Tp.HCM: Thất bại xây dựng 2 hai thành phố vệ tinh

Sơn Khê |

Việc xây dựng hai thành phố vệ tinh ở phía Bắc và phía Nam của Tp.HCM từ năm 2008 và đến nay vẫn không thể thực hiện.

Theo ông Nguyễn Văn Kích, Bộ kế hoạch và Đầu tư, việc quản lý hạ tầng kĩ thuật giao thông đô thị tại Tp.HCM còn nhiều bất cập và kéo dài.

Chúng ta chưa đánh giá đúng mối quan hệ giữa mật độ dân số đô thị với việc phát triển bền vững trong xây dựng quy hoạch kết cấu hạ tầng GTVT.

Hệ quả gây thiệt hại lớn nhất đó là tình trạng ùn tắc giao thông càng nhiều điểm và thời gian kéo dài.

Đây là một nguyên nhân gây lãng phí nhiên liệu, ô nhiễm khói bụi, lãng phí thời gian lao động, học tập và nhiều hệ lụy khác.

Ở Tp.HCM chỉ có 10% diện tích đất dành cho giao thông trong khi dân số đã gần 10 triệu người (kể cả khách đến và đi trong ngày).

Có thể nói dân số gia tăng đang là một nguyên nhân gây nên tình trạng ùn tắc giao thông tại Tp.HCM.

Bắt đầu từ năm 2008, Tp.HCM nhận ra tình thế nguy hiểm này nên quyết định chuyển dịch từ đại đô thị một trung tâm thành vùng đô thị đa cực ( nhiều trung tâm), trong đó quan trọng nhất là việc hình thành 2 thành phố vệ tinh.

Trong đó, có một ở phía Tây Bắc của thành phố hay còn gọi là đô thị Tây Bắc Củ Chi cách trung tâm 35km với diện tích khoảng 10.000ha.

Khu vực này bao gồm các xã Tân Thới Nhì (huyện Hóc Môn) và Tân Phú Trung, Tân An Hội, Phước Hiệp, Thái Mỹ của huyện Củ Chi.

Nếu khu đô thị - thành phố này được hình thành sẽ có khoảng 300.000 người sinh sống và làm việc.

Và một thành phố vệ tinh khác ở khu vực phía Nam Sài Gòn gọi là thành phố Cảng Hiệp Phước nằm trên địa bàn 2 xã Hiệp Phước và Long Thới huyện Nhà Bè, cách trung tâm 22km.

Theo quy hoạch, các thành phố vệ tinh này vẫn chưa ra đời được do hệ thống đường giao thông không thuận lợi.

Nếu người dân di chuyển 35km từ trung tâm thành phố lên đến khu vực Củ Chi mất hơn 2 giờ cho nên không có nhà đầu tư nào muốn tham gia dự án.

Còn đối với khu vực Hiệp Phước các nhà đầu tư cũng ngần ngại vì theo kịch bản biến đổi khí hậu thì khu vực này có nguy cơ bị ngập sâu. Do vậy kế hoạch phát triển vùng này đã bị phá sản.

Bởi tính đến bây giờ đã qua 7 năm, 2 khu vực trên vẫn giậm chân tại chỗ. Ngay cả hệ thống giao thông vẫn còn giữ nguyên, thậm chí nhiều tuyến đường dẫn ra khu đô thị tương lai này vẫn thường xuyên diễn ra ùn tắc.

Nếu khu vực Hiệp Phước được xây dựng thành công sẽ kết nối với hệ thống giao thông của Phú Mỹ Hưng, Quận 7 hiện hữu
Nếu khu vực Hiệp Phước được xây dựng thành công sẽ kết nối với hệ thống giao thông của Phú Mỹ Hưng, Quận 7 hiện hữu

Như vậy nếu trong tương lai, Tp.HCM có tiếp tục quy hoạch và xây dựng hai khu đô thị này cũng khó để thành công được.

Theo ông Nguyễn Minh Hòa, Trưởng khoa Đô thị học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Tp.HCM, việc xây dựng các khu đô thị, các thành phố vệ tinh mới ở Tây Bắc và phía Nam của thành phố nhằm giãn dân cư ra chỉ thu được kết quả hạn chế.

Một phần vì giao thông kém, phần khác là do người dân không muốn chuyển ra bên ngoài vì ở khu vực trung tâm các dịch vụ giáo dục, y tế tốt hơn.

Một số người còn có xu hướng mua chung cư để cho thuê, mua đất làm biệt thự nhưng chỉ để phục vụ gia đình những dịp cuối tuần. Còn cuộc sống của người dân vẫn tiếp tục chen chân trong nội đô thành phố.

Theo ông Võ Kim Cương, Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Tp.HCM. Trong năm 2015 hội đã hoàn thành đề tài nghiên cứu “Xác định các tiêu chí và quy trình lập quy hoạch phân vùng quản lý thực hiện quy hoạch chung Tp.HCM.

Đề tài này đã xác định các tiêu chí để khoanh định 6 loại vùng (khu vực) trong lãnh thổ thành phố bao gồm: vùng ổn định quy hoạch, vùng cải tạo đô thị, vùng phát triển đô thị mới, vùng nông nghiệp ổn định, vùng dự trữ phát triển và vùng hạn chế xây dựng.

Nhiệm vụ của loại quy hoạch phân vùng này không giống như phân khu chức năng để xây dựng mà chỉ là khoanh định các vùng có nhu cầu quản lý riêng biệt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng.

Chúng ta dễ nhận thấy mỗi loại vùng sẽ có yêu cầu tập trung quản lý phát triển khác nhau.

Việc phân vùng quản lý còn giúp xác định các dự án lớn, các chương trình lớn như cải tạo, chỉnh trang đô thị để hoàn tiện đồng bộ từng phần đô thị.

Để xác định các tiêu chí, đề tài đã lấy tiêu chuẩn quy hoạch đơn vị ở làm căn cứ.

Như vậy, nếu quản lý cải tạo chính trang đô thị theo từng đơn vị ở (quy mô dân số khoảng 20.000 người) vừa tạo điều kiện đồng bộ hóa hạ tầng, vừa giảm thiểu nhu cầu giao thông, góp phần giảm ùn tắc giao thông.

Ngoài ra ông Võ Kim Cương còn nhấn mạnh, việc tạo liên kết vùng cho việc phát triển TP.HCM là hết sức quan trọng.

Đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng Tp.HCM mà là nhiệm vụ chung của nước ta.

Bởi việc phát triển vùng trong tương lai mà đơn cử là sự thành công từ các nước phương Tây hay gần nước ta nhất là Singapor, Tp.HCM cần có liên kết vùng chặt chẽ với các tỉnh lân cận gồm Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh.

Nếu khối 6 tỉnh này tạo thành được một liên kết vùng mạnh mẽ thì việc giải quyết những bất cập của Tp.HCM chỉ còn là vấn đề thời gian.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại