Trận Điện Biên Phủ - Nhìn từ phía bên kia (Kỳ 2)

Điện Biên Phủ là tên đặt cho một cụm làng nhỏ với khoảng 100 mái nhà sàn rải rác dọc thung lũng dài 18km, rộng 8km ở Tây Bắc.

> Trận Điện Biên Phủ - Nhìn từ phía bên kia (kỳ 1)

 Không ai nghĩ rằng đây sẽ là nơi diễn ra một trận đánh lớn nhất trong lịch sử, nơi một vị tướng biểu diễn kỹ năng quân sự và sức mạnh lãnh đạo phi thường, làm cho tên tuổi ông được lưu lại trong sử sách.

Sau khi Navarre cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, tướng Giáp đã thực hiện hai việc vô cùng quan trọng. Một là tăng cường quấy rối và đánh lạc hướng làm cho Navarre không thể lập được một lực lượng dự bị tập trung như mục tiêu ban đầu vì phải phân tán lực lượng. Cho đến khi quyết định chọn giải pháp giao chiến ở Điện Biên Phủ thì trong tay ông này không còn một lực lượng dự bị cơ động nào đáng kể. Hai là đã là tập trung một số lượng pháo phi thường, ngoài tưởng tượng của phía quân Pháp: 144 khẩu pháo các cỡ khác nhau cùng 12-16 bệ phóng rốc-két 6 nòng của Liên Xô. Trong khi đó, tình báo Pháp dự đoán Việt Minh chỉ có chưa đến 60 khẩu pháo (và chỉ là lựu pháo cỡ trung bình) có khả năng bắn khoảng 25.000 quả đạn.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng cán bộ chỉ huy họp bàn kế hoạch tác chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng cán bộ chỉ huy họp bàn kế hoạch tác chiếntrong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Một điều khác thường sau này đã trở thành một bài học được nhiều nhà quân sự ghi nhớ đó là tướng Giáp đã chuyển hướng ngay khi trận đánh sắp bắt đầu. Lúc đầu, ông có ý định đánh nhanh và đã ra các mệnh lệnh phù hợp với ý định đó; sau đó ông suy nghĩ lại và khẳng định nguyên tắc: tiến thận trọng và đánh chắc thắng. “Chúng tôi không còn nhận thức trận đánh là một cuộc bao vây quy mô lớn diễn ra liên tục trong một thời gian ngắn mà xác định đây là một chiến dịch trong đó nhiều trận bao vây mang tính chất tác chiến công kiên. Và thời gian triển khai sẽ khá dài. Chúng tôi sẽ đạt được ưu thế tuyệt đối, chiếm từng phần một cho đến khi toàn bộ tập đoàn cứ điểm bị đè bẹp” tướng Giáp nói.

Để nâng cao tinh thần các chiến sĩ, không lâu trước khi mở màn trận đánh, Cụ Hồ Chí Minh gửi đến một bức thư và sau đó bức thư này được nhân lên và chuyển tới cấp đại đội và truyền đến chiến sĩ.

Tướng Giáp chọn một chiến thuật nhằm giảm bớt thời gian các chiến sĩ phải đứng ngoài trời trong khi xung phong, và do đó làm giảm mức độ thương vong vì vũ khí nhỏ và pháo. Các chiến sĩ của ông Giáp đã đào một hệ thống hào dài tổng cộng gần 100km, từ các quả đồi xung quanh xuống cách các vị trí của quân Pháp vài bước chân, trong đó có nhiều hào giao thông liên hoàn có thể liên lạc được. Chiến thuật của tướng Giáp “dùng hoả lực pháo binh huỷ diệt các đường băng và dùng pháo phòng không đối phó với máy bay Pháp” đã gây nhiều khó khăn cho các phi công Pháp, và ngày càng nhiều hàng tiếp tế từ máy bay thả xuống rơi vào các trận địa Việt Minh.

Bộ đội của tướng Giáp hành động theo khẩu hiệu của vị tướng của họ: “Mạnh mẽ, sáng tạo, cơ động, quyết định nhanh trước tình hình mới”. Họ là những người lính siêu việt trong chiến đấu chính diện đẫm máu và chiến đấu trong giao thông hào, “là những chiến sĩ giỏi hơn bất kì người lính nào trong chiến tranh của thế kỉ 20”. Giữa hai trận đánh, tướng Giáp còn cho mời đội văn công đến trình diễn một chương trình âm nhạc cho bộ đội. Tướng Giáp vốn mê các nhà soạn nhạc Beethoven và Liszt.

Vào 17h30 ngày 7/5/1954, quân Pháp giương cờ trắng đầu hàng. Ông Giáp lúc đó 43 tuổi, nhưng vẫn có những nét trẻ trung đẹp đẽ, đôi mắt to, tóc đen dày, trán cao, khiến Cụ Hồ nói với bạn bè rằng “Chú Giáp xinh như một phụ nữ”. Nhưng ông Giáp không hề mang nữ tính chút nào, trái lại có tính cách mạnh mẽ và trí tuệ ít ai bì. Cũng hôm đó, Hội nghị Geneva bắt đầu bàn về tương lai Đông Dương. Bài toán thời gian của tướng Giáp thật tình cờ, nhưng ở một số khía cạnh không thể tính toán hay hơn thế.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại