Sự thật về tướng cướp Bạch Hải Đường (Phần 5)

Bạch Hải Đường vào thăm nhà của các cố vấn nước ngoài nhiều đến nỗi còn thuộc cả đường đi lối lại trong những căn nhà kín cổng cao tường đó.

Trong bản tự khai của mình, Bạch Hải Đường (BHĐ) “tổng kết” hơn 40 vụ đột nhập nhà của chính trị gia, cố vấn quân sự, ngoại giao, cảnh sát, quân cảnh của chế độ cũ...

Có những cố vấn người nước ngoài phải dọn nhà đi chỗ khác vì BHĐ cứ vào “thăm” hoài. Đáng ngạc nhiên là ba lần BHĐ bị bắt trước năm 1975 chỉ là vì... ăn cắp xe đạp.

Vì sao những căn nhà vốn rất kiên cố và hầu hết có lính canh gác 24/24, nhưng BHĐ vẫn cứ “vào” rất “ngọt” và chưa bao giờ bị phát hiện?

Nhà có lính gác vẫn đột nhập dễ dàng

“Trong thời gian đi lấy trộm đồ, tôi toàn vô nhà của người giàu có, nhà của người nước ngoài, nhất là người Mỹ” - đó là những mục tiêu mà BHĐ nhắm tới. Cho dù những căn nhà ấy đều được canh phòng cẩn mật. 

Tướng cướp Bạch Hải Đường.

Vào “thăm” nhà của những đối tượng này nhiều đến nỗi BHĐ “thuộc” luôn những gia trang kín cổng cao tường ở Long Xuyên. Tòa nhà bề thế thuộc sở hữu của một bác sĩ có chức vị và có nhiều người nước ngoài trú ngụ, làm việc nên được cảnh sát canh giữ ngày đêm. Nhưng đối với BHĐ thì có vẻ lính canh đều... như mù.

“Một lần tôi vào nhà ông chủ Chuẩn ở gần chùa Bình An, là nhà của bác sĩ ở. Do bên dưới có lính canh nên tôi leo lên vách tường nhà chùa rồi leo qua nóc nhà của bác sĩ Chuẩn, “trổ” mái nhà chui xuống ngay phòng của một bác sĩ người Úc đang ngủ” - BHĐ đã “né” lính canh đu người như sóc từ tường lên mái nhà chùa.

Từ mái chùa bò qua nhà của bác sĩ. Sau đó, y khoét mái nhà rồi chui vào phòng một bác sĩ người Úc. Trong căn phòng chật hẹp, BHĐ đã “dọn” quần áo, đồng hồ đeo tay, một cái rương lớn, quạt máy, máy cassette (BHĐ gọi là máy thâu băng - NV)... ra khỏi phòng và chuyển cho Năng, nhưng ông bác sĩ Tây vẫn rất ngon giấc. Mãi sáng hôm sau thức dậy, nhìn mái nhà có lỗ thủng, bác sĩ này chỉ biết lắc đầu ngao ngán.

Chủ nhà đã huy động lực lựơng để tăng cường công tác bảo vệ an toàn cho khu nhà. Nhưng đều vô ích. Chỉ một tuần sau, vì quá “kẹt” tiền để ăn chơi, BHĐ rủ tên Năng đi “dạo” quanh khu nhà rồi y quyết định “viếng thăm” lần nữa.

“Một lần sau đó, tôi lại vào nhà này. Nhưng vào phòng của một bác sĩ người Mỹ. Tôi lấy quần áo, gương soi, máy thâu băng, tiền đôla... Tôi nhìn thấy khẩu súng của ông này, nhưng tôi không lấy súng” - BHĐ kể về lần thứ hai trong một tuần y đột nhập nhà ông Chuẩn.

Nhân viên, bác sĩ làm việc trong tòa nhà này sau đó đã dọn đi vì không tin cảnh sát sẽ đảm bảo cho tài sản của họ được an toàn. Có người còn nghi ngờ hai vụ mất trộm do nội bộ thực hiện, bởi lúc nào lính cũng gác rất chặt ở cửa.

Một căn nhà khác bị BHĐ “thăm” thường xuyên nên những người đến ở cuối cùng cũng phải cuốn gói đi chỗ khác. Đó là nhà ông Nguyễn Đắc Dần, cậu ruột của BHĐ. BHĐ gọi là cậu Bảy.

Nhà cậu Bảy ở đường Gia Long, thị xã Long Xuyên, cho mấy kỹ sư người Mỹ thuê. Một đêm BHĐ “chui” vào nhà này qua cửa sổ. Vào phòng thấy hai người Mỹ đang ngủ say sưa. BHĐ tha hồ “dọn” đồ. Tối hôm đó cũng là lầu đầu tiên trong đời, BHĐ được “ở” trong căn phòng có máy lạnh, rất mát mẻ.

“Phòng có máy lạnh rất mát, không có mùng. Tôi đến gần bên họ rất “êm” nên hai người đều không biết. Tôi lấy hết quần áo, hai cái rương lớn, máy cassette...” - BHĐ kể về cái lần đầu tiên đi ăm trộm mà được ngồi phòng máy lạnh một lúc.

Sau khi ra khỏi phòng đó, BHĐ còn lì lợm, tiếp tục xuống nhà bếp kiếm đồ ăn (BHĐ có thói quen là đi ăn trộm thường tìm đồ ăn để trong tủ lạnh ăn no nê rồi mới đi - NV).

“Tiếp đó, tôi đi vào nhà bếp lấy nồi niêu, chảo, chén bát. Tôi mở tủ lạnh thấy cục thịt đã nấu chín, tôi lấy ăn rất là ngon, ăn xong tôi mới đi.

Về nhà, tôi lục đồ ra thì phát hiện có cả tiền đôla Mỹ. Tôi mang hết đồ đạc bán cho vợ chồng Ba Chuột, còn giấy tờ tùy thân tôi đã mang trả lại cho hai người Mỹ kia. Nhưng sau đó mấy ngày, hai người Mỹ sợ quá trả nhà đi chỗ khác ở” - BHĐ kể về thói quen lì lợm của y.

Vài tháng sau, có hai người Nhật đến mướn nhà trên để ở. Nhưng BHĐ lại đột nhập: “Tôi lại tiếp tục cạy cửa vào nhà trên để lấy của hai người Nhật một bộ đồ, một cái rương, một máy chụp hình, một máy cassette. Sau đó, hai ông người Nhật này cũng trả nhà lại nhà cho cậu Bảy, không dám ở nữa”.

Trong một lần khác, BHĐ lại ngông nghênh quá mức khi vào nhà một nữ bác sĩ lấy đồ, đưa đồ ra ngoài rồi y lại vào tìm chìa khóa nhà để mở két sắt. “Tôi vào căn nhà lầu ở góc đường ngã tư Xã Bổn, là nhà một bác sĩ nữ. Tôi cũng leo từ nóc nhà “trổ” mái chui vào.

Sau khi lấy được áo quần, máy thu băng, máy chụp hình... bỏ vào bao rồi chuyền ra ngoài cho Năng. Tôi quay vào nhà tìm chìa khóa để mở két sắt lấy tiền xài.

Nhưng chưa tìm ra chìa khóa thì một ông người Mỹ khác phát hiện và đã bắn tôi một phát nhưng không trúng. Tôi vẫn cố vác bao đồ bỏ chạy, còn tiền thì chưa tìm được chìa khóa để mở tủ” - đó là lần may mắn thoát chết của BHĐ. Nếu hôm đó, viên đạn trúng mục tiêu thì cuộc đời và hỗn danh “tướng cướp Bạch Hải Đường” đã không có!

Không chỉ vào những căn nhà của chuyên gia, bác sĩ ngoài phố xá, BHĐ còn có thói quen mạo hiểm là vào những khu vực căn cứ, cư xá của lính chế độ cũ.

Tòa nhà lầu nằm trong khu cư xá của lính Mỹ ở trước bệnh viện Long Xuyên lúc nào cũng có lính gác rất chặt, những người ở trong đó đều có tiêu chuẩn “mang súng ngắn”. Nhưng BHĐ vẫn cứ thấy “thích” vào.

Hôm đó, BHĐ, Năng và Triệu cùng đi. Khi đến gần khu nhà, BHĐ ra hiệu cho Triệu, Năng ở ngoài chờ, còn y cầm kềm cắt lưới rào phía sau nhà rồi leo lên theo vách, nhẹ như con thằn lằn.

Y leo lên mái nhà rồi mới “trổ” nóc, chui vào phòng một thiếu tá quân cảnh người Mỹ đang ngon giấc. BHĐ “dọn” hết quần áo, máy chụp hình, tiền bạc và một cái rương đưa ra ngoài cho tên Năng giữ.

“Sau khi mở rương ra, tôi thấy hình của gia đình người Mỹ kia và xem giấy tờ mới biết ông ta là một thiếu tá quân đội của chế độ cũ” - BHĐ nói về lý do sau khi vào nhà một thiếu tá.

Sau đó vài tuần, BHĐ còn thấy một nơi khác có đồ đạc mà y “cần” phải vào lấy. BHĐ và hai tên Năng, Triệu cùng đến căn cứ hải quân ở gần kho xăng Quản Trung Hòa. BHĐ cắt hàng rào thép gai chui vào từ phía sau. Năng và Triệu ở bên ngoài chờ.

“Tôi vào một căn nhà trong căn cứ lấy được rất nhiều quần áo, máy thu băng, đồng hồ, máy may mới, tiền đôla... Toàn bộ đồ đạc lần này tôi lấy được phải chất đầy hai xe lôi để chở về. Lần này tôi cũng thấy rất nhiều súng nhưng tôi không lấy súng” - một căn cứ quân sự đã bị BHĐ “trêu ngươi” như thế.

“Mấy ngày sau, tôi đến căn cứ Mỹ phía sau ngân hàng Tín Nghĩa, vào nhà một sĩ quan lấy được một tivi, quần áo, ba cái gương, một ít tiền đôla Mỹ.

Tôi tiếp tục leo lên nhà lầu kế khách sạn Bình Dân, do mấy người Phi Luật Tân ở. Tôi lấy được hai cái rương, một bao quần áo, năm cây thuốc lá, hai cục thịt bự trong tủ lạnh. Sau đó mang về nhà bán chia nhau xài.

Tổng cộng tôi đã lấy đồ nhà người Mỹ khoảng 40 vụ. Tất cả đều có tên Năng và Triệu tham gia...” - BHĐ tiếp tục kể về thành tích của y.

Truyền kỳ về tướng cướp Bạch Hải Đường (kỳ 1)

Tướng cướp Bạch Hải Đường đã nổi tiếng trong dư luận Sài Gòn suốt mấy mươi năm qua. Nhiều câu chuyện theo đó được thổi phồng, thêu dệt về sự “xuất quỷ nhập thần” của y như tự tháo còng tay - chân, đào tẩu khỏi trại giam...

Truyền kỳ về tướng cướp Bạch Hải Đường (kỳ 2)

Với hai tay hai chân bị còng, Bạch Hải Đường (BHĐ) chỉ cần một đêm mưa gió để thoát ra ngoài cùng bốn phạm nhân khác. Sáng ra, cán bộ quản giáo, cán bộ điều tra - chấp pháp đều sững sờ khi nền phòng giam chỉ còn mấy bộ còng bị phá nằm chỏng chơ.

Sự thật về “tướng cướp Bạch Hải Đường” (Phần 3)

Trinh sát Lê Trường Thanh đã nghiến răng chịu đòn, chấp nhận thà chết chứ không buông tên cướp khỏe và hung dữ như hổ báo. Đồng đội còn lại của anh là Phạm Thanh Sơn hai tay hai khẩu súng ngắn chạy vòng quanh chưa biết xử trí thế nào.

Sự thật về tướng cướp Bạch Hải Đường (Phần 4)

Trước khi trở thành đối tượng giang hồ khét tiếng, Bạch Hải Đường vốn là đứa trẻ có tuổi thơ đầy gian khó, lam lũ, nhưng rất hiếu thảo với cha mẹ, anh em.

Không chỉ vào nhà của những đại gia, sĩ quan ở Long Xuyên, mà mỗi lần đi thăm “bạn bè” ở tỉnh nào đó, đêm đến, BHĐ cũng “tranh thủ” làm vài vụ.

Trong một lần qua nhà tên Phước Hùng ở Rạch Giá, Kiên Giang, BHĐ cũng đã vào nhà người nước ngoài hai lần. Một lần vào nhà của người Mỹ, y lấy được nhiều đồ đạc, trong đó có một chiếc đồng hồ Omega và khoảng 1.000 đô la Mỹ, 300 ngàn tiền Sài Gòn.

Dù lượng tài sản lấy được đêm đó như thế nhưng BHĐ vẫn không dừng lại mà tiếp tục lẻn vào nhà của một người Hoa để... kiếm thêm thì bị phát hiện. Người nhà này tri hô, BHĐ bỏ chạy bán sống bán chết. BHĐ nói: “Bị bể nên tôi không ở Rạch Giá nữa mà quay về lại Long Xuyên làm ăn”.

Các vụ đột nhập của BHĐ trở thành đề tài bàn tán trong dư luận hồi đó, có khi được thêu dệt thành chuyện ly kỳ. “Tôi qua Cần Thơ, ở lại nhà của tên Phùng và Việt. Tôi và tên Việt đến khu 20 lô nhà của người Mỹ ở. Việt ở ngoài, tôi cắt kẽm gai chui vào lấy một bao đồ, một cái rương, máy chụp hình, tivi nhỏ, và một số tiền rồi... ra”.

Đột nhập xong khu nhà này, BHĐ lại đến một căn “nhà lầu” ở Cầu Đôi mới xây xong, rất bề thế, chắc chắn. Theo mô tả của BHĐ thì đó là: “Nhà của một trung tá người Mỹ. Tôi leo lên lầu nhà này thì thấy một chiếc trực thăng đậu trên đó.

Tôi có leo vào trực thăng kiếm đồ nhưng chỉ lấy được một nón phi công, một đôi bao tay, một bao đồ và một xấp giấy tờ. Tôi mang giấy tờ ra xem thì mới biết đó là nhà của trung tá không quân”.

Khi thông tin vụ đột nhập này được tiết lộ ra ngoài, lực lượng quân cảnh, cảnh sát chế độ cũ lại được một phen... náo loạn vì chiến dịch truy bắt kẻ đột nhập.

Có tài liệu đã viết sở dĩ BHĐ “vào” nhà của phi công này là vì có một lời thách thức từ nhóm giang hồ ở Cần Thơ. Nếu ai vào được nhà của phi công trên, vào được máy bay, mang được cả nón phi công ra thì sẽ được tất cả giới giang hồ ở Cần Thơ tôn làm “đại ca”.

BHĐ khi nghe được lời thách thức trên đã nổi máu “anh hùng” và chứng tỏ tài "xuất quỷ nhập thần" của y. Cho nên, dù biết cái nón phi công không có giá trị như những tài sản khác (vì bán đâu ai dám mua) nhưng BHĐ đã lấy cả nón và bao tay trên chiếc trực thăng này.

Không biết lý do thật sự là thế nào, nhưng việc BHĐ đột nhập vào nhà trung tá không quân và sau đó là những vụ đột nhập vào nhà của dân biểu Lê Phước Sang, đại úy Triệu - chỉ huy phó lực lượng cảnh sát chế độ cũ tại tại Long Xuyên đã đưa Bạch Hải Đường trở thành một cái tên đáng sợ với bất cứ ai...

(Còn tiếp)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại