người đi đường.

Trước đó, Bộ Giao thông vận tải đã đề xuất thu hàng loạt phí như thu phí bảo trì đường bộ, phí hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân và phí lưu hành phương tiện giờ cao điểm. TS Nguyễn Đình Cung, cho rằng Chính phủ cần hoãn ít nhất 2 năm việc thu phí bảo trì đường bộ, hủy bỏ ngay đề xuất thu phí hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân và phí lưu hành phương tiện giờ cao điểm.

Phí thực chất là thuế đánh vào dân!

Theo TS Cung, cá nhân ông đã tìm hiểu rất kỹ và nhận thấy các đề xuất thu phí không phải phí mà thực chất là thuế đánh vào dân. Những đề xuất này thiếu cơ sở khoa học, thiếu cơ sở pháp lý và thực tiễn, gây lo lắng trong dư luận.

Cắt nghĩa về việc các đề xuất thu phí, phạt dày đặc, TS Nguyễn Đình Cung cho rằng đó nghĩa là tư duy của việc ta đang thiếu tiền. ‘Đừng có thu, đừng có phạt. Thu, phạt nghĩa là tư duy của việc ta đang thiếu tiền. Lúc nào cũng phí và phạt là nhìn người dân luôn là người vi phạm. Tức là rất ức chế trong một môi trường kinh doanh. Hãy mở cho họ sự năng động, sáng tạo. Luôn luôn để họ dồn hết sức vào việc sáng tạo mà không lo đến phạt’ ông Cung nói.

Phí và phạt là tư duy không phù hợp với tái cơ cấu. TS Cung cho rằng tư duy tái cơ cấu, tức là đừng có nhìn chỉ có nhà nước, hãy nhìn rộng hơn tới những người dân. Hãy nhìn rộng ra, tư duy là tiền luôn luôn khan hiếm. Tiền luôn khan hiếm mới là tiền. Ngân sách nhà nước cũng vậy, luôn khan hiếm. Các bộ trưởng phải suy nghĩ là nguồn lực luôn luôn chỉ có hạn.

Phải tư duy là làm thế nào sử dụng tốt nhất nguồn lực hiện có để tạo ra được số bánh nhiều nhất. Ví dụ khi cần làm con đường này, nhưng số tiền chỉ có một nửa. Vì vậy hãy tìm xem con đường nào cần nhất, hiệu quả nhất để đầu tư chứ đừng có dàn ra đâu cũng làm. Rồi lại là những con đường dài nhất, đẹp nhất mà chẳng để làm gì’, TS Cung nói.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại